Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-dịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-dịch. Hiển thị tất cả bài đăng

22/04/2015

Kiến thức Hán văn của Hữu Loan (về câu thơ của Lý Bạch)

Đại ý là cụ Hữu Loan chê trình độ của các nhà Hán học trong các thập niên 1950 - 1990 của Việt Nam, nhất là những người được đề cao. Mà ở trong đoạn video dưới đây, Hữu Loan chê Hữu Dụng (tức nhà thơ dịch giả Khương Hữu Dụng).

07/01/2015

Chết ở nhà, và chết ở bệnh viện (so sánh Việt Nhật)

Người Việt nhìn chung là sợ bị mất ở bên ngoài ngôi nhà của chính mình. Được mất trong ngôi nhà của mình, là một hạnh phúc của một cá nhân, và một gia đình. 

Nhưng ở Nhật, nhiều khi người ta lại sợ mất ở trong nhà ! Nhiều khi mất ở nhà rồi, hoàn toàn tắt thở rồi, người ta còn mang đến bệnh viện. Ngược hoàn toàn với người Việt.

12/12/2014

Thơ Hoàng Hữu Phước

Thơ nhân họ Hoàng vừa cho biết anh từng được nhận giải thưởng thơ ca quốc tế Hoa Kỳ cách đây mười mấy năm.

21/09/2014

Thi sĩ Trịnh Công Sơn với bản dịch tiếng Anh - 1



Đinh Linh là người viết song ngữ Anh - Việt, như đã điểm, gần đây, anh cho xuất bản tập sách Đại hồng thủy (The Deluge) có cái bìa ở dưới đây. Sách ấn hành bởi nhà Chax Press, USA. Đó là tuyển tập thơ Việt Nam được Đinh Linh dịch ra tiếng Anh, có dung lượng gần 300 trang. Chắc phải là một chuẩn bị dài hơi của người đồng thời là dịch giả và biên tập.

03/02/2014

Tờ Nhà báo & Công luận đăng tải thơ đương đại Việt Nam

Đó là tập thơ Việt Nam đương đại The Deluge: New Vietnamese Poetry do thi sĩ Đinh Linh tuyển chọn và dịch sang tiếng Anh, mới xuất bản tại Mĩ, mà tôi đã giới thiệu khoảng nửa tháng trước.

Cái hình dưới đây cũng đã vừa xuất hiện trên tờ Nhà báo & Công luận (đáng cười là báo này ghi bản quyền không đáng có của mình vào tấm hình đó):

Deluge

05/08/2013

Thơ đương đại Nhật Bản từ góc nhìn của một nhà thơ Nhật Bản (Hachikai Mimi, 2012)

Thay cho lời dẫn
"Rơi rớt vật đang ôm
Trong tay hoàn toàn trống
Lần lượt ném vào bóng tối ấy
Biển và núi, sóng, sương
Trăng vô tình tròn trịa
Mạch đập nhanh
Chúng ta
Mặc vào cho nhau rồi cởi bỏ
"

("Con đường này tiếp đến cửa miệng của ai đó", thơ Hachikai Mimi)
Nhà thơ trẻ Hachikai Mimi (trái) cùng phiên dịch nói chuyện với độc giả Việt Nam

31/07/2013

Tanikawa Shuntaro và bài thơ lừng danh : "Tất cả đều là L..."

Theo bạn, tấm ảnh nói gì, hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)



Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)

Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ