Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/06/2014

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).



Những tác phẩm khác của cụ Phổ, theo giới thiệu của trang Hoàng Tuấn Công.


Tháng 6 năm 2014,
Giao Blog

---

Chép nguyên về từ Tuấn Công Thư phòng.

Hoàng Tuấn Phổ



Một số tác phẩm 
của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ








Miếng Võ Gia Truyền-HOÀNG TUẤN PHỔ-NXB Kim Đồng-1983

















(còn tiếp chưa cập nhật)



Giới thiệu sách:

Những làng cổ tiêu biểu ở Thanh Hoá 

của Hoàng Tuấn Phổ

Dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hoá – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” của Chính phủ giao cho Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện, và sách “Những làng cổ tiêu biểu ở Thanh Hoá” của Hoàng Tuấn Phổ được chọn xuất bản, giới thiệu đợt đâù do NXB Dân Trí, Hà Nội ấn hành quý I - 2010.

Như tiêu đề đã nêu, đây là những làng cổ tiêu biểu, nhưng tiêu chí tiêu biểu là gì, công việc lựa chọn thế nào cho hợp lý, phản ánh đúng thực tế một vùng đất cổ, tối cổ như xứ Thanh thật không dễ dàng. Trong hàng ngàn ngôi làng cổ ở Thanh Hoá, mỗi ngôi làng có nhiều cái tiêu biểu, tác giả Hoàng Tuấn Phổ đã chọn cái tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất trong mọi cái tiêu biểu của tất cả các ngôi làng
cổ. Đó là làng quê những anh hùng dân tộc, vua chúa, tướng lĩnh mà công lao sự nghiệp của họ in dấu vàng son, vĩnh viễn không phai mờ trong lịch sử dân tộc. Mô tả hết những bức tranh 
làng cổ đặc sắc, khảo sát hết những giá trị vật chất, tinh thần trong những ngôi làng cổ Thanh Hoá, là công việc vô cùng khó, phải dùng đến nhiều vạn trang sách. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Hoàng Tuấn Phổ, sau khi viết về hàng loạt những ngôi làng cổ xứ Thanh in trên báo chí đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tài trợ công trình “Những làng cổ  tiêu biểu ở Thanh Hoá”. Nếu tiêu chí cho loại làng cổ trung bình phải có 200 năm tuổi, Thanh Hoá tính đến hết thế kỷ XVIII là trên 1.600 đơn vị. Tất nhiên, trong khoảng 200 năm trở lại đây, không ít làng cổ đã bị xoá sổ, vì nhiều lý do, một số làng khác phải chia ra nhập vào để mang tên tuổi khác, và một số đáng kể biến đổi không còn là làng cổ. Một trong những ngôi làng cổ có thể xác định sớm nhất về lịch sử là làng Sơn Ôi, huyện Yên Định, quê hương bản quán của hai anh em họ Khương: Công Phụ, Công Phục đều đỗ tiến sĩ đời Đường Đức tông (780-803). Một làng khác ra đời sớm hơn, làng Trường Xuân, huyện Đông Sơn, trước thế kỷ VI, đời Tuỳ là đô trị quận Cửu Chân, nơi phát hiện tấm bia đá cổ nhất nước ta. Nghĩa là trước Lê Ngọc hàng trăm năm, Trường Xuân đã nổi tiếng trong vùng, một làng cổ trung tâm của những làng cổ. Cùng với Trường Xuân hoặc sau Trường Xuân ít lâu còn có các làng: Đồng Pho, Phù Liễu, Y Xá…(Đông Sơn). Họ đến cư ngụ đất này, không phải từ Lê Ngọc, thứ sử Ái Châu đời Tuỳ (603-617) mà từ cụ tổ Lê Hầu, sau đời Tấn Vĩnh Gia (280-420). Càng về sau, dấu tích những ngôi làng cổ lưu lại càng nhiều hơn, đậm đặc hơn, như giáp Bối Lý, giáp Dương Xá, giáp Viên Khê (thế kỷ IX, X), hương Yên Duyên, hương Đại Lại, hương Ngọc Sơn, hương Lam Sơn (thời Lý, thời Trần) Từ thời Lê sơ, làng xã đua nhau ra đời với những quy định chặt chẽ của triều đình phong kiến…
          Tuy nhiên, nhiều làng cổ không còn nhớ mình gốc tích từ đâu đến, đến từ bao giờ, quá trình hình thành và phát triển ra sao. Có chăng, hầu hết là truyền thuyết, những ký ức không phai mờ trong trí nhớ người già.
Nhìn vào làng cổ trung du, đồng bằng Thanh Hoá, đâu đâu cũng hiện lên những bức tranh đặc sắc. Sách “Những làng cổ tiêu biểu ở Thanh Hoá” sau chương mở đầu “Phác hoạ làng cổ Thanh Hoá”, tác giả tập trung, đi sâu vào 6 ngôi làng cổ:
1- Làng quê Bà Triệu.
2- Làng quê Dương Đình Nghệ.
3-   Làng quê Lê Hoàn.
4-   Làng quê Hồ Quý Ly.
5-   Làng quê Lê Lợi.
6-   Làng quê Nguyễn Hoàng.  

Tuỳ theo dấu ấn địa lý – lịch sử của từng nhân vật lịch sử, ở mỗi làng quê lịch sử ấy, tác giả dùng bút pháp tổng hợp, khai thác tất cả những gì có thể khai thác, về các mặt thiên nhiên, lịch sử, khảo cổ, dân tộc học, lễ hội dân gian, danh lam thắng địa, thơ văn…để làm nổi bật các làng quê thuộc loại đặc sắc nhất của đất nước, quê hương. Với “Những làng cổ tiêu biểu ở Thanh Hoá”, một thành tựu mới của Hoàng Tuấn Phổ, tác giả đã khắc hoạ công phu bằng hơn 300 trang viết về những nhân vật, những làng quê mãi mãi tự hào của quê hương đất nước Việt Nam ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.