Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

07/04/2020

Dư luận Nhật Bản trước tình hình lây lan Covid-19 (tin cũ từ 24/03/2020)

Tin này đã cũ, vì lên mạng từ 24 tháng 3. Nhiều cái đã thay đổi rồi, ví dụ rõ nhất là ở thời điểm 24/3 thì chưa có quyết định gì về Olympic Tokyo 2020, còn bây giờ thì nó đã được lùi luôn sang năm 2021 rồi (đọc lại ở đây).

28/10/2019

Vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại : nghe Prof. Mikael Adolphson của nước Anh trò chuyện về văn hóa Nhật Bản

Mình du lãng ở Anh nhiều năm về trước. Lúc ấy, xuất phát đi từ Tokyo, nên sang Anh là ngắm nhà ga tàu điện, trường đại học, bảo tàng, chợ điện tử, hiệu sách,... của Luân Đôn là dưới hai nhãn quan đan lồng vào nhau: một người Việt Nam thuần túy, một người đang ở Nhật Bản lâu dài.

Hồi ấy, có một buổi trao đổi dài, hết cả sáng kéo đến tầm trưa với một nhà nghiên cứu Nhật Bản người Anh ở Đại học Luân Đôn. Trao đổi của hai người cùng nghiên cứu về Nhật Bản, một từ góc nhìn lịch sử và một từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Ông bạn vong niên lúc ấy là Giáo sư và đang hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho một Phó Giáo sư người Nhật đến ngắn hạn từ Nhật Bản và viết về đề tài Nhật Bản (ở Nhật Bản, nhiều khi đã là đại giáo sư, đã rất nổi tiếng với những công trình được đánh gia cao, nhưng mới bố trí được thời gian đi làm luận văn tiến sĩ --- ví dụ cô Yamamoto, đọc lại ở đây, tin của năm 2017).

Bây giờ là nghe một Giáo sư khác của nước Anh bàn luận. Rõ ràng là người Anh rất "mê" văn hóa Nhật Bản.

22/04/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Chính phủ cải cách đã từng vứt bỏ luôn Lịch sử Nhật Bản khỏi giáo dục

Vẫn trong mạch suy nghĩ về Minh Trị duy tân. Như đã nói, đây là một chủ đề quan tâm nhiều năm qua của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005). Dần dần, quan tâm đến Đổi Mới, là trong liên đới với Minh Trị duy tân.

Minh Trị duy tân về mặt tinh thần là sự vĩ đại vô song. Sẵn sàng vứt bỏ chính mình, đập bỏ mình, để xây dựng lại mình. Nước Nhật ngày nay chính đã trải qua một thời gian tự đập bỏ mình. Mà một điểm tiêu biểu là: những năm đầu thời Minh Trị, về mặt giáo dục, người ta vứt bỏ luôn môn Lịch sử Nhật Bản ! Thực sự đã là như vậy. 

01/05/2017

Ngày 30 tháng 4 năm nay : chúc thọ ông bà dưới giàn hoa Fuji mãn khai

Hoa Fuji bung nở rồi mãn khai vào dịp cuối tháng 4 ở miền Tây nước Nhật Bản, thì đã điểm tin mấy hôm trước (ở đây).

Dưới những dàn hoa Fuji mãn khai ấy, có nơi sẽ diễn ra lễ chúc thọ ông bà. Hoạt động của hội lão ở địa phương.

12/12/2016

Hội thảo Nguồn lực Văn hóa (Khoa Nhân học, 13-14/12/2016)

Hội thảo quốc tế, bắt đầu từ ngày mai. Tôi có tham gia trình bày ở một tiểu ban.

Dưới đây là các thông tin chính thức mà Ban Tổ chức vừa công bố trên website của Khoa Nhân học (Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Gồm thông cáo báo chí và chương trình chi tiết.

21/10/2016

Lévi-Strauss viết về Nhật Bản (đã có bản dịch tiếng Việt)

Dĩ nhiên Levi-Strauss không biết tiếng Nhật.

Nhưng ông từng cho biết: các bản dịch tiếng Nhật dành cho số tác phẩm của ông có chất lượng mà ông ưng ý nhất, trong đó có cả những dịch phẩm còn tốt hơn cả nguyên bản tiếng Pháp (trong việc truyền tải suy nghĩ của ông tới độc giả)!

Lí do ông cho biết: cách làm việc của giới khoa học Nhật Bản dành cho việc dịch thuật làm ông khâm phục. Chi tiết về việc này, sẽ được viết kĩ ở một dịp khác.

Bây giờ là giới thiệu một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm của ông (bằng tiếng Pháp) về nước Nhật.

27/04/2016