Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 5 (Phạm Thị Lan Anh, ở Đông Hưng)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Chị Lan Anh thì, hiện tại, tôi không có bất cứ kí ức nào. Cũng có thể chưa từng gặp trực tiếp lần nào trong những năm đó, bởi cách xa về lứa tuổi. Các anh các chị có thể là những lứa sớm trước Đổi Mới, còn chúng tôi (Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thúy Hoàn, Bùi Trung Hiếu,...) là những lứa muộn buổi "tranh minh" của Đổi Mới.

13/02/2017

Trường Trung học Phổ thông ở Nhật Bản : Cầu nguyện an toàn trước khi đi dã ngoại

Trường quê chuẩn bị cho học sinh đi dã ngoại ở trong nước và nước ngoài.

Từ ngày 16/2/2017, học sinh và giáo viên sẽ xuất phát.

Bởi vậy, hôm nay (13/2), nhà trường tổ chức cầu nguyện an toàn theo nghi thức thần đạo trong khuôn viên trường.

Cao Bằng vừa công bố quyết định đối với đôi chuông chùa Viên Minh (Đà Quận)

Về đôi chuông Đà Quận được công nhận là bảo vật quốc gia thì đã điểm tin ở một entry trước (xem lại ở đây, 23/12/2016).

Dưới là tin bổ sung. Lấy về từ các nơi.

11/02/2017

Nhà vua Bình Thành gặp vợ con của các anh lính Nhật tham gia Việt Minh, và viếng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế

Về chuyến công du chính thức của nhà vua Nhật Bản (từ ngày 28/2-6/3/2017), tới Việt Nam và Thái Lan, đã điểm tin ở entry trước (ở đây).

Bây giờ, lịch trình thăm Việt Nam chi tiết của nhà vua đã được công bố. Đáng chú ý là hai điểm sau.

10/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 4 (Nguyễn Thị Hoài Anh, phố huyện Kiến Xương)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990


Bản in năm 1990 ghi chú về tác giả là: Nguyễn Thị Hoài Anh, 14 tuổi, Vũ Quý - Kiến Xương.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì là chị Hoài Anh mà nhà có kinh doanh một hiệu sách tư nhân ngay trên mặt phố huyện Vũ Quý. Sau này, mãi đến trước khi đi đại học, tôi vẫn thi thoảng ghé thăm.

Không phải ngay từ đầu tôi đã biết nhà chị có hiệu sách. Mà thật ra, tôi tạt ngang hiệu sách một lần nào đó, và thấy chị cùng đứng bán ở bên trong.

09/02/2017

Chuyện về đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro : một người đưa tới hứng thú học tiếng Nhật đầu tiên

Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).

Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.

Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua. 

07/02/2017

Thần Tài ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : ghi chép Đinh Dậu 2017

Hai mươi năm trước, ông thầy mình đã chú ý đến Thần Tài, và đã khảo sát ở 3 nơi Bắc - Trung - Nam, sau đó đăng bài học thuật dài. Lúc đó, chưa xuất hiện ngày 10 tháng Giêng.

Thần Tài bây giờ gắn với ngày 10 tháng Giêng (năm Đinh Dậu 2017 là ngày 6/2 dương lịch).

Ghi lại một ít. Bởi hôm qua, đầu giờ sáng, Bảo Tín Minh Châu ở ngay đầu ngõ nhà mình "trình bày" khá ấn tượng chương trình hút khách. Lúc đó, phải thoát nhanh, vì sợ tắc đường, lo muộn giờ.