Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/06/2014

Lại chuyện về kho vàng của phát xít Nhật để lại trên đất Đại Việt


Nhờ lướt thấy thế, mới lần ra bài về một kho vàng được xem là quân Nhật còn chôn lại ở Việt Nam. 

Ở chỗ tôi hiện nay, cũng ít nhất có 1 vị luôn thuyết phục chúng tôi là họ đang được coi một kho vàng có trữ lượng rất lớn. Nhưng qua cả đến gần 10 năm rồi, mà cũng chưa thấy ai, ngoài vị này nhìn thấy. 


Dưới là bài về kho vàng lần ra từ câu chuyện của bác Đông La.

---



    Tiết lộ kho báu 4,8 tấn vàng quân Nhật chôn giữa Sài Gòn


    Bà Vân khẳng định, năm 1945, cha bà là ông Chế Quang Lạng (một quý tộc người Chàm) bị quân Nhật bắt làm tù binh. Quá trình bị giam cầm tại Sài Gòn, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến toán lính Nhật đào hầm chôn một số vàng khổng lồ ở khu đồn bốt cũ do Pháp để lại.

    Theo ông Lạng mô tả, các thỏi vàng có hình chữ nhật, cao một gang, dài hai gang tay người lớn, bề mặt khắc chữ “Minh Trị Thiên Hoàng”. Ông Lạng ước đoán số vàng thỏi ấy khoảng 4,8 tấn… Sau này, ông Lạng qua đời.
    Gặp người nắm giữ bí mật kho báu
    Nói đến Vương quốc người Chàm xưa (thuộc vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), người ta thường liên tưởng ngay đến dòng họ Chế quý tộc, dòng họ nắm giữ ngôi vị quan trọng trong cộng đồng người Chàm qua hàng thế kỷ. Tương truyền, họ Chế không những tài hoa mà còn rất giàu có, bởi họ đều làm quan lớn. Khi vương quốc Chăm-pa suy vong do nhà Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, dòng họ này cũng tản mác khắp nơi. Những câu chuyện về kho báu người Chàm thất lạc, đến nay vẫn được truyền tụng như hoài niệm về một thời hoàng kim của vương quốc này. Tuy nhiên, câu chuyện chúng tôi sắp kể dưới đây, dù liên quan mật thiết đến số phận một đại phú người Chàm, lại không liên quan gì đến những huyền tích kho báu của vương quốc Chăm-pa cổ. Đó là kho vàng ước chừng 4,8 tấn được phát xít Nhật chôn giữa Sài thành. Đến nay, chỉ còn lại một nhân chứng sống duy nhất biết tường tận câu chuyện về kho vàng khổng lồ này.
    Cuộc gặp nhân chứng sống này cũng đến với chúng tôi hết sức tình cờ. Qua dịp trò chuyện với một nhân vật (xin giấu tên), PV được người này tiết lộ về kho vàng 4,8 tấn. Đồng thời, người này còn cung cấp địa chỉ hậu duệ vị đại phú người Chàm năm xưa bị Nhật bắt. Lần theo chỉ dẫn, chúng tôi đã lần tìm ra được địa chỉ người hậu duệ này. Đó là một bà lão tuổi 80, ngụ trong một con hẻm nhỏ ở quận 3, TP. HCM (thuận theo yêu cầu, chúng tôi xin không nêu địa chỉ cụ thể bà sinh sống). Theo đó, bà tên khai sinh là Chế Thanh Vân, con ruột của ông Chế Quang Lạng, người bị Nhật bắt nhốt cùng số vàng khổng lồ ở Sài Gòn năm 1945.
    bí-mật, kho-báu, Sài-Thành, tiền-tỷ
    Ông Chế Quang Lạng một thời làm quan
    Bà Vân kể, theo gia phả của dòng họ truyền lại, sau khi vương triều Chăm-pa lụi tàn, dòng dõi quý tộc họ Chế ở Ninh Thuận dời ra kinh đô Phú Xuân (Huế) sinh sống. Tại đây, họ Chế có rất nhiều người tài đóng góp công sức cho nước Đại Việt. Năm 1890, ông nội bà là Chế Quang Ân được triều đình nhà Nguyễn phong cho một chức quan nhỏ. Đến năm 1917 (đời vua Khải Định), ông được thăng chức Đốc phủ thành Phú Xuân. Thời gian này, ông bén duyên với Công nữ Hy Tô, tiểu thư của một vị quan trong triều và sinh người con trai, đặt tên là Chế Quang Lạng. Tiếp bước cha, Chế Quang Lạng lớn lên cũng được học hành và nhậm chức Tuần phủ. Tuy nhiên ra Bắc nhậm chức, ông Lạng được biết đến nhiều hơn với tư cách một đại điền chủ giàu có bậc nhất vùng đồng bằng sông Hồng lúc bấy giờ. Với hàng ngàn mẫu ruộng ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Thanh Hóa…, cơ ngơi của Chế Quang Lạng khiến ai nấy đều thèm muốn. Nhắc đến thời kỳ huy hoàng của gia tộc, bà Vân nói: “Hồi ấy, trong dinh thự cha tôi luôn tấp nập người hầu, kẻ hạ. Thế rồi, chiến tranh đã làm tan biến cơ đồ ông cha tôi đã tạo dựng”.
    Vào những năm 1940, khi quân Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam thay chân Pháp, chúng thực hiện chính sách đàn áp tàn khốc. Để nuôi bộ máy chiến tranh, Nhật chủ trương trưng thu thóc gạo vận chuyển sang chính quốc, trực tiếp gây nên nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam. Chứng kiến cảnh tượng đó, ông Chế Quang Lạng đã mở kho thóc để cứu tế dân chúng. Hành động này đã bị bọn phát xít phát hiện. Nghĩ ông chống đối, quân Nhật đã ra lệnh vơ vét hết kho của cải nhà họ Chế. Những địa chủ khác trong vùng cũng đều chịu chung số phận. Cướp thôi chưa đủ, phát xít Nhật còn bắt giữ ông Lạng. Trong hành trình bị giặc giam cầm, ông đã may mắn khám phá bí mật về số vàng khổng lồ.
    Hé lộ kho báu 4,8 tấn vàng
    Sau khi vơ vét hết tài sản của những địa chủ giàu có ở Bắc kỳ, phát xít Nhật đã nắm trong tay số vàng bạc khổng lồ. Trong bối cảnh tình hình chiến sự Đông Dương căng thẳng, Phát xít Nhật toan tính thực hiện một kế hoạch vận chuyển kho tài sản khổng lồ trên về chính quốc. Bước đầu, phát xít Nhật điều những thợ đúc vàng giỏi vào Việt Nam nhằm tiến hành quy đổi kho tài sản thành vàng khối cất giấu. Theo tiết lộ của bà Vân, trên mặt mỗi cục vàng, phát xít Nhật cho khắc chữ Minh Trị Thiên Hoàng với ý định chứng minh số vàng trên có xuất phát từ Nhật. Sau thời gian dày công đúc số vàng trên thành thỏi, chúng đã lệnh cho ông Lạng cùng áp giải số vàng trên vào Sài Gòn, dự định sẽ vận chuyển về Nhật Bản bằng đường biển.
    bí-mật, kho-báu, Sài-Thành, tiền-tỷ
    Bà Chế Thanh Vân kể lại bí mật về kho báu
    Theo lời cha bà Vân, sau khi đến Sài Gòn, một mặt quân Nhật cho giam những tù binh vào một khu riêng biệt, mặt khác âm thầm thực hiện việc cất giấu vàng vào địa điểm bí mật. Về phần ông Lạng, sau khi bị tống giam trong ngục tối nhiều tháng trời, ông đã đào một đường hầm bí mật trốn thoát ra ngoài. Biết quân Nhật đang âm thầm chôn số vàng cướp bóc, ông bí mật ngày đêm theo dõi từng động thái. Một thời gian sau, ông Lạng phát hiện địa điểm luôn có đám quân Nhật canh giữ nghiêm ngặt bất kể ngày đêm. Một ngày nọ, lợi dụng lúc đám lính uống rượu no say, ông Lạng bí mật lẻn vào phía trong và phát hiện có một khu đất phía sau bị xới tung. Tại đây, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến những thỏi vàng ròng lớn đã được vận chuyển xuống hầm một cách cẩn trọng. Không nghi ngờ gì được nữa, đó đích thực là địa điểm chúng đang chôn giấu số vàng khổng lồ cướp từ điền chủ, người giàu có và chính gia đình ông. Bí mật tra xét thông tin, ông Lạng nắm được số vàng phát xít Nhật chôn giấu lên đến 4,8 tấn. Tuy nhiên, khi Nhật chưa kịp vận chuyển số vàng phi nghĩa về nước thì Cách mạng tháng 8 nổ ra. Cách mạng thắng lợi, quân Nhật bị đuổi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không được mang theo một tấc sắt. Vậy là, toàn bộ vàng chôn giấu đã nằm lại Sài Gòn. Địa điểm phát xít Nhật cất giữ số vàng bi mật, chỉ một mình ông Chế Quang Lạng nắm được.
    Năm 1952, ông Lạng ra Bắc đưa gia đình quay lại Sài Gòn và sống gần khu vực Nhật chôn số vàng khổng lồ năm xưa. Bà Vân còn nhớ như in, lúc cha đưa gia đình vào Sài Gòn thì bà mới 17 tuổi. Ngày ngày, cha vẫn dẫn bà đi ngang qua địa điểm Nhật chôn vàng. Ông Lạng đã kể hết bí mật về kho báu và dặn con gái đợi thời cơ thích hợp sẽ giúp đất nước lấy lại những gì đã mất. Những năm sau giải phóng, ông Lạng chưa kịp đào kho báu thì qua đời vì tuổi cao sức yếu. Thời gian trôi qua, câu chuyện về kho báu, được thừa truyền lại cho cô con gái duy nhất. Thời thế thay đổi, gia đình bà nghèo dần nên không có điều kiện tiến hành đào bới và bà chôn giấu bí mật trong lòng cho đến nay. Bà Vân quả quyết, câu chuyện kho báu là có thật. Hiện tại, bà đã làm đơn tường trình gửi cơ quan chức năng chờ ngày khảo nghiệm. Nếu điều này được chứng thực thì câu chuyện ly kỳ này sẽ góp thêm sự phong phú cho những giai thoại kho báu trên đất Phương Nam.
    Mong được hiến kho vàng cho Nhà nước
    Bà Vân cho biết, đầu năm 2013, bà đã gửi bản tường trình hiến kho báu lên Sở Công an TP. HCM. Trong đó, bà miêu tả rõ những gì người cha quá cố đã tận mắt nhìn thấy: “Một cục vàng chiều dài 2 gang tay, ngang 1 gang, cao 1 gang tay. Trên bề mặt cục vàng có in chữ Minh Trị Thiên Hoàng, tất cả số lượng vào khoảng 4,8 tấn”. Bà Vân mong muốn được hiến số vàng trên cho Nhà nước và bù đắp phần nào những tổn thất năm xưa quân Nhật đã gây ra cho dòng họ Chế. Vậy nhưng, khi chính quyền chưa giải quyết thì đã có những kẻ hám lợi “ngửi được mùi”. Một số kẻ xưng là “nhà ngoại cảm” cứ rần rần đến tận nhà bà để phán đoán, mong được “xin lộc”. “Nay tôi đã tuổi già sức yếu, trước khi nhắm mắt, tôi chỉ muốn để lại chút gì đó cho hậu thế”, bà Vân tâm nguyện.
    Theo GiadinhNet


    ---

    Bổ sung 4 (10/6/2016): Cụ Tiệp qua đời ở tuổi 101.



    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu


    tác giả và cụ Tiệp trên núi Tàu năm 2010.

    Cụ Trần Văn Tiệp, con người 'huyền thoại' của 'kho vàng 4.000 tấn' trên núi Tàu đã vĩnh viễn ra đi chiều qua 10.6 (nhằm ngày 6 tháng 5, năm Bính Thân) tại nhà riêng ở Q. Phú Nhuận, TP.HCM, hưởng thọ 98 tuổi.
    Cách đây hai ngày, Trần Phương Hồng, con trai út của cụ điện báo cho tôi: “Ông già yếu lắm rồi anh ạ”. Hôm sau Hồng lại báo cụ tỉnh rồi. Chiều qua, ngay sau khi cụ mất, Trần Phương Hồng đã gọi báo cho tôi ngay.
    Với tôi, và có lẽ nhiều người nữa thì cụ Tiệp là một người khá đặc biệt.
    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu - ảnh 1
    Tại nhà riêng của mình, cụ Tiệp đang chỉ cho PV Thanh Niên xem các chứng cứ cho rằng quân đội Nhật Bản đã chôn giấu một kho vàng tới 4.000 tấn ở núi Tàu
    Cuộc đời cụ bôn ba nhiều nơi. Sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, qua nhiều miền đất để kiếm sống, rồi cụ chọn đất phương Nam làm nơi dừng chân (giấy tờ cụ Tiệp sinh 1915, nhưng gia đình cho rằng cụ tuổi Kỷ Mùi, sinh năm 1918). Cụ Tiệp từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Cụ có tới 11 người con, đều thành đạt.
    Con trai lớn của cụ là một người giàu có tầm cỡ, từng là chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng lớn ở TP.HCM. Con dâu của cụ từng là Tổng giám đốc một Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất TP.HCM.
    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu - ảnh 2
    ông Tám Hiền (bên trái)- Cố Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận từng có hàng chục năm giúp đỡ và trực tiếp tham gia cùng cụ Tiệp tìm kho báu núi Tàu
    Nhưng việc đại sự nhất trong cuộc đời cụ, theo cụ kể có lẽ chính là cuộc tìm kiếm kho vàng trên núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Với hơn 10 năm theo dõi cụ đi tìm kho vàng, tôi hiểu chút ít về tâm tính của cụ Tiệp. Đó chính là sự kiên trì, bền bỉ, cẩn trọng ở cụ.
    Nhiều người chưa biết rằng, cụ đã âm thầm theo dõi và thu thập thông tin về kho vàng núi tàu từ năm 1954. Những năm chiến tranh, cụ vẫn thường xuyên đến Bình Thuận theo dõi “mục tiêu” ở núi Tàu.
    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu - ảnh 3
    Những năm cuối đời, dù tuổi cao nhưng cụ Tiệp vẫn rất khỏe và được con trai út Trần Phương Hồng thường xuyên chở ra núi Tàu thị sát công việc bằng chiếc xe Jeep này
    Sau thống nhất đất nước, cụ Tiệp công khai ý định muốn tìm kiếm kho báu núi Tàu. Từ năm 1993 đến nay, cụ liên tục lên các phương án để tìm kho vàng trên núi Tàu. Cuộc tìm kiếm kho báu núi Tàu có thể nói thu hút khá nhiều người tham gia, theo dõi.
    Ngoài những người cộng sự giúp việc là con cháu của cụ, còn có cả những người giữ chức vụ cao cũng tham gia. Chẳng hạn sau khi nghỉ hưu, cố Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận là ông Tám Hiền cũng ngày đêm theo cụ Tiệp lên núi Tàu tìm kho báu. Thậm chí chính quyền tỉnh Bình Thuận gần ba chục năm qua ủng hộ cụ Tiệp tìm kho báu.
    UBND tỉnh Bình Thuận liên tiếp trong nhiều năm cấp phép, gia hạn, chấm dứt, rồi lại cấp phép cho cụ khoan thăm dò, đào núi, thậm chí là cho đánh mìn để khai quật kho báu núi Tàu.
    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu - ảnh 4
    PV Thanh Niên và cụ Tiệp trong lần đi núi Tàu năm 2013 và nghỉ chân bên quán nước ven đường
    Giữa năm 2015, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức có văn bản không đồng ý gia hạn và đề nghị ngưng tìm kiếm kho vàng núi Tàu. Nhưng với cụ Tiệp, niềm tin về kho báu núi Tàu không “bao giờ tắt”.
    Cụ từng nói với tôi, “Ông không tìm ra được thì con cháu ông nhất định phải tìm ra kho báu này cho ngân khố quốc gia”.
    Khi xuất bản cuốn sách “Sắc màu” (Nhà xuất bản Thanh niên), tôi chủ ý đưa vào sách tới 5 ký sự về quá trình tìm kiếm kho vàng trên núi Tàu của cụ Tiệp. Tuy nhiên, viết về cụ Tiệp bao nhiêu thì vẫn chưa bao giờ là đủ.
    Giờ đây, cụ Tiệp đã ra đi mãi mãi, để lại niềm tin về kho báu núi Tàu “chưa có hồi kết”. Dành cả một quãng đời của mình cho công cuộc đi tìm kiếm kho báu núi Tàu. Cho dù cụ chưa kiếm được, nhưng với công sức, tiền bạc cụ từng bỏ ra mấy chục năm qua đã là quá lớn. Với tôi, cụ đã tìm được nhiều thứ, chứ không chỉ có vàng.
    Đó là ý chí, niềm tin và sự kiên định bền bỉ của một con người. Xin thắp một nén nhang tỏ lòng khâm phục một con người “huyền thoại”.
    Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu - ảnh 5
    Một góc công trường tìm kiếm kho vàng trên sườn núi Tàu của cụ Tiệp năm 2011
    Xin chia buồn với anh Tí, anh Đăng, anh Sáu, anh Đức và đặc biệt là Trần Phương Hồng, người con út của gia đình từng lái xe chở cha mình đi núi Tàu về TP.HCM như con thoi trong những năm cuối đời của cụ.
    Quế Hà
    http://thanhnien.vn/doi-song/vinh-biet-nguoi-ca-doi-tim-kiem-kho-vang-4000-tan-o-nui-tau-712377.html



    Thứ sáu, 10/6/2016 | 22:12 GMT+7


    Ông Trần Văn Tiệp, người tin rằng quân Nhật đã để lại kho vàng ở núi Tàu (Bình Thuận) trong Thế chiến thứ hai đã qua đời tại Sài Gòn.

    Trưa 10/6, cụ Trần Văn Tiệp qua đời tại nhà riêng ở quận Phú Nhuận, TP HCM, thọ 101 tuổi. Ông là người đã bỏ nhiều tiền của và phần lớn quãng đời để tìm kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
    Ông Tiệp quê gốc ở Hải Phòng, vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi. Thời chống Pháp, ông từng tham gia cách mạng. Khi còn sống, cụ có tấm bản đồ được cho là dẫn đến kho báu ở núi Tàu.
    cu-ong-hon-20-nam-tim-kho-vang-4000-tan-o-nui-tau-qua-doi
    Núi Tàu, nơi được cho có chứa kho vàng ở Bình Thuận. Ảnh: Tư Huynh
    Ông cho rằng, vào cuối Thế chiến thứ II, khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, tướng Yamashita đã đưa 18 con tàu chở khoảng 4.000 tấn vàng xuống một hòn núi sát biển thuộc vịnh Cà Ná để chôn giấu. Sau Thế chiến, nhiều người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng nhưng thất bại.
    Qua nhiều lần tìm kiếm tại núi Tàu, cụ Tiệp phát hiện một thanh kiếm Nhật, vài đồng tiền và đồ vật Nhật nên càng tin tưởng vào hướng đi của mình.
    Được phép của chính quyền địa phương, năm 1993, ông Tiệp thuê máy móc tiến hành đào bới, thăm dò kho báu. Lúc này, cùng hợp tác có ông Tám Hiền, nguyên Bí thư tỉnh Thuận Hải cũ (nay là Ninh Thuận và Bình Thuận). 
    Hơn 20 năm ông Tiệp đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để truy tìm kho báu với nhiều biện pháp thủ công cũng như hiện đại, kể cả việc dùng nhà ngoại cảm, tiêu tốn nhiều tiền của nhưng đều vô vọng.
    cu-ong-hon-20-nam-tim-kho-vang-4000-tan-o-nui-tau-qua-doi-1
    Khu vực đào bới để tìm vàng trên núi Tàu. Ảnh: Hoàng Trường
    Ngoài ra, trong quá trình ông Tiệp thăm dò, địa phương cũng mất nhiều công sức và thời gian cho công tác quản lý nhà nước. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công an, quân đội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh được phân công giám sát hoạt động khai thác thăm dò của nhóm ông Tiệp. 
    Sau 6 lần cấp phép, ngày 10/3/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản không cho triển khai tiếp việc tìm kiếm kho báu ở núi Tàu; yêu cầu ông Tiệp hoàn thổ, trả lại hiện trạng núi Tàu như cam kết. 
    Duy Trần
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cu-ong-hon-20-nam-tim-kho-vang-4-000-tan-o-nui-tau-qua-doi-3417926.html





    Bổ sung 3 (04/3/2016): Tin mới.


    Nóng: Một người dân trình báo đã phát hiện “kho báu núi Tàu“

    Ba vị trí mà một người dân trình báo là "kho báu núi Tàu" cách nơi ông Trần Văn Tiệp đã từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm gần 1 km.

    Sáng 4/3, một người (xin giấu tên) sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã đến trụ sở UBND xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để trình báo về ba vị trí ghi là nơi cất giấu "kho báu núi Tàu" hàng ngàn tấn vàng của quân đội Nhật Bản chôn giấu sau thế chiến thứ 2.
    Người này trình bày đã nhiều năm nghiên cứu, dày công tìm kiếm, thăm dò và khẳng định ba vị trí đã định vị là hoàn toàn chính xác là kho chứa vàng. Đồng thời ông này cũng đề nghị chính quyền xã đi thực địa ba vị trí nói trên để lập biên bản hiện trường, ghi nhận tình hình thực tế và đề đạt nguyện vọng chính quyền có phương án bảo vệ, thẩm định, triển khai khai quật. 
    Lãnh đạo UBND xã Phước Thể đi thực địa, trưa 4/3.
    Ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Phước Thể, cùng đại diện công an, tư pháp, xã đội xã Phước Thể  đã cùng đi thực địa hiện trường. 
    Theo ghi nhận của chúng tôi, ba địa điểm nghi là kho chứa vàng cách nhau khoảng 500-700 m ở một khu vực khá hẻo lánh, cách bờ biển chừng vài chục mét. Người này khẳng định kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10 m, dưới lớp bê tông dày 40 cm. 
    Điều đáng nói, ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi ông Trần Văn Tiệp đã từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm chỉ gần 1 km.
    Sau hai giờ thực địa, ghi nhận tình hình tại UBND, chính quyền xã đã lập biên bản tiếp nhận thông tin người dân trình báo và thực tế hiện trường, mô tả vị trí ghi kho chứa vàng.
    Ông Long cho hay trước mắt chính quyền tiếp nhận thông tin trình báo của người dân và lập biên bản hiện trường, hiện trạng, sau đó sẽ xin ý kiến chỉ đạo từ cơ quan chức năng.
    Theo Pháp luật TPHCM



    http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nong-mot-nguoi-dan-trinh-bao-da-phat-hien-kho-bau-nui-tau-645612.html





    "Kho báu núi Tàu cách biển chỉ vài chục mét"


    Người đàn ông vừa xuất hiện cho rằng “kho báu” núi Tàu được chôn ở ba vị trí chứ không phải trên đỉnh núi như thông tin trước đây.
    “Đúng là có việc một người đàn ông vừa trình báo cho chính quyền xã Phước Thể về ba vị trí của “kho báu” núi Tàu.
    Sở VH-TT&DL đang chờ báo cáo của UBND xã Phước Thể để xem xét trình UBND tỉnh” - ngày 6-3, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận, Tổ trưởng Tổ giám sát dự án thăm dò, khai thác tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu, xã Phước Thể, Tuy Phong, cho biết.
    “Kho báu không nằm trên đỉnh núi”
    Ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Phước Thể, thông tin thêm:
    Sáng 4-3, một người đàn ông (giấu tên) cư ngụ tại TP.HCM đến trụ sở UBND xã trình báo về việc mình có đầy đủ tài liệu, hồ sơ về “kho báu” núi Tàu (theo dư luận là chứa 4.000 tấn vàng do quân đội Nhật Bản chôn giấu sau Thế chiến thứ hai).
    kho báu núi Tàu
    Đỉnh núi Tàu đang được hoàn thổ, san lấp các hố đào và những hố đánh mìn nham nhở. Ảnh: P.NAM
    Người này khẳng định hàng chục năm qua nhiều người đã sai lầm khi tập trung khai thác “kho báu” trên đỉnh núi Tàu.
    Kỳ thực thì số lượng vàng khổng lồ được chôn giấu cách núi Tàu khoảng 1 km, có ba địa điểm và chỉ cách biển Phước Thể vài chục mét.
    “Khi đi thực địa cùng tôi và đại diện công an, tư pháp xã, người này chỉ ra ba vị trí và cho biết “kho báu” được chôn ở độ sâu từ 7 đến 10 m, nằm dưới lớp bê tông dày khoảng bốn tấc.
    Chúng tôi chỉ ghi nhận vì không có phương tiện kiểm tra. Riêng cá nhân tôi thì thấy chuyện này viển vông quá!” - ông Long chia sẻ.
    Hơn 20 năm tìm kiếm ròng rã
    “Kho báu” núi Tàu từng được ông Trần Văn Tiệp (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) đeo đuổi hàng chục năm qua. Từ năm 1993 đến tháng 3-2015, ông Tiệp được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép và gia hạn nhiều lần để thăm dò “kho báu” nhưng không có kết quả.
    Ngoài ông Tiệp, còn có ít nhất hai người nữa cho rằng mình đang nắm trong tay “mật đồ” của “kho báu”.
    Cụ thể, ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay), từng khẳng định vào năm 1987 ông đã có một số bằng chứng về việc quân đội Nhật chôn giấu kho báu tại núi Tàu trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
    Năm 1976, tỉnh Thuận Hải đã cho thợ lặn ra Cù Lao Câu cách núi Tàu hơn 3 hải lý tìm những con tàu Nhật Bản đắm dưới biển.
    Kết quả những con tàu đắm ở vùng biển này đều rỗng ruột nên họ tin rằng sau khi bốc vàng lên đất liền, những con tàu vận chuyển được đánh đắm để giữ bí mật.
    Với niềm tin như vậy, từ năm 2001 đến 2003, ông Hiền và ông Tiệp bắt tay nhau để biến ước mơ về “kho báu” thành sự thật nhưng đều thất bại.
    Ngoài ra, tấm mật đồ “kho báu” còn có thêm một dị bản khác của anh TVA ngụ thị trấn Liên Hương (Tuy Phong).
    Theo anh A., cha của anh là trung đội trưởng lính bảo an từng nhận lệnh dẫn trung đội của mình bảo vệ cho nhóm người Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống núi Tàu tìm “kho báu” vào năm 1971.
    Đặc biệt, ông nội của ông từng là công nhân gác ghi của đề-pô xe lửa Vĩnh Hảo đã phát hiện ánh đèn sáng rực suốt 18 đêm trên đỉnh núi Tàu vào năm 1943.
    Sau đó cả ông nội và người cha đã dẫn anh A. lên đỉnh núi Tàu để tự vẽ lại tấm bản đồ vị trí “kho báu”. Thật kỳ lạ là tấm bản đồ này gần như trùng khớp với vị trí khai thác chính và những tài liệu mà ông Tiệp có được.
    Tuy nhiên, khi anh A. đề nghị trao tấm bản đồ, đổi lại anh được chia một phần “kho báu” thì ông Tiệp kiên quyết khước từ.
    Đến nay anh A. vẫn cho rằng vị trí ông Tiệp đào là đúng nhưng cửa hầm sai bét do không căn cứ vào tấm bản đồ ba thế hệ của anh ta.
    Những tưởng sau hàng chục năm dò tìm không kết quả, “kho báu” núi Tàu sẽ chìm vào quên lãng. Nhưng với thông tin mà người đàn ông cung cấp ngày 4-3, một lần nữa câu chuyện “kho báu” núi Tàu lại nóng lên và chưa biết bao giờ kết thúc!
    Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Thuận, cho biết số tiền ông Tiệp ký quỹ 500 triệu đồng đang được dùng vào việc hoàn thổ, san lấp các hố đào và những hố đánh mìn nham nhở trên đỉnh núi Tàu.
    (Theo PL TP.HCM)

    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/292683/kho-bau-nui-tau-cach-bien-chi-vai-chuc-met.html






    Bổ sung 2 (17/4/2015): Kết quả hiện tại.

    Chấm dứt cho tìm kiếm kho báu 4.000 tấn vàng Núi Tàu

    10/03/2015 16:45 GMT+7

    TTO - Sau nhiều lần gia hạn cho gia đình ông Trần Văn Tiệp đầu tư tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn tại Núi Tàu, cơ quan chức năng Bình Thuận đã chủ trương kết thúc cuộc thăm dò này.
    Một khu vực được đào lên ở Núi Tàu để tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH
    Tỉnh ủy Bình Thuận đã ra thông báo thống nhất chủ trương chấm dứt việc thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong).
    Đồng thời, yêu cầu gia đình ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, ngụ TP.HCM, chủ đầu tư thăm dò) hoàn thổ, khôi phục lại môi trường tại khu vực đã tác động thăm dò theo cam kết.
    Quyết định trên đã chính thức kết thúc hành trình trên 20 năm đi tìm kho báu nghi chôn giấu ở Núi Tàu của ông Trần Văn Tiệp. Tỉnh Bình Thuận trước đó cũng đã nhiều lần gia hạn cho hoạt động thăm dò "kho báu".
    Các cơ quan chức năng của Bình Thuận đã có báo cáo cho lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định không có một dấu hiệu nào cho thấy có tài sản bị nghi chôn giấu ở Núi Tàu, mặc dù các đơn vị thăm dò đã đào đất, khoan và nổ mìn theo phương pháp hiện đại.
    Ông Trần Văn Tiệp (bìa trái) trong một lần xem xét quá trình tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH
    Giai đoạn 1993 đến tháng 10-2011, ông Trần Văn Tiệp và một số cộng sự tổ chức thăm dò, đầu tư nhiều tiền của để tìm manh mối về kho báu nghi chôn giấu tại đây.
    Ông Trần Văn Tiệp tin vào câu chuyện có khoảng 4.000 tấn vàng do một vị tướng lãnh người Nhật Bản chôn giấu ở Núi Tàu trong thế chiến thứ 2.
    Đến ngày 10-10-2011 UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu này. Việc thăm dò được thực hiện trong 9 tháng (từ ngày 10-10-2011 đến 10-7-2012).
    Ông Trần Văn Tiệp đã ký quỹ 500 triệu đồng gửi vào kho bạc Nhà nước Bình Thuận để chuẩn bị cho việc hoàn thổ sau khi kết thúc việc thăm dò.
    Tổ giám sát của tỉnh Bình Thuận thường xuyên giám sát thực địa, kiểm tra hiện trường và hướng dẫn đơn vị thăm dò làm đúng theo kế hoạch và tiến độ thi công của phương án được duyệt.
    Ông Trần Văn Tiệp còn mời cả một nhà ngoại cảm định vị các điểm khoan thăm dò. Đồng thời, mời tiến sĩ Vũ Văn Bằng, là kỹ sư nghiên cứu địa chất làm việc tại Công ty CP nghiên cứu môi trường Tia Đất (Hà Nội), dùng máy đo bức xạ điện từ trường để khảo sát.
    Tiếp đó UBND tỉnh Bình Thuận cho gia hạn thời gian thăm dò đến ngày 10-10-2012 sau quá trình tìm kiếm không thấy kho báu.
    Sau đó hoạt động thăm dò kho báu lần thứ 2 được cho gia hạn đến hết ngày 30-6-2013.
    Lần thứ 3 cho gia hạn kéo dài thêm 1 năm nữa, đến 31-12-2014 và đơn vị thăm dò đã cho nổ mìn công nghiệp 7 đợt, tổng số lượng thuốc nổ là 1.889kg, khối lượng đất đá được múc lên 610m3 từ các hố nổ mìn.
    Hết thời hạn trên không thấy gì, gia đình ông Trần Văn Tiệp vẫn xin cho gia hạn nữa, nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu tại đây.
    Đến nay, Tỉnh ủy Bình Thuận đã đưa ra quyết định cuối cùng chấm dứt việc thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu.
    Một cán bộ tham gia giám sát quá trình thăm dò nhận định việc thăm dò kho báu chỉ là niềm tin của ông Trần Văn Tiệp.
    Trong suốt quá trình tìm kiếm kho báu trên, tỉnh Bình Thuận cũng đã cử ra một tổ công tác chuyên thực hiện việc giám sát hoạt động thăm dò.
    NGUYỄN NAM

    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150310/cham-dut-cho-tim-kiem-kho-bau-4000-tan-vang-o-nui-tau/718652.html



    Bổ sung 1 (17/4/2015): Câu chuyện 4 ngàn tấn vàng ở Bình Thuận đã kéo dài nhiều năm nay. Bài của Thanh niênDân trí.

    Bí ẩn kho vàng 4.000 tấn ở Bình Thuận


    Thứ Năm, 10/02/2011 - 09:22

    Hơn nửa thế kỷ qua, câu chuyện về “kho vàng 4.000 tấn do quân đội Nhật chôn giấu ở núi Tàu” (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) được thêu dệt như một huyền thoại. Và cuộc tìm kiếm kho vàng này kéo dài gần 20 năm nay vẫn chưa vào hồi kết.

    Chỉ với vài thông tin mỏng manh, một người đàn ông đã bỏ gần cả đời người theo đuổi cái gọi là “kho vàng núi Tàu”. Đến nay, dù gần đất xa trời, nhưng ông vẫn chưa từ bỏ ý định tìm kiếm.

    Niềm tin kho vàng 4.000 tấn

    “Ngay từ năm 1957, tôi đã có những thông tin về kho vàng này. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, tôi phải âm thầm giữ bí mật nguồn thông tin. Sau ngày giải phóng, tôi vẫn chưa chính thức tìm kiếm vì thiếu “đồng minh cùng chí hướng”, cho đến ngày gặp được ông Tám Hiền (Lê Văn Hiền, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải, đã mất năm 2010 - PV) thì kế hoạch đi tìm kho vàng của tôi mới trở thành hiện thực”, trong căn nhà khá khang trang trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (TPHCM), ông Trần Văn Tiệp mở đầu câu chuyện đi tìm kho vàng ở núi Tàu như thế.

    Theo những người dân ở xã Phước Thể (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), sở dĩ gọi là núi Tàu là vì ngọn núi này gần với vùng biển ngày xưa có tàu chiến của quân đội Nhật chìm. Cũng có người gọi là núi Mây Tào và cho rằng từ này xuất phát từ tiếng của người Chăm xưa.

    Ông Tiệp nói rằng, trong tay ông có rất nhiều hồ sơ cho biết vào cuối thế chiến thứ II, sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, vị tướng Yamashita đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) trú ẩn.

    Ông Trần Văn Tiệp (phải) và ông Tám Hiền tại núi Tàu năm 1999

    Tuy nhiên, sau đó lực lượng không quân của quân đồng minh đã đánh chìm 66 tàu của quân đội Nhật xuống khu vực này. Còn lại 18 tàu khác kịp thời chạy thoát và sau đó chính quân đội Nhật đã đưa số vàng khoảng 4.000 tấn vàng xuống một hòn núi sát với vùng biển này. Sau này mới biết đây là núi Tàu. Sau thế chiến thứ II, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại.

    “Sở dĩ quân đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là do thuận tiện giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn nữa, họ chôn gần một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này”, ông Tiệp nói chắc nịch.

    Niềm tin càng tăng thêm khi ông Tiệp tìm kiếm được một thanh gươm cùng với vỏ bao gươm của Nhật đã cũ; đồng tiền 10.000 yen; một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần; hai phù hiệu Hắc Long bằng kim loại... Những “báu vật” này, theo ông Tiệp được tìm thấy ở núi Tàu là vật chứng thể hiện kho vàng vẫn quanh quẩn đâu đây.

    Đến năm 1992, ông Tiệp như “bắt được vàng” khi xuất hiện một người tên Trần Xuân Hà, người ở huyện Tuy Phong xung phong... chỉ điểm vị trí của kho vàng ở núi Tàu. Từ đây, ông quyết định phải khai quật kho vàng này.

    Nhờ nhà “ngoại cảm” tìm vàng

    Ngày 16/10/1993, ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khi đó chính thức cấp giấy phép cho ông Trần Văn Tiệp được “tìm kiếm kim loại” tại núi Tàu. Có được “bảo bối” này trong tay, ông Tiệp thuê kỹ sư địa chất tên là Hoàng Vân Trường kiêm nhà “ngoại cảm” ở Phú Thọ vào núi Tàu để tìm kho vàng.

    Công việc tìm kiếm tiến hành từ đầu năm 1994. Thời kỳ này, ông Tiệp chủ yếu thuê nhân công đào bới, tìm kiếm bằng tay. Sau đó, thấy không hiệu quả, ông Tiệp đã thuê cả xe ủi, xe múc lên sườn phía đông núi Tàu xới bung cả một vệt núi đá.

    Sau 3 tháng sử dụng xe cơ giới tìm kiếm, ông Tiệp mừng rỡ khi những người cộng sự báo cáo tiếp cận được cửa hầm nằm dưới một lớp đá sâu 3m với nội dung “Cửa hầm kho vàng có chiều rộng chừng 24 mét, chiều dài chừng 80 mét. Cửa được xếp bằng một lớp đá thạch như hình chiếc ê-ke. Nhiều phiến đá được dán dính vào nhau bằng một lớp vôi rất tinh xảo”.

    Những "báu vật" của ông Tiệp thu từ núi Tàu

    Báo cáo này càng làm cho ông Tiệp thêm nung nấu ý chí tìm kiếm vì nó trùng khớp với thông tin mà ông thu thập được vào năm 1969 từ một người Mỹ đã đến đây tìm kiếm (về kích thước kho vàng này giống y như kết quả mà các cộng sự của ông tìm thấy). Tại cửa hầm vàng, ông Tiệp cho rằng đã tìm thấy vết tích của bàn tay con người còn in lại trên nhiều phiến đá được ghép lại với nhau bằng một lớp vôi hoặc lanh ke dẻo.

    “Ở giai đoạn những năm 1944-1945, chỉ người Nhật mới có được kỹ thuật tinh xảo như thế này”, ông Tiệp khẳng định. Cũng theo ông Tiệp, sau khi tìm được cửa hầm thì vị trí kho vàng có thể nằm sâu 40 mét dưới lớp đá phía đông núi Tàu.

    Thời điểm này, công việc khai thác kho vàng ngày càng trở nên khẩn trương và cấp thiết. Để nhanh chóng “tiếp cận” kho vàng, ông đã bỏ ra hàng trăm cây vàng thuê nhân công, xe xúc, xe ủi rầm rộ kéo lên núi Tàu. Ròng rã 10 năm liền (từ 1993 đến 2003), đích thân ông Tiệp cùng với ông Tám Hiền lên tận núi Tàu chỉ huy đào bới hàng nghìn mét khối đất đá, nhưng kho vàng 4.000 tấn vẫn không thấy đâu...

    Về những dấu vết của cửa hầm, trao đổi với Thanh Niên, ông Hàn Đắc Thuận, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong nhận định: “Việc ông Tiệp cho rằng có dấu vết lắp ghép các phiến đá bằng một lớp vôi ở “cửa hầm vàng” là có bàn tay của con người, tôi cho đó chỉ là sự ngẫu nhiên. Vì ở Tuy Phong, có khối các sườn núi có loại đá như thế”.

    Kho báu 100 tỉ USD!

    Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915, quê gốc ở Hải Phòng, di tản vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi. Thời chống Pháp, ông từng tham gia cách mạng. Suốt từ năm 1957 đến nay, ông chỉ chăm chú một việc mà theo ông cho đó là công trình của đời mình: khai thác kho vàng núi Tàu.

    Theo ông Tiệp, kho vàng núi Tàu có không ít hơn 4.000 tấn, đó là chưa kể kho vàng của người Chăm xưa chôn ở gần đó chừng 1.000 tấn. Cộng với châu báu khác nữa thì kho vàng núi Tàu trị giá không dưới... 100 tỉ USD!

    (Còn tiếp...)

    Theo Thanh Niên
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/bi-an-kho-vang-4000-tan-o-binh-thuan-456504.htm


    Bí ẩn kho vàng 4.000 tấn


    08/02/2011 00:47

    http://www.thanhnien.com.vn/phong-su/bi-an-kho-vang-4000-tan-284694.html


    5 nhận xét:

    1. Thằng chó Đông La là thằng tâm thần bị con mụ Hòa cho rúc váy nên ngu đần nói quàng, nói xiên mà sao cứ nhắc tới nó hoài vậy. Tôi mà tôi gặp được nó tối đấm cho vỡ cái mặt giống cái lồn của máy con cave của nó liền

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Comment này của bác đã phạm qui về cách sử dụng ngôn từ.

        Xóa
      2. Trọng lượng riêng của vàng là 19,4Kg/1dm3. Nếu khối vàng có kích thước dài 2 gang tay, rộng 1 gang tay, cao 1 gang tay. Tạm cho 1 gang tay người lớn tương đương với 20cm. Vậy trọng lượng của 1 thỏi vàng ông Chế Quang Lạng nhìn thấy lính Nhật đang vận chuyển là 40cm x 20cm x 20cm = 16dm3 x 19,4kg/dm3 = 310,4Kg. Với trọng lượng này ít ra cũng phải 6 người lính dùng đòn khiêng mới di chuyển được. Nếu bê trực tiếp thì không có chỗ để đặt tay.

        Xóa
    2. Bổ sung 3 (04/3/2016): Tin mới.


      Nóng: Một người dân trình báo đã phát hiện “kho báu núi Tàu“
      Cập nhật lúc: 19:43 04/03/2016

      Ba vị trí mà một người dân trình báo là "kho báu núi Tàu" cách nơi ông Trần Văn Tiệp đã từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm gần 1 km.

      Sáng 4/3, một người (xin giấu tên) sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã đến trụ sở UBND xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để trình báo về ba vị trí ghi là nơi cất giấu "kho báu núi Tàu" hàng ngàn tấn vàng của quân đội Nhật Bản chôn giấu sau thế chiến thứ 2.
      Người này trình bày đã nhiều năm nghiên cứu, dày công tìm

      Trả lờiXóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.