Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-kinh-nghĩa-thục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-kinh-nghĩa-thục. Hiển thị tất cả bài đăng

05/09/2023

Các phong trào Đông Du - Đông Kinh Nghĩa Thục ở vùng Vụ Bản : thầy trò Bùi Trình Khiêm - Trần Huy Liệu

Cụ Bùi Trình Khiêm là một nhà giáo nổi tiếng ở vùng Nam Định - Thái Bình hồi đầu thế kỉ 20. Cụ là thầy học của nhà cách mạng Trần Huy Liệu.

Thầy quê Vân Tập và trò quê Vân Cát, cùng trong huyện Vụ Bản.

Một người con của cụ Khiêm chính là học giả Bùi Hạnh Cẩn (trước đây, có một thời gian là Giám đốc Nxb Hà Nội). Bùi Hạnh Cẩn là anh em họ với Nguyễn Bính, hai người rất thân nhau - trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây

Cụ Bùi Hạnh Cẩn là một trong những người đầu tiên hướng dẫn nhóm chúng tôi học quốc tế ngữ đầu thập niên 1990. Hồi ấy, tôi học cả Latinh và quốc tế ngữ. Latinh thì phải sang trường y Hà Nội, còn quốc tế ngữ thì được cụ Cẩn gợi mở bước đầu. Sau này, hồi sau năm 2010, thi thoảng gặp cụ ở nhà người con gái cụ cạnh Hồ Tây, tôi cũng hay hỏi lại chuyện cụ đi chơi Phủ Giầy với người anh em họ Nguyễn Bính, chứ lúc đó, chúng tôi không nhắc gì đến quốc tế ngữ nữa. Cụ chuyên vào việc luyện viết chữ Hán ở căn phòng cạnh Hô Tây.

Thời nhỏ, anh em Bùi Hạnh Cẩn - Nguyễn Bính rong chơi khắp vùng Vụ Bản, la cà hội Phủ Giầy, tán gái làng Tiên Hương (đọc hồi kí của cụ Bùi Hạnh Cần ở trên).

19/07/2021

Nguồn gốc sách "Quốc dân độc bản" của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (bài Nguyễn Nam)

Gần đây, trong một quan tâm mang tính chi tiết, tôi để ý đến mối quan hệ giữa "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa siêu nhiên" trong sách giáo khoa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục thời đầu thế kỉ XX.

Một thử nghiệm đầu tiên của mối quan tâm này, là tìm hiểu về câu đối dâng Liễu Hạnh công chúa của ông quan Trần Tán Bình vào thập niên 1920. Ông Trần là một trong những nhân vật của Đông Kinh nghĩa thục, nhưng đã ra làm quan. Xem một kết quả của thử nghiệm đó, được cụ thể hóa thành bài viết học thuật, ở đây.

Bây giờ là một bài của học giả Nguyễn Nam về nguồn gốc của sách giáo khoa Quốc dân độc bản - một trong những cuốn giáo trình cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục.

Một bài viết công phu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)

Đây là bản đăng của Giao Blog dành riêng cho nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến (hoặc đã bị lãng quên). Là cụ Trần Tán Bình.

Thực chất bản đăng dần trên Giao Blog từ tháng 7 năm 2017 này chỉ là bản đăng lại. Bản gốc vốn đã xuất hiện năm 2012 trên website Tronglang.com (trang web Trọng Lang, tức nhà văn Trọng Lang Trần Tán Cửu lừng danh thời trước 1945). Trang này đăng tải hồi kí của Trần Tán Cửu với tiêu đề Trước ngã ba lịch sử.

23/06/2016

Ngục trung thư (Phan Bội Châu, 1913)

Cụ Phan viết năm 1913 tại nhà tù ở Trung Quốc. Sau đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 1937, ông Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt và cho xuất bản. Bây giờ, nhiều sách của ông Đào bị/được ông Nguyễn Q.Thắng đem ra xuất bản lại, rồi tự dưng viết luôn tên tác giả "Nguyễn Q.Thắng" lên trên cùng. Rõ là có khá nhiều tay bợm sách, bây giờ, sống khỏe, nhà xuất bản thì cũng vào hùa. Đạo đức xuất bản xuống mức thấp nhất, thua xa thời Pháp thuộc.

Nhìn sách do Nguyễn Q.Thắng xuất bản lại mà giận. Phải đọc lại bản gốc năm 1937 và nguyên bản Hán văn.

08/12/2015

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt, Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen

Đó là hai câu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909).

Một học trò giỏi của Nguyễn Khuyến đi làm Đốc học tỉnh Hà Nam.

Biết tin đó, ông gửi học trò hai câu:

"Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen"

Câu ấy, của Nguyễn Khuyến, cũng đã có tuổi "trăm năm".

23/10/2013

Tôn Trung Sơn bí mật sang An Nam, chui vào nhà hát cô đầu : Vĩ nhân phải khác đám phàm phu

Hồi trước, Tôn Trung Sơn - lãnh tụ của cách mạng Trung Hoa - đã từ thế giới phương Tây, trên đường hoạt động, ghé thăm Nhật Bản. Nếu kể như thế, thì chẳng có ai ngạc nhiên. Mọi người sẽ lườm cho: thôi, biết rồi, khổ lắm. Được lợi, thật ra là lợi về mặt danh dự, chỉ có con cháu của cái tiệm bánh bao ở gần nhà ga, góc một cái đường giữa Yokohama hoành tráng. Chúng sẽ rất thân thiện kéo vào tiệm, và mau mắn giở tờ me-niu ngả màu thời gian ra, rồi bảo: đây, đúng là món bánh bao ngày trước Tôn lãnh tụ đã dùng, mà ông cụ nhà tôi đã trực tiếp chế tác. Người ta không tính thêm tiền vào bánh bao, có khi hứng còn mời mình ăn thử và uống nước chè, nhưng mình cần dành một chút thời gian và nói dăm ba câu để làm lãi cho họ.

Bây giờ, tự dưng bảo: Tôn lãnh tụ cũng đã bí mật sang An Nam rồi. Mà đúng lãnh tụ Tàu. Ông đi thẳng vào mấy cái nhà hát cô đầu ở phố Hàng Giấy.

21/10/2013

Hà Nội - Đông Kinh Nghĩa Thục - 1907 : Tờ "Đăng cổ Tùng báo" ra số đầu tiên


Trang bìa Đăng cổ Tùng báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên số 793 ra ngày 28 tháng 3, 1907
 (Nghiệp duy cần – Chí duy nhất – Hợp lực tương trợ – Đồng tâm cộng tế 
♦ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO ♦ Đăng Cổ Tùng Báo)


Có thể xem Đăng cổ Tùng báo là tờ báo có quốc ngữ đầu tiên của xứ Bắc Kì. Năm 1907. Gắn với tên tuổi của các vị khai sáng và hợp tác với trường Đông Kinh nghĩa thục. Một phần vì tờ báo này, mà sau này, các ông Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Võ Hoành và Lê Đại bị đày ra Côn Đảo (nhưng cũng sớm thả).

Thậm chí Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn cũng bị quan Hoàng Trọng Phu nhốt giam một đêm ở Hà Đông vì tội liên can đến Đông Kinh nghĩa thụcĐăng cổ tùng báo.

Đó là tờ quốc ngữ sớm nhất, và cũng là báo tư nhân sớm nhất. Nhà đương cục ghét nó vì nó cổ vũ cho độc lập tự chủ dân tộc, tự do, bình quyền.