Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/05/2014

"Công thư" là cái gì, Đảng và Chính phủ hai nước vốn chỉ biết "Công hàm" thôi

Mấy ngày nay, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sử dụng từ "công thư" (CÔNG THƯ). Rất đột nhiên, và quả thật, khách quan mà nhìn, thì không thể nói khác đi rằng, đó là một cách dùng từ tùy tiện đến khó hiểu của những người đại diện cho bộ mặt ngoại giao của đất nước.

Ngay từ đầu, vốn đó là "công hàm". Hai năm rõ mười như thế này (báo Nhân Dân năm 1958, lấy lại ảnh từ entry cũ):




Cái này cũng là công hàm nhé:




Dưới đây là lưu bài về "công thư".

---


LƯU TƯ LIỆU


http://www.tienphong.vn/xa-hoi/cong-thu-1958-khong-de-cap-hoang-sa-truong-sa-708560.tpo


06:35 ngày 24 tháng 05 năm 2014


Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa, Trường Sa

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đang trả lời báo chí chiều ngày 23/05/2014. ảnh: Như Ý
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đang trả lời báo chí chiều ngày 23/05/2014. ảnh: Như Ý
TP - Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho lãnh đạo Trung Quốc năm 1958 không đề cập đến Trường Sa và Hoàng Sa; chính quyền Bắc Việt Nam khi đó không thể cho Trung Quốc thứ không thuộc về mình. Vì thế, việc Trung Quốc viện vào công thư đó để khẳng định Hoàng Sa thuộc về họ là không có cơ sở.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, khẳng định như vậy trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23/5 về tình hình biển Đông. Công thư không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ tán thành khu vực 12 hải lý của Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa khi đó nằm dưới vĩ tuyến 17, khu vực do Việt Nam Cộng hòa quản lý, phù hợp với Hiệp định Geneva 1954. 

VietnamNet: Xin cho biết giá trị pháp lý của công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng?

Ông Trần Duy Hải: Đó là văn bản ngoại giao, có giá trị pháp lý với những vấn đề nêu trong đó. Việt Nam tôn trọng 12 hải lý của Trung Quốc, nhưng công thư đó không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị của công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Khi đó, Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Geneva 1954. Bạn không thể cho người khác những gì bạn không có. Công thư không có giá trị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa. 

Pháp luật TPHCM: Theo quan điểm Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa có phải quần đảo tranh chấp hay không? Trung Quốc nói rằng giàn khoan nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý. Phạm vi này có áp dụng với các hòn đảo khác của Trường Sa và Hoàng Sa không?

Ông Trần Duy Hải: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm vào năm 1974. Sau đó, ông Đặng Tiểu Bình nói hai nước có bất đồng về Hoàng Sa và cần đối thoại để giải quyết. Việc này được ghi lại trong Bị vong lục 1988 và sau đó được đăng trên Nhân dân Nhật báo (của Trung Quốc). Vì thế, Trung Quốc nói rằng, vị trí mà họ đặt giàn khoan dầu không có tranh chấp là đi ngược lại với tuyên bố của lãnh đạo cấp cao của họ. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế (Bộ Ngoại giao): Quan điểm chính thức của Nhà nước là áp dụng Luật Biển có hiệu lực từ 1/1/2013, trong đó quy định việc xác định chủ quyền các vùng biển, phạm vi hải lý tuân thủ theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nếu xét theo UNCLOS, chỉ có các đảo luôn nổi, thích hợp với đời sống con người, có đời sống kinh tế riêng thì mới có lãnh hải tối đa 12 hải lý.


Phòng họp báo quốc tế về tình hình biển Đông chật kín phóng viên trong nước và quốc tế. Ảnh: Như ý
Có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế

Dân Việt: Thủ tướng Việt Nam đã nói đến khả năng có hành động pháp lý đối với Trung Quốc. Nhà Trắng cũng đã lên tiếng ủng hộ. Việt Nam có chuẩn bị gì cho khả năng này để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Với tư cách thành viên Liên Hợp Quốc và UNCLOS, Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình bao gồm cả khả năng đưa ra các tòa án quốc tế. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình, trong đó sử dụng cả các cơ quan tài phán quốc tế, phù hợp với luật quốc tế. Sử dụng biện pháp pháp lý tốt hơn để xảy ra xung đột vũ trang. Lãnh đạo Việt Nam khẳng định không loại trừ bất kỳ khả năng đấu tranh hòa bình. Với tư cách cơ quan tư vấn của Chính phủ, chúng tôi có trách nhiệm chuẩn bị tất cả tư liệu cần thiết.

VnExpress: Chúng ta đang kiên trì các biện pháp hòa bình, nhưng trong thời gian tới có biện pháp kiên quyết hơn hay không?

Ông Trần Duy Hải: Thủ tướng cũng đã trả lời trong cuộc họp báo ở Philippines rằng, Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Thủ tướng khẳng định, nếu Việt Nam là nạn nhân thì chúng ta cũng phải tự vệ. Chúng ta sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền.


Dân Trí: Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tính từ đầu tháng 5, Việt Nam đã có 20 cuộc giao thiệp ngoại giao với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn chưa chịu rút giàn khoan. Thủ tướng khẳng định không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông. Đã đến lúc quá mức giới hạn kiềm chế của Việt Nam chưa? Xin cho biết quan điểm về 16 chữ vàng giữa hai nước?

Ông Trần Duy Hải: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ rất thiêng liêng với Việt Nam, không gì có thể đánh đổi. Vàng rất quý, nhưng độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ quý hơn vàng.



ASEAN và cả thế giới ủng hộ Việt Nam
VOV: Xin ông Lê Hải Bình (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao) bình luận về việc Trung Quốc nói Việt Nam hành động khiêu khích, đâm vào các tàu chấp pháp của họ? ASEAN đến nay mới chỉ có một tuyên bố chung trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24. Sắp tới, Việt Nam sẽ làm gì để tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN để giành lại chủ quyền đối với Hoàng Sa?

Ông Ngô Ngọc Thu - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam: Trong các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, họ đưa thông tin cáo buộc Việt Nam khiêu khích, sử dụng tàu hoạt động trên biển để đâm va vào đội tàu bảo vệ giàn khoan của họ. Đây là thông tin sai lệch, vu cáo. Thực tế hoạt động trên biển, thời kỳ cao điểm là ngày 20/5, họ sử dụng 137 chiếc tàu, trong đó có nhiều tàu chiến. Họ sử dụng súng phun nước, tạo sóng âm tần ảnh hưởng đến thính giác, sử dụng đèn pha công suất lớn chiếu vào tàu Việt Nam, tiếp tục đâm va, ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật trên biển. Việt Nam không sử dụng súng phun nước, vòi rồng, chỉ dùng loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm, kèm biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Các tàu Việt Nam bị đâm 20 lần, có tàu bị đâm va tới 4 lần. Những hình ảnh chúng tôi đã cung cấp cho báo chí, truyền hình cho thấy, chúng tôi không đâm va tàu Trung Quốc.
Ông Lê Hải Bình: Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 24 tại Myanmar vừa qua, những diễn biến phức tạp trên biển liên quan đến giàn khoan trái phép của Trung Quốc đã được các lãnh đạo cấp cao đề cập. Đặc biệt, lần đầu tiên từ 1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đã ra tuyên bố chung về vấn đề này. Đây là điểm nhấn trong hoạt động của ASEAN liên quan đến biển Đông. Ngoài tuyên bố chung của Hội nghị, các nước ASEAN cũng có tuyên bố riêng của mình bày tỏ lo ngại, kêu gọi các nước kiềm chế. Dư luận, chính giới quốc tế cũng ủng hộ Việt Nam. Trong thời gian tới, các lãnh đạo Việt Nam khi tham dự các hội nghị quốc tế và hội nghị song phương cũng sẽ đề cập đến vấn đề này phù hợp với tình hình và diễn biến thực địa.


Đại diện Đại sứ quán Úc: Cho đến nay, giàn khoan Hải Dương 981 đã ở khu vực đó 3 tuần. Liệu Việt Nam có bằng chứng cho thấy giàn khoan sắp khoan thăm dò ở đó chưa? Xin cho biết thỏa thuận giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam với phía Trung Quốc?

Ông Đỗ Văn Hậu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN): Rất khó trả lời giàn khoan Hải Dương 981 đã thăm dò chưa. Theo quy trình thông thường, thời gian đến nay đã đủ để khoan. Nhưng Việt Nam không tiếp cận được giàn khoan, nên không thể khẳng định được.


Ông Trần Duy Hải: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan để tìm giải pháp, nhưng Trung Quốc vẫn khước từ, và còn đưa ra nhiều luận điệu sai trái về quyền chủ quyền của họ ở biển Đông. Thứ trưởng Việt Nam cũng kêu gọi không nên sử dụng biện pháp quân sự vì không phù hợp với Luật quốc tế và phía Trung Quốc cũng tán đồng với Việt Nam.

Tiền Phong: Tuy nhiên, nhiều mạng xã hội và trang tin đăng hình ảnh và thông tin nói rằng, Trung Quốc đang đưa lực lượng và vũ khí đến sát biên giới Việt Nam. Sự thực là thế nào?


Ông Trần Duy Hải: Các hoạt động giao thương biên giới Việt - Trung diễn ra bình thường, chưa có thông tin Trung Quốc đưa quân gần biên giới. Trong cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao hai nước, hai bên nhất trí không sử dụng quân sự để giải quyết bất đồng.

PVN khai thác bình thường, đang hợp tác với ExxonMobil
Jiji Press: Trung Quốc nói trì hoãn một số chương trình hợp tác với Việt Nam. Xin cho biết đó là những chương trình gì và có tác động tới nền kinh tế Việt Nam không? Phía Việt Nam có dự đoán con số cụ thể về trữ lượng dầu cụ thể ở khu vực này không, trong khi số liệu của Mỹ và Trung Quốc khác nhau đến 10 lần?

Ông Trần Duy Hải: Các hoạt động giữa Trung Quốc và Việt Nam chưa có gì dừng lại. Có lẽ họ nói đến việc rút các lao động. Nhưng đây đều là các lao động phổ thông, có thể thay thế bằng lao động trong nước, nên việc này chưa ảnh hưởng gì đến Việt Nam. 

Ông Đỗ Văn Hậu: Nếu nói cả biển Đông, các nước Đông Nam Á đều đã có đánh giá trữ lượng dầu. Việt Nam cũng đã đánh giá có khoảng 4-6 tỷ tấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Việt Nam không tin những đánh giá của Mỹ và Trung Quốc. Toàn bộ khu vực giữa biển Đông, rất nhiều người đánh giá có nguồn dầu khí lớn, nhưng chúng tôi không lạc quan như vậy. Tại khu vực Trung Quốc đang đặt giàn khoan trái phép, PVN đã có thăm dò nhưng chưa khoan nên chưa thể khẳng định. Có thể khu vực này có dầu khí, nhưng chúng tôi đánh giá trữ lượng ở khu vực này không lớn.

Bằng chứng lịch sử
Hai đoạn phim được trình chiếu tại cuộc họp cung cấp bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam từ thời phong kiến và thời Pháp thuộc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ít nhất từ thế kỷ 17, các nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, tuân thủ đúng luật pháp, không bị quốc gia nào phản đối.
Thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp nhân danh nhà nước Việt Nam quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước đối với 2 quần đảo này.
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 nhằm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Đông Dương, Liên Xô đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đã bị 46/51 nước phản đối. Chính quyền Bảo Đại cũng khẳng định chủ quyền Việt Nam và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ ai.
Theo Hiệp định Hòa bình 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản quản lý chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố và hành vi thực tế khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.

---





Chép lại bình luận ở dưới (chép ngày 27/4/2020)


42 nhận xét:


  1. "Công hàm" là từ Hán Việt, vốn hay được sử dụng trong các trường hợp trang trọng, thay bằng "công thư" là từ dân dã hơn, có ý muốn giảm nhẹ tầm quan trọng của văn bản ấy đi. Một thủ thuật của giới ngoại giao thôi, thay đổi tên gọi để qua đó thay đổi bản chất sự việc.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Công thư" cũng là từ Hán Việt đó Nỡm ơi.
      Xóa
    2. Vâng, quả là tôi có nhầm chút, "công thư" cũng là từ Hán Việt, song chữ "thư" được sử dụng trong ngôn ngữ đời thường dân dã còn chữ "hàm" vốn chỉ dùng trong ngoại giao. Việc giảm nhẹ tầm quan trọng và chủ yếu hướng tới dư luận trong nước là rõ ràng. Đó là thủ pháp tuyên truyền, nhưng vấn đề chưa bao giờ và không bao giờ là cái công hàm đó. Vấn đề bao giờ cũng là Việt Nam muốn gì? Khi mục tiêu hợp lý thì tự nhiên công cụ sẽ hợp lý, còn không mọi công cụ đều sẽ là gánh nặng.
      Xóa
  2. Hạ từ "hàm" xuống "thư" nhằm giảm nhẹ tầm quan trọng của văn bản thì ai cũng biết, dù về mặt ngữ nghĩa có thật giảm không thì không biết. Nhưng có điều chắc là, việc giảm này là nhắm vào người trong nước, chứ chẳng phải để dùng trong đấu tranh với TQ. Thế mới hiểm.
    Trả lờiXóa
  3. Phản bác của VN, từ dư luận đến quan điểm chính thức, đối với việc TQ dựa vào "công thư" 1958 như một bằng chứng VN công nhận HS-TS là của TQ, dường như cũng chỉ để nhắm vào dư luận trong nước hơn là để dùng trong đấu tranh với TQ (song phương hay đa phương).

    Thêm nữa, hình như VN đã chính thức (hoặc có thỏa thuận ngầm nào đó) thừa nhận HS là của TQ. Đó là lí do TQ luôn cho rằng không có tranh chấp ở HS.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện tại, phía Bộ Ngoại giao chưa thấy công khai cách làm và ý nghĩa chuyển từ "công hàm" sang "công thư". Cứ làm thế thôi.

      Nhận định của hehe xem ra có hướng đúng thì phải, rằng "dường như cũng chỉ để nhắm vào dư luận trong nước hơn là để dùng trong đấu tranh với TQ ".

      Mình trả lời luôn: dư luận trong nước đã không chấp nhận được cách dùng ngôn từ như vậy, huống gì là Trung Quốc !
      Xóa
    2. Hạ công hàm xuống công thư khi mà ngay từ đầu nó đã là công hàm. Bảo công hàm không dính gì đến HS-TS nhưng lại ỉm đi, hay lấp lửng, nội dung tuyên bố mà công hàm "ghi nhận và tán thành".

      Những việc này rõ là chỉ để đối phó với người Việt (trong hoặc ngoài nước) chứ đem ra đấu lí với TQ hay tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế người ta cười cho.

      Mà để đối phó với người Việt, chứ không phải để lấy lại đảo biển, thì là gì nếu không phải là mị dân?

      Trong các phản bác của VN, phản bác cho rằng công hàm chỉ công nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ là buồn cười nhất. Ai đủ can đảm đưa phản bác này ra trước TQ hay quốc tế?

      Trong tất cả các lập luận của VN về công hàm, tôi chỉ thấy lập luận cho rằng khi ấy HS-TS nằm dưới sự quản lí của VNCH (nên mọi tuyên bố của VNDCCH về HS-TS là vô giá trị) là lập luận khả dĩ nhất.
      Xóa
  4. Cần phân biệt rõ những đảo TQ đã chiếm với toàn bộ quần đảo. Những đảo đã bị TQ không có các nào lấy lại, ngoại trừ có sức mạnh quân sự vượt trội, do đó phần đó ko thể có tranh chấp nữa. Việc đòi hỏi chủ quyền cả quần đảo bao gồm những đảo bị TQ chiếm chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần. Công việc thực tế là giữ để không bị mất thêm đảo và ngăn chặn TQ sử dụng những đảo đã chiếm để đòi thêm chủ quyền trên Biển Đông. Việc đánh chiếm thêm đảo khác thì hiện giờ TQ chưa dám nhưng đòi hỏi thêm chủ quyền là việc họ có thể làm được, nếu Việt Nam không chấp nhận thực tế đó, ngồi vào bàn đàm phán và tìm mọi cách hạn chế tối đa đòi hỏi của họ thì chính Việt Nam sẽ tự đẩy mình vào thế mất dần chủ quyền trên Biển Đông, việc quốc tế hóa tranh chấp không những không đảm bảo chủ quyền của VN mà ngược lại còn giúp các nước lớn dây máu ăn phần, kiếm chác trên lưng cả VN lẫn TQ. Kẻ cuối cùng thiệt hại lớn nhất bao giờ cũng là kẻ yếu mà không biết lượng sức mình.
    Trả lờiXóa
  5. Đây là 'sáng kiến' dư thừa đột xuất của Chính Phủ. Công hàm với chả công thư. Họ còn bảo VNCH lúc đó quản lý nên công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị. Tức là họ theo hướng phủ nhận giá trị công hàm hơn là theo hướng đó không phải công hàm giao HS cho TQ. Đó là cái ngu của Chính Phủ ngày nay và rất khác với cách bác bỏ lối diễn giải của TQ về CH Phạm văn Đồng của Chính Phủ VN năm 1979.

    Trần Công Trục và Trần Duy Hải còn đi xa hơn 1 bước khi bảo 'Theo HĐ Geneva, VNCH quản lý HS'. Đây là tội phỉ báng lịch sử, xuyên tạc HĐ Geneva và tố cáo Cụ Hồ và VNDCCH chia cắt đất nước, ký HĐ chia cắt đất nước. Đã ký vào 1 HĐ chia cắt lãnh thổ.

    Trần Công Trục và Trần Duy Hải đã vu cáo các lãnh đạo VNDCCH, xuyên tạc lịch sử. Đề nghị bộ công an vào cuộc làm rõ chuyện này và điều tra 2 người này, và cả 1 số người của ban tuyên giáo. Ban tuyên giáo không thể tránh các trách nhiệm này.

    Tôi nghĩ đây là 1 quá trình nhiễm độc lâu dài từ 'Quỹ nghiên cứu Biển Đông' và cá nhân 'các nhà nghiên cứu độc lập' tư nhân. Gồm nhiều người ở nước ngoài, con cháu ba sọc. Các tổ chức ở nước ngoài có thể gài người vào. Công hàm vốn không phải là công hàm trao HS cho TQ, thế thì còn công thư, còn VNCH làm gì nữa? Giá trị luật hay không thì cũng thế thôi, công hàm đó vẫn không trao HS cho TQ. Nội dung vẫn thế, không gì thay đổi.

    Ta hãy xem Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao năm 1979 đã bác bỏ sự diễn giải sai của TQ về CH Phạm văn Đồng thế nào.

    Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu trong đó có công hàm Phạm văn Đồng với ý định 'chứng minh' cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Về vấn đề này, ngay lập tức Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

    1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

    2- Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

    Như thế là gọn gàng, phù hợp, chuẩn xác. Không cần bày vẽ màu mè khác. Không vẽ rắn thêm chân. Cho thấy CP xưa cao tay hơn gấp nhiều lần CP ngày nay. Các lãnh đạo xưa cao tay hơn, vững chính trị hơn. CP ngày nay có vấn đề về công tác cán bộ.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nội dung HĐ Geneva tiếng Anh lưu hành đầy trên mạng. Cả thế giới đều biết đây không phải là HĐ chia VN thành 2 nhà nước, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là ranh giới chính trị hay lãnh thổ. Đây cũng chính là cơ sở mà các Chính Phủ VN từ xưa đã lên án Mỹ diệm phản bội HĐ Geneva và chia cắt đất nước.
      Xóa
    2. Tôi rất tán thành với quản điểm sau của bạn: chính phủ Việt Nam năm 1979 đã đáp trả ngắn gọn, sáng rõ, đầy sức mạnh. Không cần vẽ rắn thêm chân là gì.

      Phát ngôn gần đây (cụ thể là của các ông bà có tên trong bài báo trên), đúng như bạn phân tích, là lối tư duy rất có vấn đề.
      Xóa
    3. Có một độc giả cũng đã lên tiếng về công thư, ở đây:
      http://phuocbeo.blogspot.com/2014/05/cong-thu-goc-hay-ngon.html#more
      Xóa
    4. Vì không dài, nên có thể đưa ý kiến đó về đây. Cụ thể như sau:

      CÔNG THƯ - Gốc hay Ngọn.

      Có khả năng do hiểu biết hạn hẹp, tôi chưa từng nghe từ "Công thư", nhưng tìm trên Google thì từ đó cũng không có trước ngày 23/05/2014. Sau ngày đó nó nở rộ trên các báo lề đảng, để gọi thay cho cái cụm từ "Công hàm" Phạm Văn Đồng năm 1958.

      Có thể nói, lãnh đạo nào nghĩ ra cái cụm từ này giỏi thật:
      - Nó làm nhẹ lại cái văn bản của ông Đồng ký.
      - Nó tạo một tâm lý chiến thắng cho người Việt.
      - Nó tạo một sự bực tức cho các lãnh đạo Tàu cộng.

      Đó là một thành công, một chiến thắng!

      Nhưng đó là ngọn vì:
      - Chỉ ta nói ta nghe, với Thế giới thì đúng sai nó không nằm trong hai cụm từ đó.
      - Làm cho đối thủ Tàu công tức, nhưng kinh thường ta, họ càng quyết tâm hơn ở cái gốc, dầu họ biết họ sai.
      - Quan trọng nhất là khi trí tuệ tập trung vào cái ngọn, và thêm một tâm lý chủ quan thành công cái ngọn đó. Thì sẽ không có sự tập trung, tỉnh táo cần thiết để giải quyết cái gốc.

      Nhìn lại không chỉ chính trị mà ở lãnh vực khoa học ta cũng vậy. Chúng ta rất giỏi cho việc chế, độ, sửa chữa... nhưng lại rất kém trong việc sáng tạo một máy mới. Để rồi nền kỷ nghệ nước nhà luôn ỳ ạch.

      Đã đến lúc chúng ta bớt tự hào, ba hoa về những thành công giải quyết những cái ngọn. Mà hãy nghiêm túc giải quyết những cái gốc, để chúng ta có một nền chính trị trong sáng, vững mạnh. Để chúng ta có một nền kỷ nghệ hùng cường!
      Xóa
    5. Nguyễn Chí Đức tái xuất giang hồ đấy à?
      Xóa
  6. Báo điện tử chính phủ gọi là công hàm
    http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cong-ham-1958-voi-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa-cua-Viet-Nam/199959.vgp
    Trả lờiXóa
  7. Theo nguyên tắc es-to-pel để công hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý Quốc Tế thì phải hội đủ 4 điều kiện: 1. tuyên bố của một quốc gia thật lòng để chấp nhận một tình trạng nào đó; 2. tuyên bố đó được thể hiện cụ thể rõ ràng và không thể suy diễn xa; 3. tuyên bố đó được thể hiện liên tục và có tính lâu dài; 4. tuyên bố đó gây thiệt hại cho quốc gia khác.

    Công hàm Phạm văn Đồng chỉ có mỗi nội dung " tôn trọng 12 hải lý lãnh hải TQ " là cụ thể rõ ràng và không thể suy diễn,tranh cãi. Như thế đó là công hàm tôn trọng 12 hải lý lãnh hải TQ. Nếu đưa ra tòa bảo đây là công hàm công nhận Hoàng Sa của TQ tòa họ cười vào mặt. TQ chỉ lợi dụng những con bò rồi tuyên truyền láo lừa gạt những con bò. Ra tòa không biết chúng có đủ mặt dày để bảo đó là công hàm công nhận HS hay không.

    Về điều kiện 1. Căn cứ trên bối cảnh ra đời và mục đích của công hàm thì không thể nói nó thật lòng với bất kỳ nội dung nào trong ấy. Đương nhiên nó không phải công hàm nhượng HS cho TQ. Lúc đó VN đang chống Mỹ, Mỹ đang uy hiếp biển Đông và TQ. VN muốn thể hiện sự ủng hộ ngoại giao đối với TQ và tranh thủ sự giúp của TQ cho mục đích chống Mỹ của VN.

    Năm 1958 ký công hàm ấy cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau, để thống nhất soạn ra luật biển LHQ mà chúng ta đang có ngày nay.

    Khi đó Mỹ muốn lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và đa số quốc gia khác muốn lãnh hải là 12 hải lý. Ngày nay theo luật biển Quốc Tế, lãnh hải là 12 hải lý (!)

    Trở lại năm 1958 khi đấy trên tinh thần ủng hộ đồng minh Trung Hoa, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã có bức thư phúc đáp và bảo sẽ chỉ thị cho quân dân VNDCCH tôn trọng 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc. Ngày nay theo luật biển Quốc Tế ngày nay, mở công ước luật biển LHQ ra xem 12 hải lý (territorial waters) theo quyền hạn quốc gia sẽ thấy khu vực này chẳng liên quan gì đến quần đảo Hoàng Sa, rất cách xa.

    Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ của đất nước với nước ngoài, theo điều 32 Hiến Pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến lãnh thổ sẽ được quyết định bằng trưng cầu dân ý với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (đại biểu Quốc hội) đồng ý. Hiến pháp 1946 cũng ghi rành rành Điều 1 là chủ quyền lãnh thổ là không thể xâm phạm.

    Như thế theo điều kiện 1, không thể nói là Thủ Tướng Phạm V Đồng của VNDCCH thật lòng muốn gì trong công hàm đó. Hoàn toàn tréo ngoe
    Trả lờiXóa
  8. Còn nếu bảo dưới VNCH quản lý dưới vĩ tuyến 17 và dùng cách nói này giải thích cho điều kiện 1. Rằng vì VNCH quản lý dưới vt 17 nên ý thật của Thủ Tướng Đồng không phải là như thế là 1 điều vớ vẩn. Tuyên truyền mỵ dân và xuyên tạc LS chứ không biết ra tòa họ có dám nói thế hay không.

    Vì ai cũng biết cả VNDCCH khi ấy và cả sau này đều coi mình là cả nước VN, đại diện cho cả nước chứ không hề giới hạn ở Miền Bắc. Hiến pháp VNDCCH cũng như thế. Các văn kiện, hồ sơ pháp lý cũng thế. Bây giờ lật lại mấy câu nói của Cụ Hồ, Cụ Duẩn, Cụ Đồng và các lãnh đạo cấp cao nhất của VNDCCH, Bộ Chính Trị, cũng đều thể hiện như thế. VNDCCH chưa bao giờ công nhận Quốc Gia VN hay VNCH, và đều coi chúng là ngụy quyền của quân xâm lược.

    Trên trường quốc tế, nhiều quốc gia có quan hệ tốt với VN, LX, TQ, đều thừa nhận VNDCCH là đại diện hợp pháp duy nhất cho cả nước VN.

    Nếu bảo VNCH là hợp pháp, thì có nghĩa là sự nghiệp giải phóng miền Nam của dân tộc VN trong đó có Thủ Tướng Phạm văn Đồng chính là hành động xâm lược theo luật pháp Quốc Tế. Theo luật Quốc Tế, bên xâm lược không có quyền "kế thừa" lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược. CHXHCN Việt Nam ngày nay là thừa kế của Việt Nam DCCH trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của VNCH ( nhà nước bị xâm lược theo pháp lý Quốc Tế ) để có thể đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo TS và quần đảo HS đặc biệt những nơi TQ lấy từ tay VNCH chứ đâu phải lấy từ tay VNDCCH.

    Như thế lý lẽ "VNCH quản lý dưới vĩ tuyến 17" là không ổn, có vấn đề. Tuy nhiên với tất cả lý lẽ khác còn lại thì công hàm Phạm văn Đồng vẫn là vô giá trị. Không có 1 điều kiện nào phù hợp trong 4 điều kiện theo quy tắc es-to-pel.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ông Hoàng Việt được xem là chuyên gia về HS-TS vừa phán như sau bác à:

      "Cuối cùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà mình không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế và cũng không kiểm soát nó trong thực tế. Bởi theo các quy định trong Hiệp định Genève năm 1954 thì trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hoà. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà. Những tuyên bố của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý."

      Thứ hai, 26/5/2014 | 15:39 GMT+7
      Công thư 1958 không có giá trị pháp lý
      http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-thu-1958-khong-co-gia-tri-phap-ly-2995323.html
      Xóa
    2. Còn một điểm quan trọng, nêu ra đầu tiên là anh Dương Danh Huy (đang ở Anh quốc) là: cần xác nhận lại nội dung nguyên bản của tuyên bố về lãnh hải 12 lí của Trung Quốc. Trung Quốc đã gửi văn bản nào cho phía Việt Nam (cần xác nhận lại nguyên bản mà Trung Quốc đã đưa ra tại TQ, cũng như cần xác nhận lại nguyên bản văn bản mà TQ đã gửi cho phía Việt Nam).

      Tôi tìm chưa ra các nguyên bản này.

      Bác nào tìm được, xin nhanh chóng chỉ dẫn.
      Xóa
    3. Có bài sau, nhưng chưa phải nguyên bản:

      Tuyên bố về Lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc, ở Điều 1 không có liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa.

      http://thanglong1969.blogspot.com/2014/05/tuyen-bo-ve-lanh-hai-ngay-491958-cua.html
      Xóa
    4. Trích một đoạn từ bài đó (tác giả bài là Lê Bình, đã đăng trên VNN):

      Nếu đọc kỹ công thư này, còn thấy sự khôn khéo trong cách hành văn ngoại giao, trong đó phía Việt Nam chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
      Câu văn này có nghĩa là phía Việt Nam ghi nhận ý muốn của Trung Quốc muốn nới rộng hải phận qua một tuyên bố đơn phương của mình, và tán đồng ý muốn này. Và đoạn văn kế đó có thể hiểu ngầm là trong tình trạng giao hảo “lúc đó” giữa hai nước, phía Việt Nam sẽ tôn trọng ý muốn 12 hải lý hải phận của Trung Quốc. Đặc biệt, không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Trong một tài liệu nghiên cứu thuộc Văn phòng Địa lý, Vụ nghiên cứu tình báo trực thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về “Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải ngày 4/9/1958”, ở Điều 1 không có liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Nguyên văn được dịch như sau:“Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ và các đảo khác thuộc Trung Quốc (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả)”.
      Trung Quốc có ý đồ gì khi cắt đi phần liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa trong bản tiếng Anh? Từ đó có thể cho thấy ý đồ thâm hiểm sâu xa của Trung Quốc ngay cả khi quan hệ giữa 2 nước là hữu nghị, thân cận!
      Xóa
    5. Ông Lê Bình vướng ở các điểm sau:
      - đột nhiên sử dụng từ công thư thay cho công hàm một cách bất bình thường.
      - quên không nhắc đến công tìm kiếm của Dương Danh Huy !
      - công nhận chủ quyền các đảo đó thuộc Việt Nam Cộng Hòa.
      Xóa
    6. Thực ra chẳng có cách nào hoàn hảo, vì về bản chất VN đã thừa nhận HS-TS là của TQ. Không chỉ ở công hàm này, TQ có quá nhiều bằng chứng cho thấy VN đã thừa nhận chủ quyền của TQ đối với HS-TS. Vấn đề chỉ là, việc VN (cụ thể là chính phủ VN) thừa HS-TS là của TQ có đồng nghĩa, về mặt pháp lí, với việc HS-TS là của TQ hay không.
      Xóa
    7. Vừa hôm qua, phía Trung Quốc đã lôi vấn đề VN từng thừa nhận các đảo đó là của TQ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa nói cụ thể, chỉ nói chung chung:
      (mình sẽ tóm tắt nội dung sau, đây là nguyên bản)
      http://www.singpao.com/xw/nd/201405/t20140527_509639.html
      Xóa
    8. BBC Việt ngữ có đề cập ở đây:

      Trung Quốc nói Việt Nam ‘lố bịch’

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140526_china_vietnam_paracels.shtml

      Hôm 23/5 tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Ông Tần Cương nói tiếp: “Quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc.”
      Người phát ngôn của Trung Quốc lên án Việt Nam “bóp méo lịch sử, bác bỏ sự thật, tự mâu thuẫn mình và phản bội ngôn từ của chính mình”.

      “Vị thế quốc tế của nước này rất thấp,” ông Tần Cương lớn tiếng.
      Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi về những lời nói của người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc.
      Trước đó tại cuộc họp báo trước đó của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
      Ông Trần Duy Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
      Căng thẳng giữa hai nước leo thang sau khi Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đưa một giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
      Phát biểu trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á tuần trước, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phê phán Bắc Kinh “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, và cho biết sẽ xem xét những “hành động pháp lý phù hợp” để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.
      Vào Chủ nhật vừa qua, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành các phiên tòa đầu tiên xét xử nghi phạm tham gia các vụ “bạo động, gây rối và hôi của”, sau khi làn sóng biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo loạn vào trung tuần tháng Năm.
      Xóa
    9. Trong bản tiếng Trung không thấy ông Tần Cương nói như sau (theo bản dịch của BBC Việt ngữ): "phản bội ngôn từ của chính mình".

      Tựa như sự phản bội ngôn từ của chính mình, là chuyện "công hàm" rõ ràng bị mấy ông của phía Việt Nam chuyển thành "công thư".

      Hiện chưa rõ Tần Cương có nói không (sẽ tìm lại sau). Nếu không có, thì là do BBC Việt ngữ bịa thêm vào.
      Xóa
    10. Trừ khi CH thừa nhận một tuyên bố khác của TQ trong đó không đề cập đến HSTS (khả năng này gần như bằng không), lập luận của VN rằng CH chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ là lối cãi cùn không thể mang ra cãi lí với TQ được.

      Đúng là CH không đề cập đến HSTS, nhưng không phải vì thế mà CH chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ. Chính xác phải là, CH thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ theo một tuyên bố trước đó của TQ. Đó là một tuyên bố cụ thể, tường minh. Và tuyên bố này có đề cập đến HSTS như một phần lãnh thổ của TQ. Một khi CH thừa nhận tuyên bố, mặc nhiên CH thừa nhận, dù không trực tiếp, HSTS là một phần lãnh thổ của TQ.

      Không ai nói CH thừa nhận HSTS là của TQ, nhưng rõ ràng CH là bằng chứng cho thấy VN đã thừa nhận HSTS là của TQ. Như thế, với TQ là quá nhiều rồi.
      Xóa
    11. Chợt nghĩ ra, nhờ bà con xác nhận giúp: cái ông mang tên là Lê Bình trong bài tôi dẫn ở trên, có phải là Lê Hải Bình - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao không ?

      Trước hết cần xác nhận đã.
      Xóa
    12. Bài của ông Lê Bình đăng ở đây:
      http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177354/ai--huong-loi---tu-cong-thu-1958.html
      Ai “hưởng lợi” từ công thư 1958

      - Với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì.

      LTS: Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội cuối tuần qua, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, Chính phủ đang chuẩn bị các hồ sơ chứng lý để làm cơ sở khởi kiện ra toà án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

      Trong vụ kiện đó, Hoàng Sa và Trường Sa sẽ là trọng tâm bởi từ đó sẽ liên quan đến các vùng biển xung quanh. Trung Quốc đang lập luận rằng: “Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Vậy sự thật của nội dung công thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là gì? Ý nghĩa pháp lý của công thư này đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa ra sao? Nó có phải là 1 bất lợi pháp lý ở Tòa án Quốc tế hay không? Tuần Việt Nam xin giới thiệu tư liệu của tác giả Lê Bình.
      ....
      Xóa
    13. Đoạn cuối bài đó:

      Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp cho rằng: “Việt Nam Dân chủ cộng hòa không phải là chính phủ, về mặt lãnh thổ, có thẩm quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực”. Gắn nội dung này vào với điều kiện 1 của estoppel có thể thấy, ông Phạm Văn Đồng không phải là người đại diện cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nên dù ông có nói như thế nào về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không có ý nghĩa pháp lý.

      Trong khi đó, đại diện của nước Việt Nam sau khi người Pháp ra đi, Chính phủ Nam Việt Nam luôn khẳng định duy trì quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều Nghị định về quản lý các đảo, như Nghị định về quần đào Hoàng Sa được ký ngày 13/7/1961 thành lập đơn vị hành chính Định Hải; Nghị định ngày 21/10/1969 gộp xã đó với xã Hoa Long; hay việc sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956, v.v… So sánh với điều kiện thứ 4 của estoppel cho thấy, có một tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng đó là sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, chứ tuyệt đối không phải là những tuyên bố từ bỏ chủ quyền. Nhưng người Trung Quốc lại sử dụng thái độ của các Chính phủ Việt Nam khác để làm căn cứ.

      Thêm một lý do nữa không thể vận dụng thuyết trong trường hợp này, vì với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì (không đáp ứng được điều kiện thứ 4 như đã nêu). Trên cơ sở phân tích này, có thể thấy lập luận của Trung Quốc dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế là hoàn toàn vô giá trị.

      Từ sau năm 1975, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã kế thừa chủ quyền từ VNCH nên hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng quan trọng hơn hết, như ông Đinh Kim Phúc, Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học Mở Thành Phố HCM chỉ ra: “Cần phải nói rằng từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”.

      Là quốc gia chiếm hữu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu tiên khi nó còn là những vùng đất vô chủ, ít nhất từ thế lỷ XVII đến này, Việt Nam đã tổ chức khai thác khẳng định chủ quyền theo một cách liên tục, không gián đoạn.

      Đó cũng chính là nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được luật pháp quốc tế hiện đại thừa nhận. Trái lại, Trung Quốc chỉ quan tâm đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ đầu thế kỷ 20 và đánh cướp từ Việt Nam bằng các cuộc tấn công quân sự vào năm 1956, 1974 và 1988.

      Lê Bình
      Xóa
  9. Đoạn này nói càn nói sai sự thật quá lộ liễu đến ngạc nhíên :

    "Bởi theo các quy định trong Hiệp định Genève năm 1954 thì trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hoà. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà. Những tuyên bố của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý."

    Trước hết là VNCH thành lập năm 1955 thì làm sao HĐ GN ký xong năm 1954 có thể giao MNVN lại cho VNCH ? Hoàng Việt nói suông quy định lừa người đọc nhưng không nói cụ thể quy định nào ? Đọc HĐ GN cũng không có điều nào quy định giao MNVN lại cho Quốc Gia VN tiền thân VNCH. Và quan trọng là Quốc Gia VN cũng không ký tên vào HĐ Geneve (!)
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyên gia của phía Việt Nam đấy bác ạ.

      Rất đáng lo ngại.
      Xóa
    2. Tôi cũng lo. Chả hiểu chuyện gì đang xảy ra trong Chính Phủ ta. Có vẻ bất thường. Tại sao họ có thể nói ngược 1 sự thật hiển nhiên như thế mà hầu như bất kỳ người nào Google 15 phút là có thể nhìn ra sự thật không phải như thế. Cảm thấy giống như họ đang đấu tố hội đồng VNDCCH vậy, và tạo cơ hội cho TQ thắng kiện ?
      Xóa
  10. "Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anh: military demarcation line) chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam"[30] và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm[31]. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955), và không nhắc đến Nam Việt Nam (South Vietnam) với ý nghĩa một nhà nước tách biệt, độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa([32][33]."

    Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: "...đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[34], và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm (1956) để thống nhất đất nước.[35]

    Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."[36]

    Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: "(a) Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954."[37][38]

    Tiếng Anh: 6. The Conference recognizes that the essential purpose of the agreement relating to Viet-Nam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that the military demarcation line should not in any way be interpreted as constituting a political or territorial boundary. (bản tuyên bố chung HĐ Geneo 1954)

    (a) The military demarcation line between the two zones at the 17th parallel is only provisional and not a political or territorial boundary, as provided for in paragraph 6 of the Final Declaration of the 1954 Geneva Conference. (HĐ Pari nhắc lại HĐ Geneo)

    Nguồn :

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954
    http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm (toàn văn HĐ GN)
    http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html (toàn văn bản tuyên bố cuối cùng HĐ GN)
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/toan-van-hiep-inh-geneve.html (bản dịch tiếng Việt của Trần Xuân An HĐ GN)
    Trả lờiXóa
  11. Có rất nhiều lý lẽ cho thấy bản chất của công hàm Phạm văn Đồng không phải là công hàm công nhận HS của TQ và không có giá trị pháp lý Quốc Tế theo nguyên lý es-to-pel. Trung quốc vì quyền lợi và tham lam bành trướng nên cố cãi lấy được, suy luận xa vời linh tinh thì còn có thể hiểu. Thế những có những thằng người Việt nhưng giả mù không biết đọc hay bị hoang tưởng, thần kinh gì đấy mà cố nói theo TQ thì đích thị là lũ việt gian bán nước. Trung quốc và lũ việt gian này chỉ chửi đổng và phán linh tinh chứ không chứng minh gì được thực sự. Thế cho nên cả Thế Giới đến nay chưa thấy ai bảo đó là công hàm công nhận HS-TS của Trung quốc. Không ai thích bị coi là 1 thằng ngu dốt từ lũ trẻ trâu.

    Việc bác bỏ như nói trên không khó nhưng truyền thông báo chí cứ lãi nhãi quá sai sự thật " VNCH quản lý nam vĩ tuyến 17 theo HĐ GN trong đó có HS " tôi nghĩ là do 1 người sai ban đầu sau đó phụ họa lại. Người này bắt chước người kia. Hoặc đây là 1 âm mưu có toan tính nhằm mục đích đấu tố Cụ Hồ và VNDCCH chia cắt đất nước (ký HĐ chia cắt đất nước) và " xâm lược " miền Nam, và muốn cho Trung quốc thắng kiện.

    VNCH quản lý sau vĩtuyến 17 và HS-TS là một thực tế. Nhưng nó không phải từ HĐ GN 1954. Các tư liệu Quốc Tế, Tiếng Anh, không thấy ai bảo HĐ Geneve quy định như thế cả.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm VNCH quản lí các quần đảo, cũng đã bị chính phía Trung Quốc (ông Ngô Viễn Phú) phản bác, ở đây (điểm số 4 --- bản dịch tiếng Việt tôi đã đưa lên mạng từ năm 2012):
      http://giaovn.blogspot.com/2014/05/ngo-vien-phu-cuu-luu-hoc-sinh-ai-hoc.html


      4. Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.

      Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là "bù nhìn", là "chính quyền ngụy" phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà "qua cầu rút ván", bội tín phản nghĩa ? !

      Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là "bên thứ ba ở ngoài không liên quan", như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là "bù nhìn" hay "chính quyền ngụy" chỉ là cách gọi càn, và việc "giải phóng miền Nam" của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền "kế thừa" lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
      Xóa
  12. uWow, các bác cứ sa đà vào cái CH PVĐ đó chính là cái bảo bối mà Mao+Bình Tiểu truyền lại cho con cháu họ ở Trung Nam Hải rồi, Mao + Bình Tiểu chế ra thêm một mưu kế có thể đặt tên là "ngồi ngắm kiến bò trong chai". Các bác thoát khỏi cái CH đó đi, hãy tập trung vào 3 từ "TÍNH CHÍNH DANH" các bác nhé. Khi rõ nó là gì rồi thì tự nhiên cái CH đó buồn cười (nhưng là kinh nghiệm xương máu cho Việt tộc đấy, với tôi có lẽ do MAY hơn KHÔN)
    Trả lờiXóa
  13. -Công hàm: về hình thức là phải thông uqa ngoại giao, Đại sứ VNDCCH tại Trung Quốc trình cho lãnh đạo Trung Quốc. Công hàm phải có số má, ký hiệu, ...theo quy định.
    -Đây chính xác là 1 lá thư riêng của ông TT-Phạm Văn Đồng gửi TT-TQ. Thư cá nhân nói việc công nên tạm gọi là công thư. Điều này đâu có gì để tranh cãi.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nêu ra vấn đề công thư mới là vấn đề. Hãy xem nội dung bài báo trên Nhân Dân để xem quy trình của nó ra sao.
      Xóa
  14. Theo điều 3 của quy chế quản lý văn bản đối ngoại ban hành ngày 12.3.2012 của bộ NN&PTNN thì có "công thư" nhé các bác.

    Xin hãy chú ý quy chế không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ dùng để hướng dẫn nội bộ và có giá trị nội bộ.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, hóa ra của Bộ Nông nghiệp đấy, mà mãi năm 2012. Không phải của Bộ Ngoại giao, và không có giải thích cụ thể thêm nữa về các thuật ngữ ấy. Cảm ơn Nỡm đã lần tìm ra.

      Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp, hóa ra, "công thư" còn yếu thế hơn nữa, dưới "công hàm" và dưới cả "thư chính thức" !

42 nhận xét:

  1. "Công hàm" là từ Hán Việt, vốn hay được sử dụng trong các trường hợp trang trọng, thay bằng "công thư" là từ dân dã hơn, có ý muốn giảm nhẹ tầm quan trọng của văn bản ấy đi. Một thủ thuật của giới ngoại giao thôi, thay đổi tên gọi để qua đó thay đổi bản chất sự việc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Công thư" cũng là từ Hán Việt đó Nỡm ơi.

      Xóa
    2. Vâng, quả là tôi có nhầm chút, "công thư" cũng là từ Hán Việt, song chữ "thư" được sử dụng trong ngôn ngữ đời thường dân dã còn chữ "hàm" vốn chỉ dùng trong ngoại giao. Việc giảm nhẹ tầm quan trọng và chủ yếu hướng tới dư luận trong nước là rõ ràng. Đó là thủ pháp tuyên truyền, nhưng vấn đề chưa bao giờ và không bao giờ là cái công hàm đó. Vấn đề bao giờ cũng là Việt Nam muốn gì? Khi mục tiêu hợp lý thì tự nhiên công cụ sẽ hợp lý, còn không mọi công cụ đều sẽ là gánh nặng.

      Xóa
  2. Hạ từ "hàm" xuống "thư" nhằm giảm nhẹ tầm quan trọng của văn bản thì ai cũng biết, dù về mặt ngữ nghĩa có thật giảm không thì không biết. Nhưng có điều chắc là, việc giảm này là nhắm vào người trong nước, chứ chẳng phải để dùng trong đấu tranh với TQ. Thế mới hiểm.

    Trả lờiXóa
  3. Phản bác của VN, từ dư luận đến quan điểm chính thức, đối với việc TQ dựa vào "công thư" 1958 như một bằng chứng VN công nhận HS-TS là của TQ, dường như cũng chỉ để nhắm vào dư luận trong nước hơn là để dùng trong đấu tranh với TQ (song phương hay đa phương).

    Thêm nữa, hình như VN đã chính thức (hoặc có thỏa thuận ngầm nào đó) thừa nhận HS là của TQ. Đó là lí do TQ luôn cho rằng không có tranh chấp ở HS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện tại, phía Bộ Ngoại giao chưa thấy công khai cách làm và ý nghĩa chuyển từ "công hàm" sang "công thư". Cứ làm thế thôi.

      Nhận định của hehe xem ra có hướng đúng thì phải, rằng "dường như cũng chỉ để nhắm vào dư luận trong nước hơn là để dùng trong đấu tranh với TQ ".

      Mình trả lời luôn: dư luận trong nước đã không chấp nhận được cách dùng ngôn từ như vậy, huống gì là Trung Quốc !

      Xóa
    2. Hạ công hàm xuống công thư khi mà ngay từ đầu nó đã là công hàm. Bảo công hàm không dính gì đến HS-TS nhưng lại ỉm đi, hay lấp lửng, nội dung tuyên bố mà công hàm "ghi nhận và tán thành".

      Những việc này rõ là chỉ để đối phó với người Việt (trong hoặc ngoài nước) chứ đem ra đấu lí với TQ hay tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế người ta cười cho.

      Mà để đối phó với người Việt, chứ không phải để lấy lại đảo biển, thì là gì nếu không phải là mị dân?

      Trong các phản bác của VN, phản bác cho rằng công hàm chỉ công nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ là buồn cười nhất. Ai đủ can đảm đưa phản bác này ra trước TQ hay quốc tế?

      Trong tất cả các lập luận của VN về công hàm, tôi chỉ thấy lập luận cho rằng khi ấy HS-TS nằm dưới sự quản lí của VNCH (nên mọi tuyên bố của VNDCCH về HS-TS là vô giá trị) là lập luận khả dĩ nhất.

      Xóa
  4. Cần phân biệt rõ những đảo TQ đã chiếm với toàn bộ quần đảo. Những đảo đã bị TQ không có các nào lấy lại, ngoại trừ có sức mạnh quân sự vượt trội, do đó phần đó ko thể có tranh chấp nữa. Việc đòi hỏi chủ quyền cả quần đảo bao gồm những đảo bị TQ chiếm chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần. Công việc thực tế là giữ để không bị mất thêm đảo và ngăn chặn TQ sử dụng những đảo đã chiếm để đòi thêm chủ quyền trên Biển Đông. Việc đánh chiếm thêm đảo khác thì hiện giờ TQ chưa dám nhưng đòi hỏi thêm chủ quyền là việc họ có thể làm được, nếu Việt Nam không chấp nhận thực tế đó, ngồi vào bàn đàm phán và tìm mọi cách hạn chế tối đa đòi hỏi của họ thì chính Việt Nam sẽ tự đẩy mình vào thế mất dần chủ quyền trên Biển Đông, việc quốc tế hóa tranh chấp không những không đảm bảo chủ quyền của VN mà ngược lại còn giúp các nước lớn dây máu ăn phần, kiếm chác trên lưng cả VN lẫn TQ. Kẻ cuối cùng thiệt hại lớn nhất bao giờ cũng là kẻ yếu mà không biết lượng sức mình.

    Trả lờiXóa
  5. Đây là 'sáng kiến' dư thừa đột xuất của Chính Phủ. Công hàm với chả công thư. Họ còn bảo VNCH lúc đó quản lý nên công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị. Tức là họ theo hướng phủ nhận giá trị công hàm hơn là theo hướng đó không phải công hàm giao HS cho TQ. Đó là cái ngu của Chính Phủ ngày nay và rất khác với cách bác bỏ lối diễn giải của TQ về CH Phạm văn Đồng của Chính Phủ VN năm 1979.

    Trần Công Trục và Trần Duy Hải còn đi xa hơn 1 bước khi bảo 'Theo HĐ Geneva, VNCH quản lý HS'. Đây là tội phỉ báng lịch sử, xuyên tạc HĐ Geneva và tố cáo Cụ Hồ và VNDCCH chia cắt đất nước, ký HĐ chia cắt đất nước. Đã ký vào 1 HĐ chia cắt lãnh thổ.

    Trần Công Trục và Trần Duy Hải đã vu cáo các lãnh đạo VNDCCH, xuyên tạc lịch sử. Đề nghị bộ công an vào cuộc làm rõ chuyện này và điều tra 2 người này, và cả 1 số người của ban tuyên giáo. Ban tuyên giáo không thể tránh các trách nhiệm này.

    Tôi nghĩ đây là 1 quá trình nhiễm độc lâu dài từ 'Quỹ nghiên cứu Biển Đông' và cá nhân 'các nhà nghiên cứu độc lập' tư nhân. Gồm nhiều người ở nước ngoài, con cháu ba sọc. Các tổ chức ở nước ngoài có thể gài người vào. Công hàm vốn không phải là công hàm trao HS cho TQ, thế thì còn công thư, còn VNCH làm gì nữa? Giá trị luật hay không thì cũng thế thôi, công hàm đó vẫn không trao HS cho TQ. Nội dung vẫn thế, không gì thay đổi.

    Ta hãy xem Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao năm 1979 đã bác bỏ sự diễn giải sai của TQ về CH Phạm văn Đồng thế nào.

    Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu trong đó có công hàm Phạm văn Đồng với ý định 'chứng minh' cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Về vấn đề này, ngay lập tức Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

    1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

    2- Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

    Như thế là gọn gàng, phù hợp, chuẩn xác. Không cần bày vẽ màu mè khác. Không vẽ rắn thêm chân. Cho thấy CP xưa cao tay hơn gấp nhiều lần CP ngày nay. Các lãnh đạo xưa cao tay hơn, vững chính trị hơn. CP ngày nay có vấn đề về công tác cán bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nội dung HĐ Geneva tiếng Anh lưu hành đầy trên mạng. Cả thế giới đều biết đây không phải là HĐ chia VN thành 2 nhà nước, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là ranh giới chính trị hay lãnh thổ. Đây cũng chính là cơ sở mà các Chính Phủ VN từ xưa đã lên án Mỹ diệm phản bội HĐ Geneva và chia cắt đất nước.

      Xóa
    2. Tôi rất tán thành với quản điểm sau của bạn: chính phủ Việt Nam năm 1979 đã đáp trả ngắn gọn, sáng rõ, đầy sức mạnh. Không cần vẽ rắn thêm chân là gì.

      Phát ngôn gần đây (cụ thể là của các ông bà có tên trong bài báo trên), đúng như bạn phân tích, là lối tư duy rất có vấn đề.

      Xóa
    3. Có một độc giả cũng đã lên tiếng về công thư, ở đây:
      http://phuocbeo.blogspot.com/2014/05/cong-thu-goc-hay-ngon.html#more

      Xóa
    4. Vì không dài, nên có thể đưa ý kiến đó về đây. Cụ thể như sau:

      CÔNG THƯ - Gốc hay Ngọn.

      Có khả năng do hiểu biết hạn hẹp, tôi chưa từng nghe từ "Công thư", nhưng tìm trên Google thì từ đó cũng không có trước ngày 23/05/2014. Sau ngày đó nó nở rộ trên các báo lề đảng, để gọi thay cho cái cụm từ "Công hàm" Phạm Văn Đồng năm 1958.

      Có thể nói, lãnh đạo nào nghĩ ra cái cụm từ này giỏi thật:
      - Nó làm nhẹ lại cái văn bản của ông Đồng ký.
      - Nó tạo một tâm lý chiến thắng cho người Việt.
      - Nó tạo một sự bực tức cho các lãnh đạo Tàu cộng.

      Đó là một thành công, một chiến thắng!

      Nhưng đó là ngọn vì:
      - Chỉ ta nói ta nghe, với Thế giới thì đúng sai nó không nằm trong hai cụm từ đó.
      - Làm cho đối thủ Tàu công tức, nhưng kinh thường ta, họ càng quyết tâm hơn ở cái gốc, dầu họ biết họ sai.
      - Quan trọng nhất là khi trí tuệ tập trung vào cái ngọn, và thêm một tâm lý chủ quan thành công cái ngọn đó. Thì sẽ không có sự tập trung, tỉnh táo cần thiết để giải quyết cái gốc.

      Nhìn lại không chỉ chính trị mà ở lãnh vực khoa học ta cũng vậy. Chúng ta rất giỏi cho việc chế, độ, sửa chữa... nhưng lại rất kém trong việc sáng tạo một máy mới. Để rồi nền kỷ nghệ nước nhà luôn ỳ ạch.

      Đã đến lúc chúng ta bớt tự hào, ba hoa về những thành công giải quyết những cái ngọn. Mà hãy nghiêm túc giải quyết những cái gốc, để chúng ta có một nền chính trị trong sáng, vững mạnh. Để chúng ta có một nền kỷ nghệ hùng cường!

      Xóa
    5. Nguyễn Chí Đức tái xuất giang hồ đấy à?

      Xóa
  6. Báo điện tử chính phủ gọi là công hàm
    http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cong-ham-1958-voi-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa-cua-Viet-Nam/199959.vgp

    Trả lờiXóa
  7. Theo nguyên tắc es-to-pel để công hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý Quốc Tế thì phải hội đủ 4 điều kiện: 1. tuyên bố của một quốc gia thật lòng để chấp nhận một tình trạng nào đó; 2. tuyên bố đó được thể hiện cụ thể rõ ràng và không thể suy diễn xa; 3. tuyên bố đó được thể hiện liên tục và có tính lâu dài; 4. tuyên bố đó gây thiệt hại cho quốc gia khác.

    Công hàm Phạm văn Đồng chỉ có mỗi nội dung " tôn trọng 12 hải lý lãnh hải TQ " là cụ thể rõ ràng và không thể suy diễn,tranh cãi. Như thế đó là công hàm tôn trọng 12 hải lý lãnh hải TQ. Nếu đưa ra tòa bảo đây là công hàm công nhận Hoàng Sa của TQ tòa họ cười vào mặt. TQ chỉ lợi dụng những con bò rồi tuyên truyền láo lừa gạt những con bò. Ra tòa không biết chúng có đủ mặt dày để bảo đó là công hàm công nhận HS hay không.

    Về điều kiện 1. Căn cứ trên bối cảnh ra đời và mục đích của công hàm thì không thể nói nó thật lòng với bất kỳ nội dung nào trong ấy. Đương nhiên nó không phải công hàm nhượng HS cho TQ. Lúc đó VN đang chống Mỹ, Mỹ đang uy hiếp biển Đông và TQ. VN muốn thể hiện sự ủng hộ ngoại giao đối với TQ và tranh thủ sự giúp của TQ cho mục đích chống Mỹ của VN.

    Năm 1958 ký công hàm ấy cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau, để thống nhất soạn ra luật biển LHQ mà chúng ta đang có ngày nay.

    Khi đó Mỹ muốn lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và đa số quốc gia khác muốn lãnh hải là 12 hải lý. Ngày nay theo luật biển Quốc Tế, lãnh hải là 12 hải lý (!)

    Trở lại năm 1958 khi đấy trên tinh thần ủng hộ đồng minh Trung Hoa, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã có bức thư phúc đáp và bảo sẽ chỉ thị cho quân dân VNDCCH tôn trọng 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc. Ngày nay theo luật biển Quốc Tế ngày nay, mở công ước luật biển LHQ ra xem 12 hải lý (territorial waters) theo quyền hạn quốc gia sẽ thấy khu vực này chẳng liên quan gì đến quần đảo Hoàng Sa, rất cách xa.

    Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ của đất nước với nước ngoài, theo điều 32 Hiến Pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến lãnh thổ sẽ được quyết định bằng trưng cầu dân ý với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (đại biểu Quốc hội) đồng ý. Hiến pháp 1946 cũng ghi rành rành Điều 1 là chủ quyền lãnh thổ là không thể xâm phạm.

    Như thế theo điều kiện 1, không thể nói là Thủ Tướng Phạm V Đồng của VNDCCH thật lòng muốn gì trong công hàm đó. Hoàn toàn tréo ngoe

    Trả lờiXóa
  8. Còn nếu bảo dưới VNCH quản lý dưới vĩ tuyến 17 và dùng cách nói này giải thích cho điều kiện 1. Rằng vì VNCH quản lý dưới vt 17 nên ý thật của Thủ Tướng Đồng không phải là như thế là 1 điều vớ vẩn. Tuyên truyền mỵ dân và xuyên tạc LS chứ không biết ra tòa họ có dám nói thế hay không.

    Vì ai cũng biết cả VNDCCH khi ấy và cả sau này đều coi mình là cả nước VN, đại diện cho cả nước chứ không hề giới hạn ở Miền Bắc. Hiến pháp VNDCCH cũng như thế. Các văn kiện, hồ sơ pháp lý cũng thế. Bây giờ lật lại mấy câu nói của Cụ Hồ, Cụ Duẩn, Cụ Đồng và các lãnh đạo cấp cao nhất của VNDCCH, Bộ Chính Trị, cũng đều thể hiện như thế. VNDCCH chưa bao giờ công nhận Quốc Gia VN hay VNCH, và đều coi chúng là ngụy quyền của quân xâm lược.

    Trên trường quốc tế, nhiều quốc gia có quan hệ tốt với VN, LX, TQ, đều thừa nhận VNDCCH là đại diện hợp pháp duy nhất cho cả nước VN.

    Nếu bảo VNCH là hợp pháp, thì có nghĩa là sự nghiệp giải phóng miền Nam của dân tộc VN trong đó có Thủ Tướng Phạm văn Đồng chính là hành động xâm lược theo luật pháp Quốc Tế. Theo luật Quốc Tế, bên xâm lược không có quyền "kế thừa" lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược. CHXHCN Việt Nam ngày nay là thừa kế của Việt Nam DCCH trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của VNCH ( nhà nước bị xâm lược theo pháp lý Quốc Tế ) để có thể đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo TS và quần đảo HS đặc biệt những nơi TQ lấy từ tay VNCH chứ đâu phải lấy từ tay VNDCCH.

    Như thế lý lẽ "VNCH quản lý dưới vĩ tuyến 17" là không ổn, có vấn đề. Tuy nhiên với tất cả lý lẽ khác còn lại thì công hàm Phạm văn Đồng vẫn là vô giá trị. Không có 1 điều kiện nào phù hợp trong 4 điều kiện theo quy tắc es-to-pel.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ông Hoàng Việt được xem là chuyên gia về HS-TS vừa phán như sau bác à:

      "Cuối cùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà mình không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế và cũng không kiểm soát nó trong thực tế. Bởi theo các quy định trong Hiệp định Genève năm 1954 thì trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hoà. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà. Những tuyên bố của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý."

      Thứ hai, 26/5/2014 | 15:39 GMT+7
      Công thư 1958 không có giá trị pháp lý
      http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-thu-1958-khong-co-gia-tri-phap-ly-2995323.html

      Xóa
    2. Còn một điểm quan trọng, nêu ra đầu tiên là anh Dương Danh Huy (đang ở Anh quốc) là: cần xác nhận lại nội dung nguyên bản của tuyên bố về lãnh hải 12 lí của Trung Quốc. Trung Quốc đã gửi văn bản nào cho phía Việt Nam (cần xác nhận lại nguyên bản mà Trung Quốc đã đưa ra tại TQ, cũng như cần xác nhận lại nguyên bản văn bản mà TQ đã gửi cho phía Việt Nam).

      Tôi tìm chưa ra các nguyên bản này.

      Bác nào tìm được, xin nhanh chóng chỉ dẫn.

      Xóa
    3. Có bài sau, nhưng chưa phải nguyên bản:

      Tuyên bố về Lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc, ở Điều 1 không có liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa.

      http://thanglong1969.blogspot.com/2014/05/tuyen-bo-ve-lanh-hai-ngay-491958-cua.html

      Xóa
    4. Trích một đoạn từ bài đó (tác giả bài là Lê Bình, đã đăng trên VNN):

      Nếu đọc kỹ công thư này, còn thấy sự khôn khéo trong cách hành văn ngoại giao, trong đó phía Việt Nam chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
      Câu văn này có nghĩa là phía Việt Nam ghi nhận ý muốn của Trung Quốc muốn nới rộng hải phận qua một tuyên bố đơn phương của mình, và tán đồng ý muốn này. Và đoạn văn kế đó có thể hiểu ngầm là trong tình trạng giao hảo “lúc đó” giữa hai nước, phía Việt Nam sẽ tôn trọng ý muốn 12 hải lý hải phận của Trung Quốc. Đặc biệt, không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Trong một tài liệu nghiên cứu thuộc Văn phòng Địa lý, Vụ nghiên cứu tình báo trực thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về “Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải ngày 4/9/1958”, ở Điều 1 không có liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Nguyên văn được dịch như sau:“Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ và các đảo khác thuộc Trung Quốc (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả)”.
      Trung Quốc có ý đồ gì khi cắt đi phần liệt kê quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa trong bản tiếng Anh? Từ đó có thể cho thấy ý đồ thâm hiểm sâu xa của Trung Quốc ngay cả khi quan hệ giữa 2 nước là hữu nghị, thân cận!

      Xóa
    5. Ông Lê Bình vướng ở các điểm sau:
      - đột nhiên sử dụng từ công thư thay cho công hàm một cách bất bình thường.
      - quên không nhắc đến công tìm kiếm của Dương Danh Huy !
      - công nhận chủ quyền các đảo đó thuộc Việt Nam Cộng Hòa.

      Xóa
    6. Thực ra chẳng có cách nào hoàn hảo, vì về bản chất VN đã thừa nhận HS-TS là của TQ. Không chỉ ở công hàm này, TQ có quá nhiều bằng chứng cho thấy VN đã thừa nhận chủ quyền của TQ đối với HS-TS. Vấn đề chỉ là, việc VN (cụ thể là chính phủ VN) thừa HS-TS là của TQ có đồng nghĩa, về mặt pháp lí, với việc HS-TS là của TQ hay không.

      Xóa
    7. Vừa hôm qua, phía Trung Quốc đã lôi vấn đề VN từng thừa nhận các đảo đó là của TQ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa nói cụ thể, chỉ nói chung chung:
      (mình sẽ tóm tắt nội dung sau, đây là nguyên bản)
      http://www.singpao.com/xw/nd/201405/t20140527_509639.html

      Xóa
    8. BBC Việt ngữ có đề cập ở đây:

      Trung Quốc nói Việt Nam ‘lố bịch’

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140526_china_vietnam_paracels.shtml

      Hôm 23/5 tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Ông Tần Cương nói tiếp: “Quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc.”
      Người phát ngôn của Trung Quốc lên án Việt Nam “bóp méo lịch sử, bác bỏ sự thật, tự mâu thuẫn mình và phản bội ngôn từ của chính mình”.

      “Vị thế quốc tế của nước này rất thấp,” ông Tần Cương lớn tiếng.
      Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi về những lời nói của người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc.
      Trước đó tại cuộc họp báo trước đó của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
      Ông Trần Duy Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
      Căng thẳng giữa hai nước leo thang sau khi Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đưa một giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
      Phát biểu trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á tuần trước, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phê phán Bắc Kinh “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, và cho biết sẽ xem xét những “hành động pháp lý phù hợp” để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.
      Vào Chủ nhật vừa qua, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành các phiên tòa đầu tiên xét xử nghi phạm tham gia các vụ “bạo động, gây rối và hôi của”, sau khi làn sóng biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo loạn vào trung tuần tháng Năm.

      Xóa
    9. Trong bản tiếng Trung không thấy ông Tần Cương nói như sau (theo bản dịch của BBC Việt ngữ): "phản bội ngôn từ của chính mình".

      Tựa như sự phản bội ngôn từ của chính mình, là chuyện "công hàm" rõ ràng bị mấy ông của phía Việt Nam chuyển thành "công thư".

      Hiện chưa rõ Tần Cương có nói không (sẽ tìm lại sau). Nếu không có, thì là do BBC Việt ngữ bịa thêm vào.

      Xóa
    10. Trừ khi CH thừa nhận một tuyên bố khác của TQ trong đó không đề cập đến HSTS (khả năng này gần như bằng không), lập luận của VN rằng CH chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ là lối cãi cùn không thể mang ra cãi lí với TQ được.

      Đúng là CH không đề cập đến HSTS, nhưng không phải vì thế mà CH chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ. Chính xác phải là, CH thừa nhận lãnh hải 12 hải lí của TQ theo một tuyên bố trước đó của TQ. Đó là một tuyên bố cụ thể, tường minh. Và tuyên bố này có đề cập đến HSTS như một phần lãnh thổ của TQ. Một khi CH thừa nhận tuyên bố, mặc nhiên CH thừa nhận, dù không trực tiếp, HSTS là một phần lãnh thổ của TQ.

      Không ai nói CH thừa nhận HSTS là của TQ, nhưng rõ ràng CH là bằng chứng cho thấy VN đã thừa nhận HSTS là của TQ. Như thế, với TQ là quá nhiều rồi.

      Xóa
    11. Chợt nghĩ ra, nhờ bà con xác nhận giúp: cái ông mang tên là Lê Bình trong bài tôi dẫn ở trên, có phải là Lê Hải Bình - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao không ?

      Trước hết cần xác nhận đã.

      Xóa
    12. Bài của ông Lê Bình đăng ở đây:
      http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177354/ai--huong-loi---tu-cong-thu-1958.html
      Ai “hưởng lợi” từ công thư 1958

      - Với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì.

      LTS: Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội cuối tuần qua, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, Chính phủ đang chuẩn bị các hồ sơ chứng lý để làm cơ sở khởi kiện ra toà án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

      Trong vụ kiện đó, Hoàng Sa và Trường Sa sẽ là trọng tâm bởi từ đó sẽ liên quan đến các vùng biển xung quanh. Trung Quốc đang lập luận rằng: “Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Vậy sự thật của nội dung công thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là gì? Ý nghĩa pháp lý của công thư này đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa ra sao? Nó có phải là 1 bất lợi pháp lý ở Tòa án Quốc tế hay không? Tuần Việt Nam xin giới thiệu tư liệu của tác giả Lê Bình.
      ....

      Xóa
    13. Đoạn cuối bài đó:

      Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp cho rằng: “Việt Nam Dân chủ cộng hòa không phải là chính phủ, về mặt lãnh thổ, có thẩm quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực”. Gắn nội dung này vào với điều kiện 1 của estoppel có thể thấy, ông Phạm Văn Đồng không phải là người đại diện cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nên dù ông có nói như thế nào về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không có ý nghĩa pháp lý.

      Trong khi đó, đại diện của nước Việt Nam sau khi người Pháp ra đi, Chính phủ Nam Việt Nam luôn khẳng định duy trì quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều Nghị định về quản lý các đảo, như Nghị định về quần đào Hoàng Sa được ký ngày 13/7/1961 thành lập đơn vị hành chính Định Hải; Nghị định ngày 21/10/1969 gộp xã đó với xã Hoa Long; hay việc sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956, v.v… So sánh với điều kiện thứ 4 của estoppel cho thấy, có một tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng đó là sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, chứ tuyệt đối không phải là những tuyên bố từ bỏ chủ quyền. Nhưng người Trung Quốc lại sử dụng thái độ của các Chính phủ Việt Nam khác để làm căn cứ.

      Thêm một lý do nữa không thể vận dụng thuyết trong trường hợp này, vì với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì (không đáp ứng được điều kiện thứ 4 như đã nêu). Trên cơ sở phân tích này, có thể thấy lập luận của Trung Quốc dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế là hoàn toàn vô giá trị.

      Từ sau năm 1975, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã kế thừa chủ quyền từ VNCH nên hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng quan trọng hơn hết, như ông Đinh Kim Phúc, Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học Mở Thành Phố HCM chỉ ra: “Cần phải nói rằng từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”.

      Là quốc gia chiếm hữu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu tiên khi nó còn là những vùng đất vô chủ, ít nhất từ thế lỷ XVII đến này, Việt Nam đã tổ chức khai thác khẳng định chủ quyền theo một cách liên tục, không gián đoạn.

      Đó cũng chính là nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được luật pháp quốc tế hiện đại thừa nhận. Trái lại, Trung Quốc chỉ quan tâm đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ đầu thế kỷ 20 và đánh cướp từ Việt Nam bằng các cuộc tấn công quân sự vào năm 1956, 1974 và 1988.

      Lê Bình

      Xóa
  9. Đoạn này nói càn nói sai sự thật quá lộ liễu đến ngạc nhíên :

    "Bởi theo các quy định trong Hiệp định Genève năm 1954 thì trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hoà. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà. Những tuyên bố của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý."

    Trước hết là VNCH thành lập năm 1955 thì làm sao HĐ GN ký xong năm 1954 có thể giao MNVN lại cho VNCH ? Hoàng Việt nói suông quy định lừa người đọc nhưng không nói cụ thể quy định nào ? Đọc HĐ GN cũng không có điều nào quy định giao MNVN lại cho Quốc Gia VN tiền thân VNCH. Và quan trọng là Quốc Gia VN cũng không ký tên vào HĐ Geneve (!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyên gia của phía Việt Nam đấy bác ạ.

      Rất đáng lo ngại.

      Xóa
    2. Tôi cũng lo. Chả hiểu chuyện gì đang xảy ra trong Chính Phủ ta. Có vẻ bất thường. Tại sao họ có thể nói ngược 1 sự thật hiển nhiên như thế mà hầu như bất kỳ người nào Google 15 phút là có thể nhìn ra sự thật không phải như thế. Cảm thấy giống như họ đang đấu tố hội đồng VNDCCH vậy, và tạo cơ hội cho TQ thắng kiện ?

      Xóa
  10. "Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anh: military demarcation line) chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam"[30] và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm[31]. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955), và không nhắc đến Nam Việt Nam (South Vietnam) với ý nghĩa một nhà nước tách biệt, độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa([32][33]."

    Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: "...đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[34], và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm (1956) để thống nhất đất nước.[35]

    Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."[36]

    Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: "(a) Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954."[37][38]

    Tiếng Anh: 6. The Conference recognizes that the essential purpose of the agreement relating to Viet-Nam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that the military demarcation line should not in any way be interpreted as constituting a political or territorial boundary. (bản tuyên bố chung HĐ Geneo 1954)

    (a) The military demarcation line between the two zones at the 17th parallel is only provisional and not a political or territorial boundary, as provided for in paragraph 6 of the Final Declaration of the 1954 Geneva Conference. (HĐ Pari nhắc lại HĐ Geneo)

    Nguồn :

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954
    http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm (toàn văn HĐ GN)
    http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html (toàn văn bản tuyên bố cuối cùng HĐ GN)
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/toan-van-hiep-inh-geneve.html (bản dịch tiếng Việt của Trần Xuân An HĐ GN)

    Trả lờiXóa
  11. Có rất nhiều lý lẽ cho thấy bản chất của công hàm Phạm văn Đồng không phải là công hàm công nhận HS của TQ và không có giá trị pháp lý Quốc Tế theo nguyên lý es-to-pel. Trung quốc vì quyền lợi và tham lam bành trướng nên cố cãi lấy được, suy luận xa vời linh tinh thì còn có thể hiểu. Thế những có những thằng người Việt nhưng giả mù không biết đọc hay bị hoang tưởng, thần kinh gì đấy mà cố nói theo TQ thì đích thị là lũ việt gian bán nước. Trung quốc và lũ việt gian này chỉ chửi đổng và phán linh tinh chứ không chứng minh gì được thực sự. Thế cho nên cả Thế Giới đến nay chưa thấy ai bảo đó là công hàm công nhận HS-TS của Trung quốc. Không ai thích bị coi là 1 thằng ngu dốt từ lũ trẻ trâu.

    Việc bác bỏ như nói trên không khó nhưng truyền thông báo chí cứ lãi nhãi quá sai sự thật " VNCH quản lý nam vĩ tuyến 17 theo HĐ GN trong đó có HS " tôi nghĩ là do 1 người sai ban đầu sau đó phụ họa lại. Người này bắt chước người kia. Hoặc đây là 1 âm mưu có toan tính nhằm mục đích đấu tố Cụ Hồ và VNDCCH chia cắt đất nước (ký HĐ chia cắt đất nước) và " xâm lược " miền Nam, và muốn cho Trung quốc thắng kiện.

    VNCH quản lý sau vĩtuyến 17 và HS-TS là một thực tế. Nhưng nó không phải từ HĐ GN 1954. Các tư liệu Quốc Tế, Tiếng Anh, không thấy ai bảo HĐ Geneve quy định như thế cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm VNCH quản lí các quần đảo, cũng đã bị chính phía Trung Quốc (ông Ngô Viễn Phú) phản bác, ở đây (điểm số 4 --- bản dịch tiếng Việt tôi đã đưa lên mạng từ năm 2012):
      http://giaovn.blogspot.com/2014/05/ngo-vien-phu-cuu-luu-hoc-sinh-ai-hoc.html


      4. Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.

      Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là "bù nhìn", là "chính quyền ngụy" phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà "qua cầu rút ván", bội tín phản nghĩa ? !

      Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là "bên thứ ba ở ngoài không liên quan", như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là "bù nhìn" hay "chính quyền ngụy" chỉ là cách gọi càn, và việc "giải phóng miền Nam" của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền "kế thừa" lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

      Xóa
  12. uWow, các bác cứ sa đà vào cái CH PVĐ đó chính là cái bảo bối mà Mao+Bình Tiểu truyền lại cho con cháu họ ở Trung Nam Hải rồi, Mao + Bình Tiểu chế ra thêm một mưu kế có thể đặt tên là "ngồi ngắm kiến bò trong chai". Các bác thoát khỏi cái CH đó đi, hãy tập trung vào 3 từ "TÍNH CHÍNH DANH" các bác nhé. Khi rõ nó là gì rồi thì tự nhiên cái CH đó buồn cười (nhưng là kinh nghiệm xương máu cho Việt tộc đấy, với tôi có lẽ do MAY hơn KHÔN)

    Trả lờiXóa
  13. -Công hàm: về hình thức là phải thông uqa ngoại giao, Đại sứ VNDCCH tại Trung Quốc trình cho lãnh đạo Trung Quốc. Công hàm phải có số má, ký hiệu, ...theo quy định.
    -Đây chính xác là 1 lá thư riêng của ông TT-Phạm Văn Đồng gửi TT-TQ. Thư cá nhân nói việc công nên tạm gọi là công thư. Điều này đâu có gì để tranh cãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nêu ra vấn đề công thư mới là vấn đề. Hãy xem nội dung bài báo trên Nhân Dân để xem quy trình của nó ra sao.

      Xóa
  14. Theo điều 3 của quy chế quản lý văn bản đối ngoại ban hành ngày 12.3.2012 của bộ NN&PTNN thì có "công thư" nhé các bác.

    Xin hãy chú ý quy chế không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ dùng để hướng dẫn nội bộ và có giá trị nội bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, hóa ra của Bộ Nông nghiệp đấy, mà mãi năm 2012. Không phải của Bộ Ngoại giao, và không có giải thích cụ thể thêm nữa về các thuật ngữ ấy. Cảm ơn Nỡm đã lần tìm ra.

      Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp, hóa ra, "công thư" còn yếu thế hơn nữa, dưới "công hàm" và dưới cả "thư chính thức" !

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.