Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/08/2014

Trong số 169 nick-name : đến năm 2001, với xuất bản chính thức, có "T.Lan" nhưng không có "Trần Dân Tiên"

Theo lời giới thiệu của trang Ban Quản lý lăng thì gần đây có hai cuốn sách mới xuất bản chuyên về đề tài bí danh, bút danh của Hồ Chủ tịch. Tạm gọi một cách vui cho tất cả là "nick-name".

Cuốn do Bảo tàng Hồ Chinh Minh xuất bản năm 2001(tạm gọi là cuốn A) thì đưa ra con số 169 tên chính thức và 17 tên tồn nghi. Còn một cuốn khác, của cá nhân biên soạn, đã in năm 2003 (tạm gọi là cuốn B) thì đưa con số 174 tên.

Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.



Trích từ sách Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh (trang 316) - Hà Minh Đức, Nxb KHXH, 2010
(chụp bằng điện thoại di động)



Cụ thể xem ở dưới.

---


LƯU TƯ LIỆU



Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 1)

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 Châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt…Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh và bút danh.
Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh: Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: Có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình, Hồ Chí Minh - Những tên gọi đi cùng năm tháng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.
bac ho
Chúng tôi xin giới thiệu 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
*********

1. Nguyễn Sinh Cung. 1890
Nguyễn Sinh Cung là tên lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại quê là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
2. Nguyễn Sinh Côn
Theo một số hồi ký của các bạn học cùng trường Quốc học Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Sinh Cung còn thường được gọi là Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1954, Người cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.
3. Nguyễn Tất Thành. 1901
Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, ông chuyển về sống ở quê nội xã Kim Liên. Theo tục lệ, ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên được làng Kim Liên đón về và được làng cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà. Nhân dịp này ông Nguyễn Sinh Sắc làm “lễ vào làng” cho hai con trai với tên mới: Nguyễn Tấn Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Thành Đạt là mong muốn của người cha hy vọng vào hai con.
4. Nguyễn Văn Thành
5. Nguyễn Bé Con
Trong tài liệu đề ngày 6-2-1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai, ghi lời khai của lý trưởng, hào lý làng Kim Liên, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn: Con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé con.
Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, năm 1931 một số nét về gia đình, quê quán và nhận dạng Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Văn Thành tức Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy… đã cư trú nhiều năm tại Mỹ, Anh, Pháp và nước Nga.
6. Văn Ba. 1911
Với hoài bão, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa chở hàng, vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseill) Pháp.
Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc trên tàu.
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi, bắt đầu cuộc hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba.
Những người bạn cùng làm việc với Văn Ba ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, đều thân mật gọi anh là Ba, anh Ba. Anh Ba sống giản dị, gần gũi với mọi người. Những việc làm của anh đã để lại trong họ ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
Hơn mười năm sau Nguyễn Ái Quốc nói về mục đích chuyến đi của mình năm ấy, khi trả lời nhà báo Nga Ôxíp Manddenxxtam: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”.
Một lần khác, Người trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh và tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
7. Pôn Tất Thành (Paul Tat Thanh). 1912
Giữa tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến nước Mỹ. Ngày 15/12/1912, từ NiuOóc (New York) Nguyễn Tất Thành gửi thư cho khâm sứ Trung kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình là Nguyễn Sinh Huy thư ký tên Pôn Tất Thành.
8. Tất Thành. 1914
Từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp thông báo tình hình học tập, sinh hoạt của bản thân. Trong một thư khác anh nhận định, bàn luận tình hình thời cuộc. Thư ký tên Tất Thành. Hiện sưu tầm được 4 thư ký tên Tất Thành gửi cho cụ Phan Chu Trinh. Trong đó có ba thư Người ký C.Đ. Tất Thành, một thư ký Cuồng Điệt Tất Thành.
9. Pôn Thành (Paul Thanh). 1915
Ngày 16-4-1915, Nguyễn Tất Thành viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha mình. Thư ký tên Pôn Thành.
10. Nguyễn Ái Quốc. 1919
Nguyễn Ái Quốc - cái tên bắt đầu một chặng đường mới trong hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu hoạt động chính trị dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Song tên mới Nguyễn Ái Quốc thực sự được nhiều người biết đến khi Người thay mặt nhóm những  người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ngày 18-6-1919 gửi lên Hội nghị Véc xây bản yêu sách 8 điều của nhân dân Việt Nam, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Từ đây bắt đầu thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc - linh hồn của phong trào những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Những năm Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp, chính quyền thực dân coi Nguyễn Ái Quốc là một nhân vật nguy hiểm. Chúng huy động cả một lực lượng mật thám thường xuyên theo dõi, thu thập tài liệu về Người. Đã có  hàng vạn trang tài liệu liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Song không một trở lực nào có thể ngăn cản được ý chí, nghị lực, quyết tâm cứu nước của Người.
Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết hàng trăm bài phục vụ sự nghiệp tuyên truyền cách mạng. Trong khoảng thời gian từ 1919 đến 1926, bút danh Nguyễn Ái Quốc được sử dụng nhiều nhất. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết các tác phẩm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Đường cách mệnh” (1927). Cuốn đầu là bản cáo trạng đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung để thức tỉnh đồng bào Việt Nam và các dân tộc bị áp bức; cuốn sau là định hướng cho hành động cách mạng
Sau lần bị bắt tại Hương cảng năm 1931, mật thám Pháp tưởng Nguyễn Ái Quốc đã bị chết trong nhà tù, vì những tin đồn di chính luật sư Lôdơbi tung ra để bảo vệ Người thêm phần an toàn khi trốn tránh rình rập của kẻ thù. Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc chắp nối liên lạc được với các tổ chức cách mạng và Người đi Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục con đường cứu nước của mình. Một thời gian dài Nguyễn Ái Quốc mất hút trong sổ điều tra của mật thám Pháp và mật thám Đông Dương. Lần cuối cùng tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong lời kêu gọi: Kính cáo đồng bào, ngày 6-6-1941. Đến tận lúc này mật thám Đông Dương mới bàng hoàng được nguồn tin cho biết Già Thu, Thu Sơn xuất hiện ở biên giới Việt-Trung chính là  Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc một cái tên để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong cách mạng Việt Nam. Song Người chỉ khiêm tốn nhận mình là “Tôi vẫn là tôi ngày trước, một người yêu nước”.

11. Phéc-đi-năng
Phéc-đi-năng là biệt hiệu bạn bè Pháp gọi Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động Pháp đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX. Bí mật, khôn khéo, thông minh, phán đoán nhanh nên hoạt động của  Người ở Pháp không chỉ che được mắt mật thám mà cả những người xung quanh, nếu không thật gần gũi cũng không thể nào biết được.
Những người bạn Pháp của Nguyễn Ái Quốc lúc đó cũng ngạc nhiên, khâm phục tài biến hóa của Người. Nữ đồng chí Maria Lêôni, một cán bộ của Đảng Xã hội Pháp thắc mắc về hoạt động  của anh Nguyễn  với Pônvayăng Cutuyariê. Chị đọc một cuốn truyện trinh thám, Phécđinăng, nhân vật của câu chuyện là người cách mạng châu Á bị cảnh sát lùng bắt, cải trang thành một người châu Âu, giống đến nỗi hoạt động ngay trước mặt cảnh sát mà họ cũng không biết. Chị bị cuốn tiểu thuyết ám ảnh, không biết Nguyễn Ái Quốc có phải là Phéc-đi-năng hay không. Pôn nói nếu chị nghĩ thế cứ gọi Nguyễn là Phéc-đi-năng. Từ đó Nguyễn Ái Quốc có thêm biệt hiệu là Phéc-đi-năng với lòng đầy cảm phục và yêu mến.
12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE). 1920
Theo báo cáo ngày 30 tháng 1 năm 1920 của Bộ Nội vụ, Giám đốc sở liêm phóng trung ương, Sở kiểm tra trung ương cảnh sát hành chính về phong trào đòi độc lập của Đông Dương ở Pari, Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của phong trào đòi độc lập cho Đông Dương, Người là Tổng Thư ký của nhóm những người Việt Nam yêu nước.
Đây là một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pari mà báo cáo ghi lại: “Ông Nguyễn Ái Quốc còn cho công bố dưới dạng truyền đơn những đoạn trích từ nhiều tờ báo có liên quan đến vấn đề Đông Dương, đăng trong báo “Điện tích thuộc địa” và ký tên An-beđơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE).
13. Nguyễn A.Q.1921-1926
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Nguyễn A.Q vào đầu những năm hai mươi. Hiện sưu tầm được 2 bài báo Người ký bút danh Nguyễn A.Q. Bài báo đầu tiên Người ký bút danh Nguyễn A.Q là “Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các anh”, đăng trên báo  Người tự do (Le Libertaire), ngày 7 đến 14-10-1921.
“Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các anh” là dòng chữ to màu trắng treo trong tất cả các lớp học ở Đông Dương. Song mỉa mai thay, nước Pháp đã bảo hộ bằng sự cướp bóc, chém giết, hãm hiếp những người dân Đông Dương. Bài báo lên án tội ác của thực dân Pháp, đồng thời cũng chỉ cho những người còn mơ hồ, ảo tưởng về sự bảo hộ của nước Pháp.
Nguyễn A.Q. còn được ký dưới bức tranh biếm hóa, đăng trên báo Người cùng khổ (Le Paria), số 5, ngày 1-8-1922. Trong một số thư Người cùng ký tên Nguyễn A.Q.
14. CULIXE.1922
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh CULIXE trong bài báo: “Rủi ro: Cảnh sinh hoạt của thợ thuyền An nam”, đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité), ngày 18-3-1922.
Nội dung bài báo: Người thợ kéo xe giữa cái nóng oai bức của trời Sài Gòn. Khách lên xe là một tên thực dân, không trả tiền xe. Khi người phu kéo xe đòi trả tiền, thay cho việc móc túi lấy tiền trả, vị khách thực dân đã vác súng ra đáp lại. bài ký bút danh CULIXE và ghi ở dưới là Nguyễn Ái Quốc dịch, song thực ra đây là bài báo do Nguyễn Ái Quốc viết.
15. N.A.Q.1922
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh là N.A.Q vào những năm 1922-1930.
Với bút danh N.A.Q, người viết bài đăng trên các báo Người cùng khổ (Le Paria), báo Nhân đạo (L’Humanité).
Bài báo đầu tiên Người ký bút danh N.A.Q là bài: “Bình đẳng”, đăng trên báo Nhân đạo, ngày 1-6-1922. Bài báo viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột, giết người, Chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: “Bác ái, Bình đẳng, v.v…”. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần những thủ đoạn bóc lột, bất bình đẳng, phân biệt, đối xử với bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Hiện đã tập hợp 5 bài báo bút danh này Người còn ký trong một số thư và báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản.
16. Ng.A.Q.1922
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Ng.A.Q từ năm 1922 đến năm 1925.
Bài báo đầu tiên Người ký bút danh Ng.A.Q là bài: Sở thích đặc biệt, đăng trên báo Người cùng khổ (Le Paria), ngày 1-8-1922. Tác giả mượn lời giải thích của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Anbe Sarô về những “sở thích đặc biệt” của “đức vua Khải Định” để tố cáo sự trác táng của vị “hoàng đế nước An Nam này. Cũng với bút danh trên, Người ký dưới bức tranh Triển lãm thuộc địa (exposition coloniale), đăng trên báo Người cùng khổ, số 2, ngày 1-5-1922.
17Hăngri Trần (Henri Tchen). 1922
Henri Tchen là tên ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Số thẻ 13861.
18. N.1923
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N. trong các năm 1923-1924, 1928.
Với bút danh N. Người viết bài: Lòng ngay thẳng của Chính phủ thuộc địa, đăng trên báo Người cùng khổ (Le Paria), số 11, NGÀY 1-2-1923. Hiện sưu tầm được 6 bài báo ký bút danh N..
Nội dung chủ yếu của bài báo: Tố cáo sự lừa đảo, bịp bợm, vạch trần những thủ đoạn lừa đảo, núp dưới các từ bóng  bẩy như bình đẳng, nhân quyền…Đồng thời cũng lên tiếng phản đối, mỉa mai những kẻ luồn cúi, nịnh bợ bọn thực dân cướp nước.
19. Chen Vang.1923
Khi quyết định trở về gần Tổ quốc, ngày 13-6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô, Tổ quốc của cách mạng, đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới.
Ngày 16-6-1923, Người đến nước Đức. Tại đây, Người được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết liên bang Nga tại Becslin cấp cho giấy đi đường số 1829, trong giấy này Người mang tên Chen Vang.
20. Nguyễn.1923
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Nguyễn trong các năm 1923,1924,1928.
Người ký bút danh Nguyễn trong bức tranh “Sự phục thù của Tu-tăng Ca-mông” (Repsésailles de Toutan Kamon), đăng trên báo Người cùng khổ (LeParia), số 13, năm 1923.
Bài “Đông Dương khổ nhục”, viết năm 1928. Bài viết tố cáo tội ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương, kêu gọi sự đoàn kết giúp đỡ của giai cấp vô sản thế giới đối với cách mạng Đông Dương: “Những người bạn bất hạnh của các bạn hiện đang giãy giụa ở Đông Dương. Họ đang trải qua những giờ phút khó khăn để tự giải phóng. Đế quốc Pháp đang giết hại họ, đang tước đoạt của cải họ. Mong các bạn nghĩ tới họ; tiếng thét căm thù của họ phải được hòa lẫn với tiếng thét của các bạn để ngăn chặn bàn tay giết người của bọn đế quốc Pháp ăn cướp. Mong rằng sự quan tâm của các bạn đối với phong trào đấu tranh sẽ cổ vũ họ trong tương lai lật đổ được bọn đế quốc áp bức bóc lột”.
21. Chú Nguyễn. 1923
Chú Nguyễn là tên Nguyễn Ái Quốc ký trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, trước khi Người rờ Pari đi Liên Xô năm 1923. Một bức thư tình cảm để chia tay với các bạn cùng hoạt động và các cháu nhỏ. Bức thư đã cho thấy quan điểm về cuộc đấu tranh và mục đích ra đi của Người: “Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng:Trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.
22. Lin.1924
Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong khoảng thời gian ở Liên Xô lần thứ nhất 1923-1924 và trong các năm 1934-1939.
Tên Lin xuất hiện sớm nhất trong bức điện của Nguyễn Ái Quốc gửi Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, ngày 14-4-1924.
Tháng 10 năm 1934, Người được nhận vào học trường Quốc tế Lênin Liên Xô, năm học 1934-1935, tên của Người trong danh sách sinh viên là Lin, số hiệu 375.
Tháng  8 năm 1935, Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế  Cộng sản và trong  bản lý lịch tham dự đại hội Người khai: Họ, tên, bí danh trong Đại hội: Lin.
Lin còn được ký trong một số bài báo đăng trên báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), tuần báo công khai bằng tiếng Pháp của Đảng xuất bản tại Hà Nội trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939)v.v…
23. Ái Quốc.1924
Ái Quốc là tên ghi trong thẻ dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (Tháng 6-1924).
Tháng 8 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Phơrăngxoa Biu (Francois Billous) tấm bưu ảnh, trong đó có ghi địa chỉ để liên lạc của mình là : Ái Quốc, Krưm – Eppatôria, Nhà an dưỡng Lênin. Sau này Người còn ký tên Ái Quốc trong một số thư khác.
24. Un Annamite (Một người An Nam).1924
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Un Annamite trong bài viết: “Tình hình những người lao động ở Đông Dương”, đăng trên báo  Người cùng khổ (Le Paria), số 28, tháng 8-1924. Nội dung bài báo là bản tham luận Công hội đỏ ngày 21-7-1924, đã được Người sửa chữa và bổ sung thêm.
25Loo Shing Yan.1924
Bài “Thư từ Trung Quốc, số 1”, ngày 12-11-1924, của Nguyễn Ái Quốc viết về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự thức tỉnh, giác ngộ cách mạng cho phụ nữ Trung Quốc, gửi tạp chí RABÓTNHÍTXA. Trong bài Người ký bút danh  Loo Shing Yan (nữ đảng viên quốc dân đảng). Lý do dùng bút danh này, Người viết trong bức thư gửi Ban biên tập Tạp chí, ngày 12-11-1924: “Khi tôi còn ở Quốc tế Cộng sản, tôi rất phấn khởi được đôi lần cộng tác với tờ báo của các đồng chí. Nay muốn tiếp tục sự cộng tác ấy. Nhưng vì tôi ở đây hoạt động bất hợp pháp, cho nên tôi gửi bài cho các đồng chí dưới hình thức “ Những bức thư từ Trung Quốc” và ký tên một phụ nữ. Tôi nghĩ rằng làm như vậy bài viết có tính chất độc đáo hơn và phong phú hơn đối với độc giả, đồng thời cũng đảm bảo giữ được tên thật của tôi”./.
(Còn nữa)
Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Huyền Trang (st)


Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 2)

26Ông Lu. 1924
Ngày 12-11-1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi một đồng chí trong Quốc tế Cộng sản  báo tin  Người đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư Người ghi địa chỉ liên lạc của mình là: Ông Lu, Hãng thông tấn RÔXTA, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này, trong nhiều thứ khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.
27. Lý Thụy.1924
Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian Người hoạt động ở Trung Quốc.
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, với các giấy tờ tùy thân mang tên mới: Lý Thụy.
Trong bức thư gửi Quốc tế Cộng sản, ngày 18-12-1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư: “Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.
28. Lý An Nam. 1924-1925
Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc với bí danh là Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn  Xô viết tại Quảng Châu. Mọi người thường gọi Người là anh Lý, anh Lý An Nam. Bà V.V.Visơniacôva-Akimôva, là thư ký của cố vấn Bôrôđin, cùng làm việc với Nguyễn Ái Quốc nhớ lại: “… Số phận đã đưa tôi làm việc gần gũi với một trong những người kiệt xuất hồi đó đã sống ở Quảng Châu. Đó là người Việt Nam họ Lý. Chúng tôi gọi đùa anh là Lý An Nam. Tôi vẫn nhớ như in anh có thân hình  gầy gò, không cao lắm, mặc bộ quần áo chúc bâu màu trắng, rộng thùng thình. Anh nói thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và biết tiếng Nga. Anh đã dạy tôi những bài vỡ lòng tiếng Việt…Trong ngôi nhà của Bôrôđin anh là người nhà”.
29. Nilôpxki (N.A.Q). 1924
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, Người đến ở và làm việc tại cơ quan của đồng chí Bôrôđin, cố vấn của ông Tôn Dật Tiên. Cương vị cũ Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản và nhiệm vụ công tác của Người chỉ có đồng chí Bôrôđin và vợ Bôrôđin là đồng chí Phanhia Xêmênôvôna Bôrôđinna biết. Về công khai Nguyễn Ái Quốc là cố vấn riêng và là phiên dịch của Bôrôđin, đồng thời là phóng viên của hãng ROOXXTA. Sống và làm việc giữa các đồng chí chuyên gia Xô viết, Nguyễn Ái Quốc mang thêm một tên Nga: Nilốpxki.
Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilốpxki trong bài Phong trào nông dân tỉnh Quảng Đông, ngày 16-10-1925.
Trong thư gửi đoàn Chủ tịch quốc tế nông dân, ngày 5-11-1925, Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilốpxki (N.A.Q).
Hiện tập hợp được 6 thư và bài  Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilốpxki (N.A.Q) và Nilốpxki.
30. Vương. 1925
Bí danh của Nguyễn Ái Quốc xuất hiện vào đầu năm 1925, trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc.
Đầu năm 1926, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị tại số nhà 13-1 (nay là 258), đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Người trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khoa học. Người lấy tên là Vương.
Vương cũng là bí danh của Người khi bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Lương Bằng ở Trung Quốc năm 1925.
31. L.T.1925
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh L.T từ năm 1925. Người ký trong thư giử ông H (Thượng Huyền), ngày 9 tháng 4 1925.
Sau này, với bút danh L.T, Người còn viết khoảng 15 bài đăng trên báo Nhân dân trong các năm 1949, 1957, 1958, 1960. Trong đó có các bài viết:
Bài “Thuốc đắng dã tật nói thật mất lòng”, viết cho mục “Sửa đổi lối làm việc” của báo Sự Thật, đăng trên số 109, ngày 15-4-1949. Bài viết nêu lên sức mạnh của phê bình, phê bình công khai, cũng như thuốc đắng dã tật.
Bài “Tình nghĩa anh em Việt - Ấn – Miên”, viết về chuyến đi thăm hữu nghị hai nước Ấn Độ và Miến Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 2-1958. Bài viết được đăng liền trên báo Nhân dân trong một tháng, từ 26-2-1958 đến 25-3-1958. Dưới hình thức bức thư viết về cho em gái, Người với danh nghĩa là một cán bộ theo Bác đi thăm hai nước, đã viết thư kể về chuyến đi này, về tình hữu nghị thắm thiết anh em giữa ba nước Việt-Ấn-Miến, về cuộc sống, con người, nền văn minh, văn hóa của hai nước Ấn, Miến v.v..


32. HOWANG T.S.1925
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh HOWANG T.S trong bài: Đại hội công nhân và nông dân, (2-5-1925), viết về Đại hội lần thứ nhất của nông dân tỉnh Quảng Đông và là Đại hội lân thứ hai của công nhân toàn Trung Quốc, cả hai Đại hội cùng họp chung.
33Z.A.C. 1925
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Z.A.C là bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bài đăng trên báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925. Nguyễn Ái Quốc là cây bút chủ chốt của tờ báo. Trong Ban biên tập còn có đồng chí Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm. Những bài quan trọng về chính trị, tư tưởng là bài của Nguyễn Ái Quốc. bài của Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Z.A.C trong số ra đầu tiên có thể coi là tuyên ngôn của tờ báo:
“Để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ đại cần phải có sức mạnh lãnh đạo, sức mạnh lãnh đạo đó không phải có một vài người thôi, mà phát sinh từ sự hiệp lực của hàng nghìn vạn người”.
Muốn cho hàng vạn người ấy đoàn kết chặt chẽ với nhau thì họ phải cùng một ý chí như nhau, họ phải nuôi kỳ vọng giống nhau, có như vậy mới có đoàn kết.
Khi nào cùng ý chí, cùng kỳ vọng thì khi ấy mới có đoàn kết, bằng không dầu có hô hào đoàn kết mấy đi nữa cũng không thể nào đoàn kết được.
Sự nghiệp cách mạng lớn lắm. Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó. Người mình đã làm việc cách mạng nhiều năm rồi mà chưa thành công bởi vì thiếu đoàn kết với nhau”.
34. Lý Mỗ. 1925
Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ngày 13-7-1925 Người đến Ủy ban bãi công Cảng tỉnh đề nghị được tham gia vào đội diễn thuyết với danh nghĩa là hội viên Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Trong danh sách đội diễn thuyết có ghi tên là Lý Thụy. Về  việc này, báo Công nhân chi lộ đặc hiệu, số 20, ra ngày 14-7-1925 đã đưa tin một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật cho Nguyễn Ái Quốc, tờ báo dùng tên gọi Lý Mỗ.
35. Trương Nhược Trừng. 1925
36. Vương Sơn Nhi. 1925
Nguyễn Ái Quốc phụ trách tờ báo Thanh niên, ngoài việc lo chạy viết đủ bài hàng tuần cho báo, Người còn viết bài cho báo tiếng Anh “Quảng Châu báo”, với bút danh Vương Sơn Nhi, Trương Nhược Trừng.
37. Vương Đạt Nhân. 1926
Nguyễn Ái Quốc với bí danh Vương Đạt Nhân được Đoàn chủ tịch Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Quốc dân đảng Trung Quốc mời đến dự và phát biểu ý kiến tại phiên họp thứ 9 của Đại hội, họp ngày 14 tháng 1 năm 1926.
38Mộng Liên. 1926.
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Mộng Liên.1926. Người ký dưới bài viết: Mục dành cho phụ nữ: Về sự bất công, đăng trên báo Thanh niên, số 40, ngày 4 tháng 4 năm 1926. Bài viết về những bất công đối với phụ nữ trong gia đình và xã hội, coi gọi chị em vùng lên chống lại những áp bức bất công đó.
39X. 1926.
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh X. trong các năm 1926, 1927. Với bút danh X. Người viết một loạt bài nhan đề: Các sự biến ở Trung Quốc, viết về tình hình chính trị ở Trung Quốc, đăng trên 7 số báo L’Annam. Bài đầu tiên đăng trong số 118, ngày 2-12-1926.
40. H.T. 1926
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh H.T từ năm 1926. Người ký trong bài viết: Bà Trưng Trắc, đăng trên báo Thanh niên, số 73, ngày 12-12-1926.
Cùng với bút danh Mộng Liên, H.T là bút danh của Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo Thanh niên. Còn một số bút danh khác như: Hạ Sĩ, Hương Mộng, Diệu Hương v.v… có thể là bút danh cuả Nguyễn Ái Quốc. Bởi lúc đó chưa có nhiều người viết bài báo cho Thanh niên.
41. Tống Thiệu Tổ. 1926
Theo hồi ký của một số Người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, Tổng Thiệu Tổ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc.
42. X.X. 1926
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh X.X năm 1926 dưới bài viết: “Phong trào cách mạng ở Đông Dương” đăng trên tập san Thư tín quốc tế (Inprekorr), số 91, ngày 14-8-1926, viết về tình hình chính trị, đời sống khổ cực của nông dân, các phong trào yêu nước của sinh viên và hoạt động của một số tổ chức chính trị.
43. Wang. 1927
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Wang trong các năm 1927, 1928.
Với bút danh Wang, Người viết một loạt bài đăng trên tập san Thư tín Quốc tế (Inprekorr). Bài đầu tiên là: Những tội ác kinh khủng của đế quốc Pháp ở Đông Dương, in trong tập san Inprekorr, số 99, ngày 28-9-1927.
Trong số 7 bài Người ký bút danh Wang được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, có 4 bài viết về phong trào nông dân và công nhân Ấn Độ, 3 bài viết về tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Dương. Những bài viết không chỉ tố cáo tội ác của đế quốc Pháp mà còn giác ngộ thức tỉnh cho đồng bào.
44. N.K. 1927
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N.K năm 1927. Người ký dưới bài: “Sự thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương”, đăng trong tập san Thư tín Quốc tế (Inprekorr), tiếng Pháp, số 104, ngày 15-10-1927. Hiện mới sưu tầm được một bài ký bút danh N.K.
45. N.Ái Quốc. 1927
46. Liwang. 1927
Ngày 16-12-1927, từ Béclin, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, đề nghị giúp đỡ tiền để chuẩn bị về nước. Thư viết: “Trong 2 hoặc 3 tuần lễ tôi sẽ trở về đất nước tôi. Chuyến đi của tôi chừng 500 đô la Mỹ vì tôi không có tiền nên tôi mong các đồng chí giúp tôi”. Thư ký tên N.Ái Quốc.
Trong thư Người đề nghị nếu có tiền xin gửi về Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đức cho “Liwang”.
47. Ông Lai. 1927
Cũng trong thư gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ngày 16-12-1927, Nguyễn Ái Quốc ghi địa chỉ trả lời thư cho Người: Ông Lai, ở nhà ông Ésten, 21 phố Hale sơ, Béclin (Nguyễn văn: M.Lai, Chez M. Eckshtein, 21. Halle-chactrasse, Beclin).
48. A.P. 1927
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh A.P năm 1927. Với bút danh A.P Người viết bài “Văn minh” Pháp ở Đông Dương, đăng trên tập san Thư tín Quốc tế (Inprekorr), tiếng Đức, số 17, năm 1927. Bài viết tố cáo tội ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương.

49. N.A.K. 1928
Nguyễn Ái Quốc ký N.A.K trong Thư gửi Quốc tế Nông dân, ngày 3-2-1928. Trong thư Người thông báo trong khi chờ đợi ngày lên đường, Người tranh thủ thời gian viết về phong trào nông dân, chủ yếu về phong trào Hải Lục Phong, Quảng Châu, Trung Quốc, nơi đã lập các Xôviết nông dân.
50. Thọ. 1928
51. Nam Sơn. 1928
Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm (Thái Lan). Tháng 7 năm 1928. Người xuất hiện ở Bản Đông, huyện Phichít, tỉnh  Phítxanulốc miền Trung nước Xiêm. Đây là một làng Việt Kiều với chừng hai chục gia đình, từ năm 1926 đã có những tổ chức cách mạng Việt Nam, Hội hợp tác, Hội Việt kiều thân ái.
Trong buổi họp mặt đầu tiên với kiều bào, Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn. Những ngày sau đó Người đã nhanh chóng sống hòa mình với kiều bào, làm việc cùng mọi người. Buổi tối Người tổ chức nói chuyện cho kiều bào nghe về tình hình thế giới, tình hình trong nước.
Nguyễn Ái Quốc lưu lại ở Bản Đông chừng hai tuần.
52Chín (Thầu Chín). 1928
Nguyễn Ái Quốc hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều ở Thái Lan. Người thường di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Khoảng đầu tháng 8 năm 1928 Nguyễn Ái Quốc đến Uđon (Thái Lan). Người lấy tên là Chín. Mọi người tôn trọng gọi là “Thầu Chín” (ông già Chín).
Mục đích chính của Người trong thời gian hoạt động ở đây ở đây là xây dựng cơ sở, mở rộng tổ chức, từ đó tuyên truyền và gây ảnh hưởng về trong nước: “Trước kia ở Trung Quốc, ông Nguyễn từ phương Bắc tuyên truyền về nước. Bây giờ ở Xiêm, ông Nguyễn tuyên truyền về nước từ phương Tây”.
53. Víchto Lơbông (Victor Lebon). 1930
Ông Víchto Lơbông, 123 Đại lộ Cộng hòa, Pari, Pháp (M.Victor lebon, 123 av. De la Répblique, Paris, France) là địa chỉ Nguyễn Ái Quốc ghi để nhận thư của đại diện Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc tế cộng sản và các đồng chí trong Đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho Người.
Ngày 27-2-1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho đại diện Đảng Cộng sản Quốc tế thông báo về việc Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, yêu cầu được cung cấp tài liệu để tuyên truyền và giáo dục, đồng thời đề nghị Đảng Cộng sản Pháp giúp đỡ v.v..Người ghi địa chỉ nhận thư của mình là:
Ông Vích to Lơbông, 123 Đại lộ Cộng hòa, Pari, Pháp.
54. Ông Lý. 1930
Ông Lý, Hương Cảng tiểu dạ báo, 53 phố Uyhêm, Hồng Công (nguyên văn: Mr.Lee, The Hongkong Shiao Fih Pao, 53, Wyndham Str. Hongking) là địa chỉ Nguyễn Ái Quốc ghi để nhận sách báo gửi cho Người.
Địa chỉ này được ghi ở cuối thư Nguyễn Ái Quốc gửi văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Mỹ, ngày 27-2-1930 và trong một số thư khác.
55. Ng.Ái Quốc. 1930
56. L.M.Vang. 1930
Ngày 27 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc gửi Thư cho Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Đức ở Quốc tế Cộng sản đề nghị xin cho Người một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế giới. Thư ký tên Ng.Ái Quốc. Trong thư Người viết: “Trong hoàn cảnh tôi sống không hợp pháp, tôi cần có một nghề đề nói với người khác. Tôi đóng vai phóng viên báo chí. Nhưng cần phải chứng thực được danh nghĩa đó tôi. Trong số tất cả các báo của các Đảng chúng ta, tôi thấy chỉ có một tờ  báo “có tính chất lật đổ” và có thể cấp cho tôi một giấy chứng nhận thuận tiện, đó là báo Thế giới.
Tôi đề nghị các đồng chí xin cho tôi một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế giới. Tên của tôi sẽ là L.M.Wang”.
(Còn nữa)

Theo "Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,"
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Huyền Trang (st)

Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 3)

57. Tiết Nguyệt Lâm. 1930
Cũng trong thư gửi văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Đức về việc xin giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế giới, Nguyễn Ái Quốc ghi địa chỉ để gửi giấy chứng nhận cho Người là: Ông Tiết Nguyệt Lâm, hoa phong công ty, số nhà 136, đường Wanchai, Hồng Công. (Nguyên văn: Mr.Sit-yet-lum, Wah-jon C, 136 Wanchai R, Hongkong). Có 2 thư Người ghi địa chỉ liên lạc như trên.
58. Pôn (Paul). 1930
Ngày 27-2-1930 Nguyễn Ái Quốc viết thư  gửi đồng chí Sôta, liên đoàn chống đế quốc-Béclin, thông báo về việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Thư ký tên Pôn (Paul). Người còn ký tên Pôn trong một số thư khác.
59. T.V.Wang. 1930
Ngày 2-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết Thư gửi Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản báo cáo về tình hình Mã Lai, Đông Dương và về việc gửi 3 học sinh đi học, cuối thư Người đề nghị “Có thể mua hối phiếu của Công ty xe lửa tốc hành Mỹ đề tên T.V.Wang và gửi bưu điện cho tôi”.
60. Công Nhân. 1930
Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh Công Nhân năm 1930. Người viết bài “Tranh thủ quần chúng như thế nào?”, đăng trên báo Vô sản, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, số 1, ngày 31-8-1930.
61. Vícto. 1930
Nguyễn Ái Quốc ký bí danh Vícto trong bức Thư đề ngày 29-9-1930 gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản báo cáo về cuộc đấu tranh từ ngày 11 đến 17-9-1930 của nông dân Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghệ An; các huyện Can Lộc. Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Hà Tĩnh; Gia Định, Chợ Lớn và Tân An ở Nam Kỳ và đề nghị Quốc tế Cộng sản giúp đỡ các nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu.
Có 5 thư và bài ký bí danh Vícto, trong đó có 4 bài thư sau đây lần đầu tiên được in trong Hồ Chí Minh toàn tập:
Bài: Phong trào cách mạng ở Đông Dương, viết ngày 24-1-1931.
Thư gửi Ban Phương Đông, ngày 12-2-1931.
Thư gửi Ban Phương Đông, ngày 14-2-1931.
Thư gửi Quốc tế Cộng sản, năm 1931.
Các bài và thư trên đều viết về tình hình cách mạng Việt Nam đầu năm 1931. Trong đó có những bức thư báo cáo, trao đổi tình hình dưới dạng mật mã, chúng ta cần phải nghiên cứu thêm.
62. V. 1931
Bí danh của Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo gửi Ban Phương Đông, ngày 8-2-1931. Trong báo cáo có, Người cho biết những tin tức về cuộc đấu tranh ở Việt Nam, những chỉ thị về việc tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 19-2-1931, với bí danh V, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Nghệ Tĩnh đỏ” và bài “khủng bố trắng ở Đông Dương”. Hai bài viết về phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh cuối năm 1930 đầu năm 1931 và sự khủng bố của thực dân Pháp đối với những người tham gia cách mạng.
62K1. 1931
Nguyễn Ái Quốc viết Thư gửi Ban Phương Đông, thư đề ngày 21-2-1931 ký tên K. Trong thư Người báo tin Lý Tự Trọng bắn chết tên mật thám Lơ Grăng và đã bị bắt. Người đề nghị Ban Phương Đông liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp tổ chức biểu tình đòi thả Lý Tự Trọng.
Người còn đề nghị Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Công hội đỏ lên tiếng đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
64Đông Dương. 1931
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Đông Dương dưới bài viết: “Kỷ niệm một năm khởi nghĩa Yên Bái”, đăng trên tạp chí Thư tín Quốc tế, số 12, năm 1931.
65. Quac.E.Wen. 1931
Ngày 5-3-1931, với bút danh Quac.E.Wen, Nguyễn Ái Quốc viết bài: “Uy quyền của đế quốc Pháp ở Đông Dương” gửi Quốc tế Cộng sản. Người tố cáo sự khủng bố dã man của đế quốc Pháp đối với nhân dân Đông Dương, ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân và khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân và khẳng định tinh thần đó sẽ đưa cách mạng đến thành công.
66. K.V. 1931
Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh K.V từ năm 1931. Bí danh này được nhắc đến trong Thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu thư đề ngày 23-4 cuối thư đề ngày 24-4).
Trong thư, Người thông báo những cán bộ được cử về nước theo đường dây liên lạc, nhắc nhở công tác bảo vệ Đảng, giữ gìn bí mật, duy trì chế độ báo cáo giữa Đảng cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và đề nghị Trung ương ghi nhận nhiệm vụ của mình đã được Ban Phương Đông xác định.
Năm 1959, Người ký bút danh K.V trong bài: “Người cháu nuôi Bác”1, đăng Báo Nhân dân, ngày 27-12-1959.
67. Tống Văn Sơ. 1931
Tống Văn Sơ là tên ghi trong thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc khi Người bị bắt ở số 186, phố Tam Lung (Cửu Long), Hồng Công ngày 6-6-1931. Đây là kế hoạch phối hợp giữa bọn mật thám Anh - Pháp lùng bắt những người cách mạng Việt Nam và cán bộ Quốc tế Cộng sản. Một chiến dịch điên cuồng tìm diệt Cộng sản được chúng phát động trên quy mô lớn khắp vùng Đông Nam Châu Á.
68. New Man. 1933
Bí danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới thư gửi luật sư Lôdơbi.
Luật sư Lôdobi, người đã có công cứu giúp Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù của đế quốc Anh ở Hương Cảng kể lại: “Sau khi Tống Văn Sơ đi Hạ Môn tôi không được tin tức gì nữa. Mãi đến sau này tôi mới nhận được hai bức thư của Tống Văn Sơ, ký tên là New Man gửi cho tôi và nói tôi viết thư trả lời. Nhưng tôi sợ bọn cầm quyền lại tìm được địa chỉ của Tống Văn Sơ nên tôi không viết thư trả lời”. Sự cẩn thận của luật sư Lôdơbi lại một lần nữa giúp Tống Văn Sơ tránh nguy hiểm, phải khó khăn lắm Tống Văn Sơ mới thoát khỏi sự săn đuổi của mật thám Anh, Pháp.
69. Li Nốp. 1934
Lin là tên khai trong giấy tờ học ở trường Quốc tế Lênin Liên Xô. Trong nhóm học sinh Việt Nam ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, năm học 1934-1935, mọi người thường gọi Nguyễn Ái Quốc là Ni Nốp.
70. Teng Man Huon1. 1935
Tháng 8-1935 Nguyễn Ái Quốc tham dự  Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Trong bản khai để tham dự Đại hội, ngày 16-8-1935 Người ghi:
Họ tên, bí danh trong Đảng hiện nay: Teng Man Huon
Họ tên bí danh trong Đại hội: Lin
Ban tổ chức Đại hội trao cho Người tấm thẻ đại biểu tư vấn của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Tấm thẻ mang số 154, ghi tên:
“Lin, thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương”.
71Hồ Quang. 1938
Bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động ở Trung Quốc từ cuối năm 1938.
Nhờ mối liên hệ giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, mùa thu 1938, từ Mátxcơva Người đi Trung Quốc. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc (Tây bắc Trung Quốc), văn phòng giải phóng quân đã chuẩn bị cho Người quân phục, phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.
72. P.C.Lin (P.c Line). 1938
Cuối năm 1938 và trong năm 1939, từ Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc viết hàng chục bài báo gửi về nước, đăng trên tuần báo Notre voix (tiếng nói của chúng ta)1, xuất bản tại Hà Nội trong thời kỳ Mặt trận dân chủ.
Trong các bài báo ấy Người thường ghi “Thư từ Trung Quốc” và ký tên P.C.Lin, P.C.Line, Line (đều là của đồng chí Lin).
Bài báo đầu tiên Người ký bút danh P.C.Lin là bài “Người Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào” (viết tháng 12-1938) đăng báo Notre voix, ngày 12-2- và 5-3 năm 1939. Dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Người đã phân tích khoa học tình hình đang diễn ra ở Trung Quốc, tố cáo tội ác của Phát xít Nhật, nêu cao tinh thần cách mạng của nhân dân Trung Quốc đang chiến đấu cho độc lập dân tộc và dự báo về những gì phát xít Nhật làm ở Trung Quốc rất có thể chúng sẽ tiến hành làm ở các nước khác. Kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc sẽ giúp nhân dân Việt Nam nâng cao cảnh giác đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình.
73. D.C.Lin. 1939
Là bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài báo: “Những sự hung tàn của đế quốc Nhật”1, đăng trên báo Dân chúng2, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương xuất bản ở Sài Gòn. Báo đăng liền ba số: Số 46 (ngày 21-1-1939), 47 (ngày 24-1-1939); tố cáo tội ác dã man của đế quốc Nhật đã làm ở Trung Quốc, chúng sẽ tiến hành tại các nước Châu Á, nếu chúng thắng được nhân dân Trung Quốc.
74. Lâm Tam Xuyên. 1939
Từ Quế Lâm (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc viết Thư (bằng tiếng Pháp) gửi một đồng chí ở Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, thư đề ngày 20-4-1939.
Cuối thư, sau dòng địa chỉ bằng tiếng Pháp là dòng chữ Hán viết tay:
Quảng Tây, Quế Lâm, Quế Tây lộ tam thập ngũ hiệu Tân Hoa nhật báo chuyển giao Lâm Tam Xuyên tiên sinh.
(Tân Hoa nhật báo, số nhà 35, đường Quế Lâm, Quế Tây, Quảng Tây, chuyển cho ông Lâm Tam Xuyên).
75. Ông Trần. 1940
Cuối tháng 2 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc với bí danh Ông Trần đến hiệu dần cù là Vĩnh An Đường ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức của Đảng ta ở Vân Nam để từ đó tìm đường trở về nước.
76. Bình Sơn. 1940
Trong thời gian từ 15 tháng 11 đến 18 tháng 12 năm 1940, với bút danh Bình Sơn, Nguyễn Ái Quốc viết mười bài đăng trên Cứu Vong nhật báo1, Trung Quốc. Bài đầu tiên là “Ông-trôi-co-mat”, đăng ngày 15-11-1940. Các bài viết đều tập trung lên án chiến tranh của đế quốc Pháp, Nhật, Đức, Italia, vạch trần âm mưu, thủ đoạn đế quốc nhằm gây chia rẽ các nước, mưu toan ly gián tình cảm hai nước Trung Việt, kêu gọi sự đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, giúp đỡ các dân tộc nhỏ yếu giành độc lập.
77. Đi Đông (Dic-donc)
Là tên một số người bạn nước ngoài gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên gọi này được Người kể trong bài báo: “Đồng chí “Đi đông””, đăng báo Cứu quốc, ngày 3-10-1951:“Năm xưa Hồ Chủ tịch hoạt động  ở Trung Quốc, quen  biết nhiều người cách mạng Trung Hoa học ở Pháp về. Họ không phải như các cô chiêu cậu tú, mang tiền sang Pháp du học. Họ vừa làm công, vừa học. Trong đó có những người như bà Thái Xương, nay là Chủ tịch Hội phụ nữ Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai, ông Nhiếp Vinh Trăn, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng v. v.. Mỗi khi nói chuyện tiếng Pháp với Cụ, các bạn ấy thường gọi “Đi đông!”, nghĩa là “Này đồng chí!” (Dic-donc!).
Những bạn khác không biết tiếng Pháp, tưởng “Đi đông” là bí danh của Cụ, cho nên họ gọi Cụ là đồng chí “Đi Đông”.
78. Cúng Sáu Sán. 1941
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước hoạt động ở vùng Pác Bó, Cao Bằng. Đồng bào địa phương không biết rõ về Người, nên một số dân bản thường gọi Người là Cúng Sáu Sán, có nghĩa là ông già ở rừng.
79. Già Thu. 1941
Trong thời gian hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng các cán bộ địa phương thường gọi Nguyễn Ái Quốc là Già Thu.
80. Kim Oanh. 1941
Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới bài thơ “Phụ nữ” đăng trên báo Việt Nam Độc lập1, số 104, ngày 1-9-1941. Sau khi nêu những tấm gương anh hùng của phụ nữ Việt Nam từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Nguyễn Minh Khai, Người kêu gọi chị em phụ nữ Việt Nam cần đoàn kết lại để đấu tranh.
(Còn nữa)
Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Huyền Trang (st)

Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 4)


81. Bé Con. 1941
Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới bài thơ “Trẻ con”, đăng trên báo Việt Nam Độc lập, số 106, ngày 21-9-1941. Bài thơ tả về cuộc sống cơ cực của thiếu nhi Việt Nam dưới ách Nhật, Tây, Người kêu gọi các em cần đoàn kết lại để góp sức đấu tranh.
82. Ông Cụ. 1941
Trong những năm 1940-1945, các đồng chí hoạt động cách mạng và đồng bào ở vùng biên giới Trung Việt thường dùng gọi Bác.
83. Hoàng Quốc Tuấn. 1941
Hoàng Quốc Tuấn là tên của Nguyễn Ái Quốc được các đồng chí trong tổ chức Việt Nam dân tộc giải phóng liên hiệp hội tự đặt, với danh nghĩa là lãnh tụ Việt minh.
Trong lý lịch của một số thanh niên Cao Bằng được chọn đi học lớp vô tuyến điện ở Liễu Châu Trung Quốc, các học viên đều thống nhất ghi lãnh tụ là Hoàng Quốc Tuấn.
84. Bác. 1941
Tên gọi “Bác”, xuất hiện từ dịp họp Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, tháng 5 năm 1941 ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Dịp đó, các đại biểu về dự Hội nghị được biết có đại biểu quốc tế là đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có mặt. Lúc đầu, khi gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc mọi người không biết xưng hô thế nào. Hồi ký của đồng chí Hoàng Quốc Việt kể rằng: Mới đầu chúng tôi đều gọi Bác là đồng chí, rồi gọi là Cụ, sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng “Bác”, anh em thấy như thế hợp với lòng mình, nên từ đấy chúng tôi bắt đầu thưa với Bác bằng cái tên thân yêu mà bây giờ tất cả chúng ta đều gọi. Tiếng “Bác” được dùng rộng rãi hơn từ sau năm 1945.
Sau này, tên gọi Bác còn được ký dưới một số thư gửi các đồng chí Trung ương và Bộ Chính trị.
85. Thu Sơn. 1942
Tháng 1 năm 1942, với bí danh Thu Sơn, Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở nhà đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng trong một số ngày.
86. Xung Phong. 1942
Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới hai bài thơ: “Tặng Thống chế PêTanh”1 và bài “Nhóm lửa” đăng trên báo Việt Nam Độc lập, số 131, ngày 11-7-1942, số 133, ngày 1-8-1942.
87. Hồ Chí Minh. 1942
Đầu những năm 1940, trước biến chuyển mới của tình hình cách mạng, một số nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ giúp đỡ của đồng minh. Trước mắt phải phối hợp hành động giữa phong trào Việt minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Trong số những người cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc là người hiểu biết Trung Quốc hơn cả nên được cử đảm nhiệm trọng trách này.
Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13-8-1942, Người lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của  phong trào Việt minh và đại diện của phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược.
Sau mười lăm ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27-8-1942, Người đến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo thì bị tuần canh ở đây giữ lại. Khi kiểm tra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy giới thiệu của Phân hội Việt Nam Hiệp hội quốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên “Hội ký giả thanh niên Trung Quốc”, các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viên báo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từ năm 1940 đều đã quá hạn sử dụng. Chúng nghi Người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây.
Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt Kiều và sự can thiệp của nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10-9-1943, Người được trả lại tự do.
Như vậy trong sự kiện bị bắt đi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phố Túc Vinh đã hé mở một chi tiết: Phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn từ cuối năm 1940, chặng đường từ Nguyễn Ái Quốc đi từ Côn Minh - Quế Lâm - Tĩnh Tây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên là Hồ Chí Minh? Và tới năm 1942, từ sự kiện “Túc Vinh”, tên gọi Hồ Chí Minh đã được đưa ra công khai.
Nhớ lại sự kiện chuẩn bị cho Bác đi Trung Quốc, hồi ký của đồng chí Vũ Anh kể lại: “Tháng 8 năm 1942, Bác có việc phải đi ra nước ngoài. Tôi được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị giúp Bác. Gọi là chuẩn bị, nhưng công việc cũng chẳng có gì. Trong túi của Bác chỉ có một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm người Nùng. Tôi lấy đá mềm khắc hai con dấu: Một con dấu của Việt Nam độc lập  Đồng minh phân hội và một của Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội. Bác tự viết hai giấy giới thiệu của hai đoàn thể trên cử Cụ Hồ Chí Minh đi gặp Chính phủ Trung Quốc. Mục đích chính của Bác là qua gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cái tên Cụ Hồ Chí Minh ra công khai từ đó. Và cũng từ đó tên của Người ngày càng làm rạng rỡ Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta. Lúc bấy giờ Bác có một danh thiếp đề tên Hồ Chí Minh”1.
Sau khi ra tù, lần đầu tiên trên báo Đồng minh2, số 18, tháng 12-1943, phát hành ở Liễu Châu, Trung Quốc người đọc thấy xuất hiện tên Hồ Chí Minh ký dưới bài viết: LiBăng.
Tháng 10-1944, Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, kêu gọi các đảng phái, các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tập và khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh lan truyền trong cả nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước đó cho đến tận hôm nay và cho mãi tới muôn đời tên Người sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và trong trái tim nhân loại.
88. Huy Sinh. 1942
Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Huy Sinh dưới bài thơ “Chơi giăng”, đăng trên báo Việt Nam Độc lập, sô 135, ngày 21-8-19451, khuyên mọi người đồng lòng, đoàn kết, chú ý tổ chức tuyên truyền sâu rộng đó là yếu tố đưa cách mạng đến thành công.
89. Cụ Hoàng. 1945
Cuối tháng 2 năm 1945, Bác đi Côn Minh với ý định gặp các cơ quan của Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của đồng minh chống phát xít đối với cách mạng Việt Nam. Khi đến Bixichai, vào nhà một Việt kiều là cơ sở của ta, Người được giới thiệu là “Cụ Hoàng”, đó cũng là tên công khai của Bác trên giấy tờ đi giao thiệp.
90. C.M.Hồ. 1945
Hồ Chí Minh ký tên C.M.Hồ dưới Thư gửi ông Phen2, ông Tam vào tháng 7 và tháng 8 năm 1945, nói về tình hình chiến tranh đã kết thúc, Người cho biết nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu để giành độc lập dân tộc và mong được nhân dân Mỹ luôn ủng hộ.
91. Chiến Thắng. 1945
Bút danh Chiến Thắng được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng sau những ngày đầu đất nước tuyên bố độc lập.
Trong không khí của những ngày chiến thắng, Người viết tám bài đăng trên báo Cứu Quốc1, tháng 9 và tháng 10, năm 1945. Bài đầu tiên mang tính thời sự, cấp bách lúc đó là “Cách tổ chức các ủy ban nhân dân”, đăng trên báo Cứu Quốc số 40, ngày 11-9-1945. Các bài phần lớn tập trung vào vấn đề tổ chức các ủy ban nhân dân, phương pháp làm việc trong giai đoạn xây dựng chính quyền mới, căn dặn cán bộ phải công tâm, là công bộc của dân “việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”, “phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư” và phải tránh những hủ tục xấu do chế độ cũ để lại.
92. Ông Ké1. 1945
Chiều một ngày cuối tháng 4 năm 1945, Nguyễn Ái Quốc trong bộ áo chàm người Nùng đến chiếc lán ở hang Pác Tẻng (chân núi đá Lam Sơn, Cao Bằng), của gia đình đồng chí Hoàng Đức Triều (An Định). Người được giới thiệu với gia đình là “đồng chí ông Ké”. Với bí danh Ông Ké, Người thường họp với các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền, Đặng Văn Cáp.
Hồi ký của đồng chí Hoàng Đức Triều kể rằng: “Chiều về lán ăn cơm, các đồng chí còn tranh luận nhau nhiều vấn đề, nghe ra chuẩn bị khởi nghĩa. Có buổi về các đồng chí còn lấy mảnh vải ra đo đạc với nhau bàn về tỷ lệ chiều dài, chiều rộng của lá cờ đỏ sao vàng năm cánh”.
93. Hồ Chủ tịch. 1945
Tên gọi Hồ Chủ tịch xuất hiện từ khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tháng 9 năm 1945 và được dùng cho đến những năm sau này.
94. Hồ. 1945
Hồ Chí Minh ký tên Hồ dưới các Thư gửi ông Bécna và ông Phen đề ngày 9-5-1945 và 9-6-1945, cám ơn về sự nghiệp giúp đỡ các học viên lớp vô tuyến điện, nhờ ông Phen liên lạc chuyển giúp gói quà có lá cờ của đồng minh đến cho Người bằng cách nhanh nhất.
Ngoài ra, Người còn ký dưới những bức thư gửi các ông Phạm Văn Bạch và Nguyễn Văn Tây, Vũ Đình Huỳnh, Cù Huy Cận, Hồ Đức Thành dặn về công việc.
95. Q.T. 1945
Với bút danh Q.T Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 10 bài, đăng trên báo Cứu Quốc trong các năm 1945-1946. Bài đầu tiên Người ký bút danh Q.T là bài “Toàn dân kháng chiến”, đăng báo Cứu Quốc, số 83, ngày 5-11-1945. Các bài  phần lớn đều tập trung nói về vấn đề kháng chiến, động viên tinh thần kháng chiến của toàn dân.
96. Q.Th. 1945
Với bút danh Q.Th, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 14 bài, đăng trên báo Cứu Quốc báo, trong các năm 1945-1946.
Bài đầu tiên Người ký bút danh Q.Th là bài “Thế giới Việt Nam”, đăng báo Cứu Quốc số 130, ngày 31-12-1945. Các bài báo tập trung, có tính hướng dẫn về Binh pháp Tôn Tử gồm phương pháp tác chiến, cách dùng người, kế hư thực v.v. của chiến tranh. Ngoài ra các bài khác còn đề cập tới thái độ của các nước ủng hộ nền độc lập của nước ta, các hình thức chiến tranh ngày nay đồng thời Người còn sớm đề cập tới vấn đề xây dựng hợp tác xã ở nông thôn.
97. Lucius. 1945
Tên mật do Tổ chức OSS (cơ quan nghiên cứu chiến lược Mỹ) đặt cho Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 1945, Sáclơphen một nhân viên của OSS lấy bí danh là “Ham Lét” và đặt mật danh cho Cụ Hồ là “Lucius” tên vị Hoàng đế  La Mã chiến thắng trong vở kịch của Shakespear là Titus Andronicus. Được biết Người đã dùng mật danh “Lucius” để điện cho “Ham Lét”.
98. Bác Hồ 1. 1946
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 hai tiếng Bác Hồ trở nên gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong một số thư gửi cho các cháu thanh thiếu niên nhi đồng, học sinh… Người thường ký hai chữ Bác Hồ.
Thư đầu tiên ký tên Bác Hồ là: Thư gửi Ban Âm nhạc Vệ quốc quân 6-1-1946, Báo Cứu quốc số 136, ngày 7-1-1946.
Thư cuối cùng gửi các cháu thiếu niên ký tên Bác Hồ là Thư gửi các cháu thiếu niên hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã  Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, ngày 19-5-1969.
Thư cuối cùng gửi các địa phương ký tên Bác Hồ là: Thư gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Nghệ An, ngày 21-7-1969.
99. T.C. 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh T.C trong bài “Tất cả hãy đến thùng bỏ phiếu” đăng trên báo  Sự thật1, số 10, từ ngày 6 đến ngày 9-1-1946, kêu gọi mọi người dân đi bầu cử để thực hiện quyền công dân của một nước độc lập tự do.
100. H.C.M. 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký H.C.M trong Bức thư gửi đồng chí Môrixơ Tôrê, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Pháp, năm 1946. Người còn ký trong những bức điện gửi trên đường từ Pháp về nước năm 1946.
Trong thư gửi các tù binh Pháp đang bị giam giữ tại Việt Nam nhân lễ Nôen năm 1950, ngày 24-12-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên H.C.M.
Người ký H.C.M trong bài: “Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ”, ngày 8-3-1960.
(Còn nữa)

Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Huyền Trang (st)


Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 5)

Được đăng ngày Thứ sáu, 18 Tháng 10 2013 17:56

http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1801-nh-ng-ten-g-i-bi-danh-but-danh-c-a-ch-t-ch-h-chi-minh-ph-n-5.html

101. Đ.H. 1946
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tập “Nhật ký hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh bốn tháng sang Pháp”, năm 1946.
Đây là bài viết về hành trình và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách từ 31-5-1946 đến 20-10-1946.
102. Xuân. 1946
Trên đường di chuyển từ Hà Nội qua Sơn Tây, Phú Thọ để trở lại Chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ lại ở nhà ông Hoàng Văn Nguyên ở xóm Đồi, xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ từ ngày 4-3-1947 đến ngày 18-3-1947.
Thời gian ở Cổ Tiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bí danh là Xuân trong các giấy tờ giao dịch.
103. Một người Việt Nam. 1946
Là tên đề dưới bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hoa Việt thân thiện” viết tháng 12-1946. Nhân các báo Pháp đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ công nhận chủ quyền của người Pháp là duy nhất ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài bác lại tin trên.
104. Tân Sinh. 1947
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một số tác phẩm trong các năm 1947-1948.
Tác phẩm đầu tiên Người ký bút danh  Tân Sinh là tác phẩm “Đời sống mới”, do Ủy ban Trung ương vận động Đời sống mới xuất bản năm 1947.
Đây là tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền cuộc vận động xây dựng đời sống mới.
Dưới hình thức hỏi và đáp, cuốn sách giới thiệu một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết  thực, dễ hiểu những nội dung của đời sống mới và nêu những yêu cầu cụ thể đối với mỗi người, mỗi gia đình từng giới, từng ngành đối với việc xây dựng đời sống mới. Tác giả viết: “Nêu cao và thực hành cần kiệm liêm chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”.
Cùng với bút danh Tân Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cuốn sách “Việt Bắc anh dũng” vào cuốn năm 1947 đầu năm 1948. Sách do Tổng bộ Việt Minh xuất bản lần đầu tiên năm 1948.
105. Anh. 1947
Ngày 20-8-1947, Bác gửi thư cho ông Nguyễn Khánh Toàn hỏi thăm tình hình sức khỏe. Cuối thư Người ký chữ Anh. Hiện nay mới chỉ  thấy đây là bức thư duy nhất Bác ký chữ Anh.
106. X.Y.Z. 1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh X.Y.Z từ năm 1947 đến  1950. Người viết hơn một chục bài báo và một số tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” viết xong tháng 10-1947. Nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên năm 1948, tái bản lần thứ 7 vào năm 1959.
Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập bổ ích, thiết thực của cán bộ để tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức và phong cách công tác. Sửa đổi  lề lối làm việc, đã thể hiện nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức, phương pháp và phong cách của Hồ Chí Minh, đó là một văn kiện vô giá, có đóng góp to lớn vào việc giáo dục, rèn luyện cán bộ trở thành  người cách mạng trung thành  với sự nghiệp của Đảng và của nhân dân.
Cũng với bút danh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một số bài báo đăng trên báo Sự thật năm 1948, 1949 và 1950. Trong số những bài báo đó có bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949.
Dân vận theo tư tưởng của Người:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
“Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lược dịch cuốn “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, tủ sách Mác xít, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1949.
107. A. 1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng mật danh A năm 1947, trong các bức thư gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam, thứ trưởng Bộ Nội vụ lúc đó. Mật danh A. còn được nhắc đến trong cuốn Nhật ký của một bộ trưởng (Nhật ký của ông Lê Văn Hiến, khi đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính).
108. A.G. 1947
Bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng trong những năm 1947, 1948, 1949 và 1950.
Với bút danh A.G, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một số bài báo cho chuyên mục: Công tác thiết thực của báo Sự thật.
Bài đầu tiên là “Cán bộ tốt và cán bộ xoàng” đăng trên báo Sự thật số 77 ngày 1 đến 15-6-1947; Người căn dặn: “cán bộ mà biết làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì việc gì cũng mỹ mãn”.
Với bút danh A.G, Người viết bài báo “Bệnh máy móc” đăng trên báo Sự thật, số 126 ngày 6-1-1950. bài báo nêu những ví dụ cụ thể, phân tích nguyên nhân và tác hại của bệnh máy móc và kết luận:
“Bất kỳ việc to, việc nhỏ
Phải xem xét kỹ lưỡng,
Phải bàn bạc kỹ lưỡng
Phải hỏi dân kỹ lưỡng
Phải giải thích kỹ lưỡng cho dân”.
109. Z. 1947
Theo cuốn  Nhật ký của một bộ trưởng mật danh Z. được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng trong năm 1947.
110. Lê Quyết Thắng. 1948
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Lê Quyết Thắng trong năm 1948 và 1949.
Với bút danh Lê Quyết Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cuốn sách “Một đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1847 đến 1947”. Sách do Việt Bắc xuất bản.
Đây là tác phẩm trình bày những sự kiện lịch sử chủ yếu trong 100 năm, kể từ  khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam năm 1847 đến khi Pháp đánh  lên Việt Bắc năm 1947.
Cũng với bút danh Lê Quyết Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm: Cần kiệm liêm chính. Trước khi in thành sách, tác phẩm này được đăng trên báo Cứu quốc, số ra các ngày 30, 31 tháng 5 và ngày 1,2 tháng 6 năm 1949. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta luôn nhớ lời dạy của Người về những đức tính không thể thiếu của mỗi người, cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn phương:
“Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
111. K.T. 1948
Tháng 2 năm 1948, với bút danh K.T Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch hai bài thơ chữ Hán, một bài là của Người gửi cụ Bùi Bằng Đoàn và một bài của cụ Bùi họa lại bài thơ của Người.
Bài thơ của Người được dịch như sau:
Trù tính canh chầy, tạm nghỉ ngơi.
Gió mưa thu báo đã thu rồi.
Kèn thu bỗng rậy bên kia núi,
Du kích về rồi, rượu chửa vơi.
Bài thơ của Cụ Bùi được Người dịch như sau:
Cuộc luyện quân, không một phút ngơi
Giãi dầu mưa gió, vẫn đùa vui.
Tướng thêm thao lược, quân thêm mạnh.
Đánh lũ xâm lăng phải chạy dài.
112. K.Đ. 1948
Ngày 2-5-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng chí Hoàng Quốc Việt2 căn dặn về việc ra báo dịp tháng 5, động viên nhân dân đoàn kết, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để kháng chiến mau thắng lợi. Để tuyên truyền, Người làm  một bài  thơ với danh nghĩa là đội trưởng dân quân du kích Mán, ký tên K.Đ và đề nghị đăng trong số báo này cùng với thơ của  các đồng chí Tố Hữu, Xuân Diệu.
113. G. 1949
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng trong năm 1949. Người viết bài báo: Thêu gấm và cho than1, đăng trên báo Sự thật, số Xuân Kỷ sửu, nagỳ 29 - 1- 1949. Bài viết về hai chuyến đi Mỹ của bà Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch. Một chuyến lúc ông Tưởng có thế lực to lớn, bà đã được người Mỹ đưa lên chín tầng mây, “đã thêu thêm hoa trên bức gấm đã sẵn đẹp”; và một chuyến lúc ông Tưởng đã thất thế, người Mỹ đón bà “không kèn, không trống, không tiếp rước, không hoan nghênh, mà chỉ có lạnh lùng và nhạo báng.. “chẳng ai cho họ một chút than thở đỡ rét”.
Với bút danh G, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Bệnh khẩu hiệu” đăng trên báo Cứu quốc, số 1191, ngày 15-3-1949.
Bài báo nêu lên tầm quan trọng và vai trò của khẩu hiệu trong công tác tuyên truyền, cổ động, đồng thời phê phán một số địa phương và cán bộ đã mắc “bệnh khẩu hiệu”, đưa ra quá nhiều khẩu hiệu không thiết thực, khó hiểu và dài dòng.
114. Trần Thắng Lợi. 1949
Với bút danh Trần Thắng Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Đảng ta” đăng trên tạp chí “Sinh hoạt nội bộ” số 13, tháng 1-1949.
Bài báo điểm lại lịch sử phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1947 đến việc đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, tổ chức Hội Việt Nam năm 1930, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm 1925, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm 1925, thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930, cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào kháng Nhật và vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Bài báo kết luận: “Sứ mệnh của Đảng ta rất to, không có vinh hạnh nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng cộng sản. Vì vậy chúng ta phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy ”.
115. Trần Lực. 1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Lực trong các năm 1949-1958 và năm 1961.
Với bút danh Trần Lực, Người viết gần 70 bài báo và một số tác phẩm ngắn.
Tác phẩm đầu tiên Người ký bút danh Trần Lực là: “Giấc ngủ 10 năm”, do Tổng bộ Việt minh xuất bản, Việt Bắc, tháng 4 năm 1949. Đây là một chuyện ngắn mang tính viễn tưởng, mở ra một viễn cảnh tương lai của đất nước.
Tác phẩm “Liên Xô vĩ đại”, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1957.
Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” ký bút danh Trần Lực, đăng trên tạp chí Học tập1- tháng 12-1958. Người đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cách mạng: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Bài báo cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Trần Lực là bài “Cần phải chuẩn bị thật chu đáo, sẵn sàng để phòng lụt, chống lụt” đăng trên báo Nhân dân, số 2643, ngày 21-6-1961.
          116. H.G. 1949
          Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh H.G một lần năm 1949. Người viết bài: Trở lại vấn đề thi đua ái quốc, đăng trên báo Cứu quốc, chi nhánh Thủ đô, số 14, ngày 8-7-1949. Bài báo nêu một số  vấn đề thi đua ở Thủ đô Hà Nội, mặc dù lúc này đang là vùng địch tạm chiếm.
117. Lê Nhân. 1949
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng năm 1949. Người viết bài: Thất bại và thành công, đăng trên báo Sự thật, số  117, ngày 19-8. Bài báo viết về công tác cán bộ. Cán bộ được dân tin, dân phục, dân yêu thì việc gì cũng thành công. Bài viết cho chuyên mục “Sửa đổi lối làm việc” của báo Sự thật.
118. T.T. 1949
Bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài viết: Hồ Chủ tịch và văn nghệ, viết năm 1949.
Bài viết về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tập làm báo từ những ngày ở Pháp, về nội dung các bài báo, các thể loại sáng tác của Người v.v..Tất cả với mục đích tuyên truyền cách mạng.
119. DIN. 1950
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng trong những năm 1950, 1953.
Với bút danh Din, “Thư ký Mặt trận Liên Việt (Mặt trận dân tộc thống nhất) địa phương” Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bài: “Nước Việt Nam đấu tranh cho một nền độc lập của mình”, (bài viết bằng tiếng Pháp) nagỳ 22-3-1950, cho tạp chí “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân”, cơ quan ngôn luận của Cục Thông tin Quốc tế (Kominform).
Kèm theo bài báo, Người gửi một bức thư (đánh máy bằng tiếng Pháp) cho Ban biên tập và ký tên Hồ Chí Minh.
Cũng với bút danh Din, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: “Chúng tôi vững tin vào thắng lợi cuối cùng của mình”, đăng trên tạp chí “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân”, bản tiếng Pháp, số 250, ngày 21-8-1953.
120. Đinh. 1950
Bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bức thư gửi Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai và đồng chí Đặng Dĩnh Siêu, tháng 3-1950.
Cũng với bí danh Đinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Tướng Trần Canh (thư bằng chữ Hán) ngày 9-10-1950.
(Còn nữa)
Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001
Huyền Trang (st)

Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 6)

Được đăng ngày Thứ tư, 23 Tháng 10 2013 12:32


http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1812-nh-ng-ten-g-i-bi-danh-but-danh-c-a-ch-t-ch-h-chi-minh-ph-n-6.html


121. T.L. 1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh T.L trong một thời gian dài, từ năm 1950 đến năm 1969.
Với bút danh T.L là bài “Quỹ công lương” đăng trên báo Sự thật, Nhân Dân. Bài đầu tiên Người ký bút danh T.L là bài “Quỹ công lương” đăng trên báo Sự thật, số 130, ngày 1-4-1950.
Bài cuối cùng Người ký bút danh T.L là bài: Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, đăng trên báo nhân dân, ngày 1-6-1969.
Báo Nhân Dân số 5409, ngày 3-2-1969 đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, dưới bút danh T.L. Bài báo biểu dương tinh thần hy sinh, gương mẫu, đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên, đồng thời kịch liệt lên án những hành vi, tư tưởng cá nhân hẹp hòi. Người khẳng định chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành của những căn bệnh tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi..làm hại đến quyền lợi của cách mạng.
Bút danh T.L dùng nhiều nhất trong những năm 1960, 1961 và 1962 trên báo Nhân dân.
122. Chí Minh. 1950
Ngày 9-11-1950, khi nghe tin người anh Nguyễn Sinh Khiêm mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức điện chia buồn gởi dòng họ Nguyễn Sinh. Cuối bức điện, Người ký tên: Chí Minh.
123. C.B. 1951
Bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ năm 1951 đến năm 1957.
Với bút danh C.B Người viết hơn 700 bài đăng trên báo Nhân Dân.
Bài báo đầu tiên Người ký bút danh C.B là bài “Phong trào mua công trái”, đăng trên báo Nhân Dân, số 1, ngày 11-3-1951.
Bút danh C.B dùng nhiều nhất là năm 1955, 1956, đăng trên báo Nhân Dân trong chuyên mục “Nói mà nghe”.
Có những số báo Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài cùng ký bút danh C.B. Báo Nhân Dân số 2, ngày 25-3-1951 đăng 2 bài “Phòng gian trừ gian” và bài “Người đảng viên Đảng lao động Việt Nam phải như thế nào?”
Báo Nhân Dân số 12, ngày 21-6-1951 đăng 2 bài “Em bé Triều Tiên” và bài “Liên Xô vĩ đại”.
124. H. 1951
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ông Xuphanuvông (Lào)1. Thư đánh máy, tiếng Pháp, đề ngày 10-5-1951. Cuối thư có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh: H.
125. Đ.X. 1951
Bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ năm 1951 đến năm 1955.
Với bút danh Đ.X Người viết trên 250 bài đăng trên báo Cứu quốc.
Bài báo đầu tiên Người ký bút danh Đ.X là bài “Tổng tuyển cử ở Pháp”, đăng báo Cứu quốc, số 1841, ngày 16-6-1951.
Với bút danh Đ.X Người viết 50 bài giới thiệu những khái niệm về Giai cấp, Nhà nước, Đảng, Mặt trận, Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản v.v..về cuộc đấu tranh để thực hiện Chủ nghĩa cộng sản, đăng trên nhiều số báo Cứu quốc trong năm 1953. Năm 1954, các bài viết này được Nhà xuất bản Sự thật tập hợp lại và in thành sách với tiêu đề Thường thức chính trị để cung cấp tài liệu học tập và tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân.
126. V.K. 1951
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh V.K trong các năm 1951, 1960 và 1961.
Với bút danh V.K Người viết 4 bài đăng trên báo Nhân Dân. Bài đầu tiên Người ký bút danh V.K là bài: Bệnh cá nhân địa vị”, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 9-8-1951.
Bài cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết dưới bút danh V.K “Về sự lục đục của Mỹ và Diệm” đăng trên báo Nhân Dân, số 2818, ngày 9-12-1961.
127. Nhân dân1. 1951
Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề: “Chúc mừng Ngày kỷ niệm lần thứ 34 Cách mạng Tháng Mười”, đăng báo Nhân Dân, ngày 5-11-1951 và bài: “Nhân dân Việt Nam chúc mừng ngày kỷ niệm Đảng Cộng sản Trung Quốc”, đăng báo Nhân dân, ngày 1-3-1954. Các bài ghi hai chữ : NHÂN DÂN.

128. N.T. 1951
Với bút danh N.T, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Phát ngôn của Chính phủ nhân tiếp các nhà báo”, ngày 22-12-1951.
Bài viết về một số vấn đề sau: Trả lời các báo về vấn đề thuế nông nghiệp; về Nghị quyết của Hội nghị hòa bình thế giới nói về Việt Nam; về vấn đề chiến sự hiện nay. Cuối cùng bài viết là bốn câu thơ chữ Hán của Người kèm theo lời dịch:
“Xuân vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
Chuông thu zéo zắt trước lầu
Là tin thắng trận Biên khu mới về”.
129. Nguyễn Du Kích. 1951
Với bút danh Nguyễn Du Kích, Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch cuốn sách “Tỉnh ủy bí mật”1của nhà văn Liên Xô A.Phêđôrốp.
“Tỉnh ủy bí mật” gồm 3 tập. Nguyễn Du Kích mới dịch tập I. Với lời dịch dung dị, gọn mà sắc sảo, bằng cái tài của người dịch, Nguyễn Du Kích đã Việt Nam hóa “Tỉnh ủy bí mật” của Phêđôrốp mà vẫn giữ được nội dung. Người đọc như nghe một người Việt Nam kể về một tỉnh của Việt Nam kháng chiến.
Lời tựa cho cuốn sách là những lời trích dẫn quý báu cho cán bộ và nhân dân ta khi đọc “Tỉnh ủy bí mật”, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải học tập kinh nghiệm phong phú của du kích Liên Xô để đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Việt Nam: “Ta sẵn có nền tảng nhân dân, chỉ cần củng cố thêm. Ta sẵn có cán bộ chỉ cần đào tạo thêm. Ta sẵn có phong trào du kích chỉ cần ra sức phát triển thêm. Kinh nghiệm du kích ở Liên Xô sẽ giúp chúng ta và chúng ta nhất định thành công trong công việc đẩy mạnh phong trào du kích”1.
130. Hồng Liên. 1953
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Hồng Liên dưới bài báo: Nhân dịp Đại hội Phụ nữ quốc tế, đăng trên báo Cứu quốc, số 2362, ngày 19-6-1953.
131. Nguyễn Thao Lược. 1954
Với bút danh Nguyễn Thao Lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: “Đẩy mạnh phong trào du kích”, đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 16-20-1-1954. Tác giả khẳng định: “Biết địch biết ta, trăm trận, trăm thắng”.

132. Lê. 1954
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Lê trong bài báo: “Bức thư ngỏ gửi Thủ tướng Pháp Măn-đét Phơ-răng-xơ”, đăng báo Nhân Dân, số 284, ngày 9-12-1954.
133. Tân Trào. 1954
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài báo: Giải phóng Đài Loan, đăng trên báo Nhân Dân, số 218, ngày 25 đến 27-8-1954.
134. H.B. 1955
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh H.B năm 1955. Hiện mới sưu tầm được một bài viết ký bút danh H.B, bài: “Có phê bình phải có tự phê bình”, đăng trên báo Nhân dân, số 488, ngày 4-7-1955. Trong bài báo, Người biểu dương những đơn vị khi được phê bình trên báo, đã có bài tiếp thu phê bình và đề ra biện pháp sửa chữa khuyết điểm, đồng thời Người cũng phê phán những đơn vị không biết tự phê bình, không lên tiếng tiếp thu phê bình.
135. Nguyễn Tâm. 1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Nguyễn Tâm cho bài viết “Quyền nhật ký trong ngục của Bác”1.
Bài được viết nhân dịp Ngày sinh của Người, đăng báo Nhân Dân, ngày 19-5-1957.
136. K.C. 1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh K.C trong năm 1957, 1958. Người viết bốn bài báo xung quanh việc Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo.
137. Chiến Sĩ. 1958
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Chiến Sĩ từ năm 1958 đến năm 1968.
Với bút danh này Người viết hơn 80 bài báo đăng trên báo Nhân Dân và Quân đội nhân dân. Bài đầu tiên Người ký bút danh Chiến Sĩ là bài: “Vũ khí hóa học: Hơi ngạt”, đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 473, ngày 15-8-1958.
Các bài ký bút danh Chiến Sĩ chủ yếu viết về đế quốc Mỹ và tố cáo tội ác của Mỹ. Một số bài viết về việc xây dựng nếp sống mới, tiết kiệm trong việc cưới, hội họp v.v…
Trong số các bài ký bút danh Chiến Sĩ có bài: Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng, đăng báo Nhân Dân, ngày 26-3-1964. Bài viết về tấm gương anh hùng Lý Tự Trọng, một trong số những thiếu niên được Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chọn gửi đi học ở Trung Quốc, sau được đưa về hoạt động ở Việt Nam. Đầu năm 1931, em bị bắt ở Sài Gòn trong khi bảo vệ cho một cán bộ cách mạng đang diễn thuyết. Bị bắt lúc tuổi đời còn rất trẻ, 17 tuổi nhưng Lý Tự Trọng rất hiên ngang, anh dũng. Nhân Ngày kỷ niệm thành lập Đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết này để động viên thế hệ trẻ Việt Nam noi gương anh hùng Lý Tự Trọng.
138. T. 1958
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh T. trong bài báo: “Phong trào vệ sinh yêu nước đang sôi nổi tại Trung Quốc”, đăng báo Nhân Dân, ngày 29-1-1958.
139. Thu Giang. 1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Thu Giang trong bài: “Bác đến thăm Côn Minh”, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 12-4-1959.
Bài viết về chuyến đi thăm Côn Minh ngày 9-3-1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần trước, lần thứ nhất (năm 1940), lần thứ 2 (năm 1945), Người đến Côn Minh trong điều kiện hoạt động bí mật. Làn này Người đến Côn Minh, khi Trung Quốc đã được giải phóng. Côn Minh đã thay đổi rất nhiều, nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao.
140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên)1. 1959
Bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng năm 1959. Với bút danh Nguyên Hảo studiant, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi giáo sư Ivan Duycel (Bungari), ngày 10-4-1959.
141. Ph.K.A. 1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Ph. K.A trong bài: “Cuộc nghỉ hè 2 vạn 3 nghìn cây số”, viết về chuyến đi thăm và nghỉ hè ở Trung Quốc và Liên Xô của Người, giới thiệu những thành quả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của hai nước.
Trong chuyến đi thăm và nghỉ gần 2 tháng, Người đã đến 10 nước Cộng hòa Xôviết và 19 thành phố ở Liên Xô; 5 tỉnh và 7 thành phố của Trung Quốc, đi bằng đủ các phương tiện: Máy bay, tàu thủy, xe lửa, ô tô, đã gặp nhiều bạn cũ và thêm nhiều bạn mới, đã tiếp xúc với mấy chục dân tộc khác nhau, đã thăm nhiều nông trường, nhà máy, trường học, trại nhi đồng, nhà gửi trẻ v.v..Bài đăng trên báo Nhân Dân, trong nhiều số, từ số 2011, ngày 18-9-1959 đến 2038, ngày 15-10-1959.
                                                                                                                (Còn nữa)
Theo "Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,"
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

Huyền Trang (st)


Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần cuối)

Được đăng ngày Thứ sáu, 25 Tháng 10 2013 14:23

http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1837-nh-ng-ten-g-i-bi-danh-but-danh-c-a-ch-t-ch-h-chi-minh-ph-n-cu-i.html
142. C.K. 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh C.K trong năm 1960. Người viết trên 20 bài báo về cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là phải công nghiệp hóa nước nhà.
Bài đầu tiên: “Bắt đầu từ hai chữ”(1), đăng báo Nhân Dân, ngày 14-1-1960, viết về thực hành tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
143. Tuyết Lan. 1960
144. Giăng Pho (Jean Fort). 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Tuyết Lan trong bài: “Ba mươi chai rượu sâm banh”, đăng trên báo Nhân Dân, số 2331, ngày 27-4-1960. Dưới hình thức dịch lại bức thư của một công nhân tên là Giăng Pho, ở Angiêri gửi cho tác giả nói về tình cảm của một người bạn quốc tế đối với Nguyễn Ái Quốc thời kỳ ở Pari và những năm sau này.
          145. Trần Lam. 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Trần Lam trong bài: Chuyện giả mà có thật, đăng báo Nhân Dân, số 2242, ngày 9-5-1960.
Bài viết kể về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Thái Lan.
146. Một người Việt kiều ở Pháp về. 1960
Là tên đề dưới bài: “Vài mẩu chuyện trong hồi Bác sang thăm Pháp”(1).  Bài viết gửi báo Nhân Dân, nhân dịp 19 tháng 5 năm 1960.
147. K.K.T. Khoảng năm 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh K.K.T dưới viết: “Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế(2)”; bài viết kêu gọi nhân dân Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế, ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Angêiêri.
  148. T.Lan. 1961
Bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi viết tác phẩm: “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, đăng nhiều kỳ trên báo Nhân Dân, tháng 5-1961 và một bài báo khác nhan đề: “Bác ăn Tết với chúng tôi”, đăng báo Nhân Dân, ngày 14-2-1961.
“Vừa đi đường vừa kể chuyện” là những mẩu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước năm 1945 được tác giả kể lại trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950 và trở về căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Câu chuyện bắt đầu từ những ngày hoạt động bí mật ở Pháp những năm 1920, cho đến ngày Người trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách.
Bằng lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, bằng những dẫn chứng cụ thể, tác giả khẳng định: Dù thế lực phản động có lớn mạnh, hung ác, quỷ quyệt, cuối cùng cũng bị lực lượng cách mạng đập tan, “chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: Điều đó cũng rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông”.
“Vừa đi đường vừa kể chuyện” đã cung cấp những tư liệu đặc biệt quý giá về những năm tháng hoạt động cách mạng bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
149. Luật sư Th.Lam.1961
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Luật sư Th.Lam trong bài: Kính hỏi Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm sát, đăng báo Nhân Dân, ngày 5-8-1961. Bài viết về việc Mỹ không thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam.
  150. Ly. 1961
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên Ly trong bức điện đề ngày 13-12-1961, gửi đồng chí Ai dít, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Inđônêxia (1), báo tin đã nhận được điện của đồng chí và thông báo tình hình sức khỏe của Người.
151. Lê Thanh Long. 1963
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh lê Thanh Long trong bài: Nhân dịp mừng Đảng ta 33 tuổi, đăng báo Nhân Dân, ngày 4-2-1963. Bài viết về hoạt động và những thành tích của Đảng Lao động Việt Nam trong 33 năm qua; sự giúp đỡ của các Đảng anh em đối với Đảng Lao động Việt Nam.
  152. CH-KOPP (A-la-ba-ma). 1963
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài báo: Chó Mỹ trắng cắn Mỹ da đen, đăng báo Nhân Dân, ngày 30-4-1963. Bài viết tố cáo chế độ phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
153. Thanh Lan. 1963
  Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài: Đại hội Phụ nữ Quốc tế, đăng báo Nhân Dân, số 3377, ngày 26-6-1963. Bài viết về Đại hội Phụ nữ Quốc tế họp ở Mátxcơva.
154. Ngô Tam. 1963
Ngày 7-9-1963, từ Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng chí Lê Duẩn(1), thư ký tên Ngô Tam. Trong thư, Người thông báo tình hình sức khỏe của Người và hỏi thăm một số tình hình trong nước
155. Nguyễn Kim. 1963
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Nguyễn Kim trong bài: Thư bạn đọc, đăng báo Nhân Dân, ngày 7 -12-1951.
156. Ng~.Văn Trung. 1963
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Ng~.Văn Trung trong bài: “Phải chăng rồng lấy nước”(2), gửi Ban Biên tập báo Khoa học kỹ thuật, tháng 6-1963. Bài viết đề nghị báo Khoa học kỹ thuật giải thích hiện tượng rồng lấy nước.
157. Dân Việt. 1964
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Dân Việt trong bài: Thư ngỏ gửi ngài Ngoại trưởng Anh Cát Lợi, đăng báo Nhân Dân, ngày 22-1-1964.
159. C.S. 1964
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh C. S trong bài: “Chó Mỹ”, đăng báo Nhân Dân, ngày 10-9-1964. Bài viết về những thất bại của đế quốc Mỹ trong việc đưa các loại chó Mỹ, chó tay sai vào Việt Nam.
1960. Lê Nông. 1964
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Lê Nông trong các năm 1964-1966.
Bài viết đầu tiên Người ký bút danh Lê Nông là bài: “Một mẫu tây gặt được 13 tấn thóc, đăng báo Nhân Dân từ ngày 15 đến ngày 18-9-1964.
Có 4 bài ký bút danh Lê Nông. Trong đó có 3 bài viết về kinh nghiệm làm nông nghiệp.
161. L.K.Khoảng năm 1964
Bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài: “Báo chí Anh lột trần âm mưu của Mỹ ở Việt Nam(1).
162. K.O. 1965
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh K.O(2) trong bài: “Người mới việc mới”, đăng báo Nhân Dân, ngày 10-9-1965. Bài viết về gương người tốt việc tốt được Bác Hồ thưởng Huy hiệu.
163. Lê Ba. 1966
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Lê Ba trong bài: “Trả lời ông Men-Xphin thượng nghị sĩ Mỹ”, đăng báo Nhân Dân, số 4407, ngày 30-4-1966. Bài viết khẳng định lập trường của Chính phủ ở Việt Nam.
164. La Lập. 1966
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh La Lập trong năm 1966. Người ký bút danh La Lập trong hai bài báo. Trong đó có bài Tổng Giôn phạm tội ác tày trời, đăng báo Nhân Dân, số 4508, ngày 10-8-1966, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam, đặc biệt là việc chúng ném bom xuống các nhà thương, trong đó có nhà thương chữa bệnh phong ở Quỳnh Lập, Nghệ An.
165. Nói thật. 1966
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Nói Thật, đăng báo Nhân Dân.
166. Chiến Đấu.1967
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Chiến Đấu trong năm 1967. Người viết hai bài báo. Bài “Giôn Sơn nhăn nhó mặt mo. Phần lo thua trận, phần lo dân cười”, đăng báo Nhân Dân, số 4813, ngày 14-6-1967 và bài: Lại thêm một thắng lợi to lớn của Trung Quốc anh em, đăng báo Nhân Dân, 4765, ngày 24-6-1967, viết về thắng lợi của Trung Quốc trong việc thử thành công quả bom khinh khí đầu tiên.
167.B.
Trong thư gửi đồng chí Lê Duẩn, ngày 10-3-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chữ B. ở cuối thư. Nội dung thư là việc chuẩn bị cho Bác đi thăm miền Nam. Người còn ký chữ B. trong một số thư gửi các đồng chí trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong những năm 60.
168. Việt Hồng. 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Việt Hồng trong bài: Vừa đi đường vừa nói chuyện về Các Mác, đăng báo Nhân Dân, số 5137, ngày 5-5-1968. Chủ tịch Hồ Chí Minh kể một số mẩu chuyện liên quan đến Các Mác; về những hoạt động của Người ở Pháp; về chủ nghĩa Mác.
169. Đinh Nhất. 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên Đinh Nhất trong Thư gửi các đồng chí Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu(1), ngày 25-5-1968. Người thông báo tình hình sức khỏe của Người sau thời gian đi nghỉ ở Trung Quốc về.
Thư viết bằng chữ Hán.
NHỮNG TÊN GỌI, BÍ DANH, BÚT DANH
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THÊM

1.     U.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1922
2.     H.A. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1923
3.     Nguyễn Hữu Văn. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Công nhân Ba cu, năm 1927
4.     Nguyễn Hải Khách. Bí danh dùng năm 1924
5.     Diệu Hương. Bút danh ký dưới bài đăng báo Thanh niên, năm 1926
6.     T.V. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
7.     Wau you. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
8.     Nguyễn Lai. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
9.     Chính. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
10.  Tín. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
11.  Vương Bạc Nhược. Bí danh dùng khi hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm 1925
12. Đ.L.Đ. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
13. T.R. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
14. H.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân Dân
15. H.C. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân Dân
16. L. Bút danh ký dưới bài viết năm 1959
17. Lê Đinh. Ký trong một số bức điện gửi ra nước ngoài
                                                                                                          Hết
Theo "Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,"
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001






---

LƯU THÊM


http://tennguoidepnhat.net/2012/03/06/nh%E1%BB%AFng-ten-g%E1%BB%8Di-bi-danh-but-danh-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%93-chi-minh/














Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt…Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh và bút danh.
Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên ; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.
Chúng tôi xin giới thiệu 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị và bạn đọc 169 tư liệu, sự kiện quý giá liên quan đến tên gọi, bí danh, bút danh  mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng trong quá trình hoạt động cách mạng để quý vị và bạn đọc  hiểu đầy đủ hơn.  
Tên do gia đình đặt từ 1890 – 1910
1. Nguyễn Sinh Cung, 1890
2. Nguyễn Sinh Côn
3. Nguyễn Tất Thành
4. Nguyễn Văn Thành, 1901
5. Nguyễn Bé Con
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác đi tìm đường cứu nước đến khi về nước (1911 – 1941)
6. Văn Ba, 1911
7. Paul Tất Thành, 1912
8. Tất Thành, 1914
9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915
10. Nguyễn Ái Quốc, 1919
11. Phéc-đi-năng
12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920
13. Nguyễn A.Q, 1921-1926
14. CULIXE, 1922
15. N.A.Q, 1922
16. Ng.A.Q, 1922
17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922
18. N, 1923
19. Cheng Vang, 1923
20. Nguyễn, 1923
21. Chú Nguyễn, 1923
22. Lin, 1924
23. Ái Quốc, 1924
24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924
25. Loo Shing Yan, 1924
26. Ông Lu, 1924
27. Lý Thụy, 1924
28. Lý An Nam, 1924-1925
29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924
30. Vương, 1925
31. L.T, 1925
32. HOWANG T.S, 1925
33. Z.A.C, 1925
34. Lý Mỗ, 1925
35. Trương Nhược Trừng, 1925
36. Vương Sơn Nhi, 1925
37. Vương Đạt Nhân, 1926
38. Mộng Liên, 1926
39. X, 1926
40. H.T, 1926
41. Tống Thiệu Tổ, 1926
42. X.X, 1926
43. Wang, 1927
44. N.K, 1927
45. N. Ái Quốc, 1927
46. Liwang, 1927
47. Ông Lai, 1927
48. A.P, 1927
49. N.A.K, 1928
50. Thọ, 1928
51. Nam Sơn, 1928
52. Chín (Thầu Chín), 1928
53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930
54. Ông Lý, 1930
55. Ng. Ái Quốc, 1930
56. L.M. Vang, 1930
57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930
58. Pôn (Paul), 1930
59. T.V. Wang, 1930
60. Công Nhân, 1930
61. Vícto, 1930
62. V, 1931
63. K, 1931
64. Đông Dương, 1931
65. Quac.E. Wen, 1931
66. K.V, 1931
67. Tống Văn Sơ, 1931
68. New Man, 1933
69. Li Nốp, 1934
70. Teng Man Huon, 1935
71. Hồ Quang, 1938
72. P.C.Lin (PC Line), 1938
73. D.C. Lin, 1939
74. Lâm Tam Xuyên, 1939
75. Ông Trần, 1940
76. Bình Sơn, 1940
77. Đi Đông (Dic-donc)
78. Cúng Sáu Sán, 1941
79. Già Thu, 1941
80 Kim Oanh, 1941
81. Bé Con, 1941
82. Ông Cụ, 1941
83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941
84. Bác, 1941
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công (1942 – 1945)
85. Thu Sơn, 1942
86. Xung Phong, 1942
87. Hồ Chí Minh, 1942
88. Hy Sinh, 1942
89. Cụ Hoàng, 1945
90. C.M. Hồ, 1945
91. Chiến Thắng, 1945
92. Ông Ké, 1945
93. Hồ Chủ tịch, 1945
94. Hồ, 1945
95. Q.T, 1945
96. Q.Th, 1945
97. Lucius, 1945
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
98. Bác Hồ, 1946
99. T.C, 1946
100. H.C.M, 1946
101. Đ.H, 1946
102. Xuân, 1946
103. Một người  Việt Nam, 1946
104. Tân Sinh, 1947
105. Anh, 1947
106. X.Y.Z, 1947
107. A, 1947
108. A.G, 1947
109. Z, 1947
110. Lê Quyết Thắng, 1948
111. K.T, 1948
112. K.Đ, 1948
113. G, 1949
114. Trần Thắng Lợi, 1949
115. Trần Lực, 1949
116. H.G, 1949
117. Lê Nhân, 1949
118. T.T, 1949
119. DIN, 1950
120. Đinh, 1950
121. T.L, 1950
122. Chí Minh, 1950
123. C.B, 1951
124. H, 1951
125. Đ.X, 1951
126. V.K, 1951
127. Nhân dân, 1951
128. N.T, 1951
129. Nguyễn Du Kích, 1951
130. Hồng Liên, 1953
131. Nguyễn Thao Lược, 1954
132. Lê, 1954
133. Tân Trào, 1954
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi Bác qua đời (1955 – 1969)
134. H.B, 1955
135. Nguyễn Tân, 1957
136. K.C, 1957
137. Chiến Sĩ, 1958
138. T, 1958
139. Thu Giang, 1959
140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 1959
141. Ph.K.A, 1959
142. C.K, 1960
143. Tuyết Lan, 1960
144. Giăng Pho (Jean Fort), 1960
145. Trần Lam, 160
146. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960
147. K.K.T, 1960
148. T. Lan, 1961
149. Luật sư Th.Lam, 1961
150. Ly, 1961
151. Lê Thanh Long, 1963
152. CH-KOPP (A-la-ba-na), 1963
153. Thanh Lan, 1963
154. Ngô Tam, 1963
155. Nguyễn Kim, 1963
156. Ng~. Văn Trung, 1963
157. Dân Việt, 1964
158. Đinh Văn Hảo, 1964
159. C.S, 1964
160. Lê Nông, 1964
161. L.K, 1964
162. K.O, 1965
163. Lê Ba, 1966
164. La lập, 1966
165. Nói Thật, 1966
166. Chiến Đấu, 1967
167. B
168. Việt Hồng, 1968
169. Đinh Nhất, 1968
NHỮNG TÊN GỌI, BÍ DANH, BÚT DANH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THÊM
1.     U.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1922
2.     H.A. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1923
3.     Nguyễn Hữu Văn. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Công nhân Ba cu, năm 1927
4.     Nguyễn Hải Khách. Bí danh dùng năm 1924
5.     Diệu Hương. Bút danh ký dưới bài đăng báo Thanh niên, năm 1926
6.     T.V. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
7.     Wau you. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng
8.     Nguyễn Lai. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
9.     Chính. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
10.   Tín. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan
11.  Vương Bạc Nhược. Bí danh dùng khi hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm 1925
12. Đ.L.Đ. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
13. T.R. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc
14. H.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân
15. H.C. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân
16. L. Bút danh ký dưới bài viết năm 1959
17. Lê Đinh. Ký trong một số bức điện gửi ra nước ngoài
………………………….
Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”
Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001
HOÀNG ANH TUẤN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.