Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/09/2016

Đường sắt trên cao : lại bù giờ, và bù tiền vay

Đã rất nhiều lần bù giờ (nên xem lại các entry cũ trên blog này, ví dụ ở đây hay ở đây, từ 2014 xuống 2015, rồi lại xuống 2016).

Đúng như tiêu đề của một bài báo cũ, là luôn hô quyết tâm, hô xong thì lại để nguyên đấy.

Bây giờ, lại bù thêm tiền vay (tháng 7/2015 vừa vay thêm 250 triệu đô, bây giờ lại vay thêm đúng 250 triệu nữa). Và về thời gian, vẻ như là lùi xuống tận cuối năm 2017 ?

Không biết đã là lần bù cuối cùng chưa ?

14/09/2016

Nguyên Tổng Bí thư đảng cầm quyền vừa từ trần trong tủi buồn

Điểm tin ông từ trần, bởi thời đó, ông đã gây một cơn biến loạn lớn trong chính trường Nhật Bản. Nhớ về ông như nhớ về kỉ niệm của một thời đã qua.

Một ghi chú về sự "phát rồ" của người Trung Quốc vì không bỏ được chữ Hán

Mình dùng một cái tên khác, cho một ghi chép ngắn của Quách Hiền.

Rất lâu rồi mới thấy cô Quách.

Quả thật, người Trung Quốc đã rất muốn vứt quách chữ Hán đi từ lâu lắm rồi. Nhưng cũng là sự thực rõ ràng, người Trung Quốc không tài nào vứt chữ Hán đi được.

13/09/2016

Hiện thực : Lương tiến sĩ thấp hơn ô-sin


Cuộc thi bài viết học thuật nghiên cứu văn học Nhật Bản - Giải thưởng Inoue Yasushi lần 2


Nghệ sĩ toàn quốc Việt Nam đang ăn giỗ ai (Nguyễn Thúy Quỳnh hỏi)

Lần tới nếu gặp trực tiếp, sẽ hỏi bác nghệ sĩ Hoài Linh (đồng thời cũng là một thầy đồng có tiếng ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh).

Đầu tiên, là đưa lại câu hỏi của nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh.

Sách học tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật (quà tặng của Sato Uyên)

Sato Uyên ở gần chỗ mà H. mới mở quán Việt Nam (đã đi ở đây, hồi tháng 8/2015).

Nhiều cháu nói chuyện với tôi, ở thời điểm 2002-2007, là pha giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Câu dễ nói bằng tiếng Việt, câu khó nói bằng tiếng Nhật. Có cháu năm 2002 còn nói được khá, đến năm 2007 thì chỉ còn nói bập bẹ tiếng Việt (tuy nghe bố mẹ nói thì vẫn hiểu). Có cháu sinh sau 2007, có mẹ Việt và bố Nhật, nhưng không biết nói câu tiếng Việt nào.

Từ khoảng sau năm 2000, trẻ em Việt Nam tại Nhật (tạm gọi) tăng lên về số lượng rất nhanh.

12/09/2016

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2016) - 3

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.

Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.

Khai giảng Đại học Việt Nhật : 9/9/2016


Nhu cầu tự học chữ Hán và giấc mơ "rồng hóa" thời sau Đổi Mới của Việt Nam

Thử đưa một cuốn sách đã xuất bản năm 1992 bởi Nxb Đồng Tháp.

Có lời giới thiệu của nữ chuyên gia Hán Nôm Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Ngay sau Đổi Mới, nhóm các học giả phía Nam là Trần Khuê - Nguyễn Thị Thanh Xuân nhiều lần kêu gọi việc học lại chữ Hán.

Có một giấc mơ hóa rồng đã như vậy, ở thời đó.

11/09/2016

Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển

Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.

Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải". 

10/09/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : những người mẹ Nhật Bản đã đứng lên vì cuộc sống "không hạt nhân" của các con

Mình nhận bài báo giới thiệu về cô Kameyama (người mẹ trẻ Nhật Bản), qua mail, từ một người bạn của cô (tạm gọi là cô Kan). Mà cô Kan là con gái của một nhà văn đã nổi danh từ thập niên 1980 với chủ đề chống hạt nhân.

Bài báo nói về việc cô Kameyama (tạm gọi tắt là cô Kam) mới mở một triển lãm ảnh kêu gọi hòa bình ở Đại học Hà Nội. Ảnh là do chính cô Kam chụp.

Không rõ thế nào, cô Kam đã chuyển về quê, tới sống gần với gia đình nhà cô Kan. Lần tới mình sẽ hỏi nguyên do. Hiện còn đang đồ rằng là vì non xanh nước biếc của vùng quê quyến rũ, mà lẽ có thể còn vì mẹ của cô Kan.

Con người ta tự nhiên như nhiên có sự quyến rũ, hấp dẫn nhau.