Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-biền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-biền. Hiển thị tất cả bài đăng

07/07/2023

Trở lại với đền Quán Đôi và những thứ liên quan đến nhóm Cao Biền

Giao Blog đã nhiều lần đề cập đến đền Quán Đôi và câu chuyện trấn yểm Cao Biền. Ví dụ, có thể xem lại ở đây (tháng 5 năm 2021) hay ở đây (tháng 3 năm 2023).

Cuối tuần này, trong các ngày 7-9/7/2023 (Thứ Sáu - Chủ Nhật), chúng tôi sẽ trở lại Quán Đôi, đồng thời sẽ quan sát các thứ liên quan đến nhóm Cao Biền.

06/03/2023

Cập nhật tình hình xử lí thuộc hạ của Cao Biền (thánh vật sông Tô Lịch)

Đại khái, tình hình phá trấn Cao Biền do võ sư Lương Ngọc Huỳnh đã được Giao Blog chú ý, xem lại ở đây và ở đây.

Entry này là cập nhật tình hình vào ngày 6/3/2023. 

Võ sư đã mang các tháp nhốt vong của thuộc hạ Cao Biền ra, xử lí theo cách của mình để tiễn các vong người Trung Quôc đó về địa ngục.

07/07/2022

Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")

Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).

Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm". 

Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử. 

04/02/2022

Ngày xuân đến với phong tục độc đáo : lễ hội Nam Trì và việc thờ bộ ba Bảo - Lang - Biền (Lữ Gia - Nguyễn Lang - Cao Biền)

Đại khái có thể tóm tắt như sau.

1. Bảo tức Bảo Công, hay Lữ Gia (Lã Gia). Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Lang tức Lang Công, hay Nguyễn Danh Lang. Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Bảo và Lang đều là trọng thần của nhà Triệu ở đất Phiên Ngung (tức nhà Triệu của ông cháu Triệu Đà - Triệu Hồ). Tương truyền cả hai ông đều là người đất Giao Châu lên làm quan cho nhà Triệu.

Sau khi Bảo và Lang mất, các ông được người Giao Châu thờ ở nhiều nơi.

Biền tức Cao Biền, vị danh tướng thời Đường được cử xuống trị nhậm An Nam. Vua Lí Thái Tổ đã tôn Cao Biền là Cao Vương, xem như là một đế vương trị nhậm An Nam trước mình.

2. Tương truyền, khi xuống trị nhậm An Nam, họ Cao đã kết thân với hai vị thần Bảo và Lang.

Thế rồi, đến lúc Cao Biền mất, người An Nam cũng lập miếu thờ Cao Biền.

Có nơi, người ta đã kết hợp thờ cả ba vị, thành ra bộ ba thần Bảo - Lang - Biền. Đó là vùng Nam Trì với lễ hội Nam Trì.

Thú vị hơn nữa, ở Nam Trì còn phối thờ của cụ Tả Ao - một nhà địa lí danh tiếng của Đại Việt.

Mình còn quan tâm đến Nam Trì, bởi đó là quê nhà của võ tướng Đinh Văn Tả - một vị rất nhân duyên với nhà Mạc thời kì Cao Bằng.

12/12/2021

Phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại - câu chuyện của nhà ngoại cảm có 3 mắt Hoàng Thị Thiêm

Nhiều năm trước, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm đã được mời sang Nhật Bản để khảo nghiệm khả năng thấu thị. Một phần công việc khảo nghiệm ấy đã được phát trên truyền hình Nhật Bản (xem lại trên Giao Blog ở đây).

Bây giờ, năm 2021, câu chuyện phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại được chính nhà ngoại cảm đăng tải dần trên Fb cá nhân của mình. Có nhiều ảnh và những dẫn giải.

25/10/2021

Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI (2021) : Thông tin cập nhật

Thông tin về Hội thảo Việt Nam học các lần trước, ví dụ Việt Nam học 5 (năm 2016) đã đi nhanh ở đây hay ở đây.

Giống như các giải bóng đá lớn trên thế giới và châu lục, Việt Nam học được tổ chức 4 năm 1 lần. Lần thứ 6 này lẽ ra là đã xong từ năm 2020.

Sau nhiều lần trì hoãn do covid-19, thì Hội thảo Việt Nam học 6 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 này, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Chủ nhân Giao Blog sẽ tham gia và phát biểu tại Tiểu ban Dân tộc - Tôn giáo.

15/10/2021

Sông Tô Lịch giữa thế kỉ XIX (khi chưa bị người Pháp lấp một đoạn) qua thơ Vũ Tông Phan (1800 - 1851)

Lúc đó sông Tô Lịch còn thông ra với sông Hồng. Khu vực phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch ngày nay vốn là thuộc dòng sông Tô, từ đó sông Tô vươn ra gặp sông Hồng.

Sau này, người Pháp chiếm Hà Nội rồi lấp một phần sông Tô Lịch (cụ thể thì đọc trong một bài học thuật tôi đã viết về đền Cổ Lương nhiều năm trước, xem lại ở đây).

Đại khái người Pháp đã cho lấp sông Tô để làm đường là bắt đầu từ năm 1889.

30/09/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Võ Hồng Phúc viết Fb

Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.

Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.

18/05/2021

Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.

Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.

17/09/2020

Dự án đặc biệt : cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh”

Đã từng có lúc cư dân Hà Nội lo ngại nhiều, bởi rất có thể sông Tô Lịch bị phía chính quyền đem cống hóa, tức là biến nó thành một cái cống (xem lại ở đây).

Bây giờ, thì có một dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

17/06/2020

Làm sạch sông Tô Lịch : cập nhật đến mùa hè 2020

Công ty JVE của Nhật, theo thông tin hôm qua (16/6/2020), thì hình như đã lặng lẽ từ bò việc làm sạch dòng sông (tin liên quan trước đây, có thể đọc ở đây).

Nhưng chỉ đợi đến sáng nay, ngày 17/6/2020, thì JVE đã lên tiếng là họ không bỏ cuộc !

07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).

20/03/2020

Giữa đại dịch toàn cầu, võ sư Huỳnh tiễn thần ôn Cô Vy về Vũ Hán !

Nhiều năm trước, võ sư Huỳnh đã thiết đàn để đuổi bầy đàn sư đệ nhóm Cao Biền (đã trấn yểm sông Tô Lịch ở Hà Nội) về lại Trung Quốc. Ông bắt các vong  Trung Quốc hàng ngàn năm trước ấy vào các tháp. Xem lại cụ thể ở đây.

Ông cũng từng tiễn Quan Công về lại Trung Quốc vào năm 2017 (xem lại ở đây).

1. Tháng 3 năm nay, sau sự kiện chiếc máy bay định mệnh VN54 từ Anh quốc về Hà Nội có nguy cơ làm toang phòng tuyến chống giặc Cô Vy của thủ đô và cả nước, thì võ sư Huỳnh lại thiết đàn để đuổi thần ôn Cô Vy về lại Vũ Hán.

2. Đuổi Cao Biền và đệ tự của hắn, tức nhóm Đạo sĩ có phép thuật cao tay của nhà Đường bên Trung Quốc đến Việt Nam từ thời Bắc thuộc, cách nay tới hơn ngàn năm.

Cũng đuổi luôn thần ôn En Cô Vy, theo võ sư Huỳnh là vừa được sinh ra tại Vũ Hán, phải về ngay lại Vũ Hán, không được làm hại người Việt Nam và nhân dân toàn thế giới.

3. Võ sư tâm sự thủ thỉ với đệ tử của Cao Biền, lại cũng trò truyện lí lẽ với thần ôn Cô Vy. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng chính là một nét đẹp của Đạo giáo - một kĩ thuật và cũng là một phép thuật của Đạo giáo có gốc từ Trung Hoa (chỗ này, phải có kiến thức về Đạo giáo Trung Hoa mới hiểu được). 

13/12/2018

Kí ức dân gian vượt hơn 1000 năm, sau được khảo cổ học chứng minh ?

Đại ý là những câu đối ở vùng làng xã phản ánh kí ức dân gian về lịch sử Thăng Long từ thời xa xưa, lúc Cao Biền sang cai trị đất An Nam. Tức là hơn 1000 năm trước. Câu đối ghi Cao Biền và quân Giang Tây sang đúc gạch đúc ngói xây thành Đại La - ngôi thành xưa nhất ở Hà Nội ngày nay.

Rồi một ngày, di tích hoàng thành Thăng Long phát lộ, mà tận đầu thế kỉ XXI, người ta mới thấy gạch ghi "quân Giang Tây" !

Đại ý là bác Bách Việt trùng cửu đang muốn trình bày như vậy. Nếu đúng thế thì khá chấn động ! 

07/12/2018

Phong thủy và vận nước (?) : sân Mĩ Đình trước và sau trận cầu tối 6/12/2018

Thấy cái nơi lao xao nói về chuyện phong thủy sân Mĩ Đình bị mắc dớp "bại trận trên sân nhà", là do "các quả bóng bị cột lại bằng xích". Tựa như có bùa ếm gì đó. Thế là, trước trận cầu tối 6/12 (trận gặp Philip trên sân nhà để định đoạt đi hay không tới trận chung kết), thì những quả bóng đá đó đã được dẹp đi. Hi vọng là diệt trừ được ám khí !

Úi trời. Lại còn nghe thấy chuyện: bóng xích là do con cháu Cao Biền đặt ám khí ! ?

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

17/07/2018

Lại chuyện nhìn thấu đất thấy những kho vàng : trường hợp "nhà ngoại cảm" Lương Gia Long

Có những trường hợp tìm vàng đặc biệt đã và đang diễn ra, ví dụ ở đây hay ở đây. Tiểu biểu nhất là trường hợp cụ Tiệp. Mãi sau này, có người mới cho tôi biết rằng: cụ Tiệp cũng là người có nhiệt thành với công việc hầu Thánh (sẽ tìm hiểu cụ thể thêm sau).

Bây giờ, ở ngoài Bắc, lại rộ lên chuyện "nhà ngoại cảm" Lương Gia L. nhìn thấy cả kho vàng. Báo chí không ghi đầy đủ tên, chỉ viết tắt là L.