Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

11/10/2017

Xóa bỏ các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

Không có Ban chỉ đạo Đông Bắc ngay từ đầu.

Chỉ có Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Chuyện con ông cháu cha ở VTV (nghe bà Lê Bình kể)

Đọc lại về thành phố đáng sống : Bí thư và Chủ tịch có đánh nhau không

"Qua đó có thể thấy hai người này không vì lý do nào đó để phải “đánh nhau” cả.Trong mắt mình, nếu ông Xuân Anh có khát vọng làm việc và trong sáng, nếu ông Huỳnh Đức Thơ lịch lãm, có tầm thì hai người bổ sung cho nhau, đẹp.Nếu đánh nhau thì cả hai đều biết “không chột cũng què’. Vì thế không dại."
(Nguyễn Thế Thịnh, tháng 3/2017)

Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh ở Đà Nẵng, nên thường trăn trở về tình hình Đà Nẵng trên nhiều phương diện. Anh trăn trở và viết nó ra trên giấy. Giấy viết của nhà báo bây giờ là màn hình máy tính.

10/10/2017

"Các bác hãy cho anh xã nhà em tiếp tục làm việc, phục vụ đất nước"

Hôm trước, đã thấy con trai của cựu thủ tưởng Nhật Bản diễn thuyết ngoài phố (xem lại ở đây).

Hôm nay, là hình ảnh của phu nhân đương kim thủ tướng Abe diễn thuyết, kêu gọi mọi người ủng hộ chồng mình. Công khai giữa thanh thiên bạch nhật.

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

09/10/2017

Về việc phụng thờ Đức Thánh Trần ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội (qua tư liệu Vũ Thế Khôi)

"Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ Tuyên truyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ giỗ Trần Hưng Đạo tại Nhà Hát lớn Hà Nội và trong cả nước vào 25 tháng 9 năm 1945 (tức đúng vào ngày giỗ là 20 tháng 8 âm lịch)."

"căn cứ các văn bia trong đền Ngọc Sơn và bài ký “Hồ sơn thắng hội tự” của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng Đức Thánh Trần chỉ bắt đầu được hội Hướng Thiện đưa vào thờ trong Đền Ngọc Sơn sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 và phá bỏ đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo ở thôn Hà Thanh trên bờ đông của hồ Hoàn Kiếm."
(Vũ Thế Khôi 2007 - 2017)

Hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh Kim Ngọc (1917-2017)

Hội thảo được tổ chức đầu tháng 10, tại quê hương Vĩnh Phúc của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (1917 -1979).

Phan Bội Châu nổi cáu khi nói về "đấu tranh giai cấp", và buồn lòng trước việc Nhật Bản mở rộng xâm lược châu Á

Đó là năm 1938, khi cụ Phan bị chính quyền Pháp giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Chính xác là một buổi chiều ngày 22 tháng 9 năm đó.

Nguyên văn cụ nói về vấn đề đấu tranh giai cấp: "Hô hào đấu tranh giai cấp ở xứ này là một việc cực ngu".

Ngược thành phố Cao Bằng lên mạn bắc 80 cây số, Hạ Lang gần mà xa (kí sự của Mai Thanh Hải)

Đường lên Hạ Lang đến bây giờ, năm 2017, nhìn chung vẫn là khó hơn so với một số tuyến, như thấy trong kí sự đầu năm nay của Mai Thanh Hải (xem toàn văn ở dưới đây). Huống chi là mấy trăm năm trước, khi nhà Mạc còn thực quyền cai quản Cao Bằng từ khoảng năm 1600 đến khoảng năm 1680, gần một thế kỉ.

Mình thì thường đóng đô ở Quảng Uyên, và tranh thủ đi các huyện khác. Có khi đi rong ruổi, xuyên huyện nọ sang huyện kia. Nên với mình, Hạ Lang chỉ có một chút khó đi mà thôi. Cảm giác của mình khác với cảm giác của cánh nhà báo.

08/10/2017

Lễ hội mùa thu ở các làng chài Nhật Bản : rước thần từ núi xuống biển, và trở lại

Ngày 8 tháng 10, tức hôm nay, là lễ rước thần ở các làng chài vùng quê Itoshima. Vùng biển hẹp nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga, vừa canh tác lúa vừa đánh cá.

Thần mày trắng - tổ nghề của cả ca kĩ, ăn mày, ăn cướp, và gái điếm

Thần mày trắng đã được nhắc đến, nhân khi đề cập đến hiện tượng thần mày trắng đang được thờ trở lại khá phổ biến ở Trung Quốc, hồi tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đang hót (xem lại ở đây, tháng 9/2013). 

Bây giờ là câu chuyện về thần mày trắng ở vùng Nam Bộ của Việt Nam. Ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ của ca kĩ, trong một ý nghĩa là ngày cúng thần mày trắng.

07/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sáng tạo ở vùng biên viễn, lễ hội du lịch Thác Bản Giốc lần thứ nhất

Chùa Trúc Lâm đã được xây từ mấy năm trước ở Thác Bản Giốc (đã đi ở đây, và ở đây - cuối năm 2014).

Công ty du lịch đã khai thác tại khu vực này.

Và năm 2017, thì lễ hội Thác Bản Giốc đã được tổ chức lần đầu tiên.

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 15 (Trần Thị Thu Huê, ở Kiến Xương)

Ngày mưa đọc Mưa ở Quảng Nạp của Trần Thị Thu Huê. Đó là một trận mưa ở thời Hợp tác xã trước Đổi Mới.

Cuối truyện Mưa ở Quảng Nạp có ghi chú với nội dung: năm 1978 thì tác giả 12 tuổi. Như vậy, chị Huê là lớp anh chị thời kì đầu tiên của gia đình Búp trên cành, mà lớp sau như chúng tôi thì chưa từng gặp mặt ở ngoài đời thực.

Quảng Nạp là một cái tên giống nhau của nhiều làng xã vùng Bắc Bộ. Trên đường du lãng, tôi mới biết đến Quảng Nạp ở Nam Định, rồi Thái Nguyên, và Thanh Hóa. Bây giờ thì biết thêm: có Quảng Nạp ở  ngay Thái Bình !