Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn yanagita-kunio. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn yanagita-kunio. Hiển thị tất cả bài đăng

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

11/09/2022

Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất

Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.

Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).

Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.

18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

28/07/2020

Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn

Sắp tới, trong chương trình học tập, tôi dự tính sẽ cho các em học sinh ôn lại những chặng đường "ta xây dựng đời ta" của người Nhật Bản, mà là qua tư liệu rất sinh động: phim tài liệu. Học sinh là người Việt Nam, người Nhật Bản, và có thể là quốc tịch khác.

08/02/2020

Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm

Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".

Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.

Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.

Các thứ đó sẽ đề cập đến sau. 

Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020 (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

06/12/2018

"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO

Tên chính thức bây giờ được sử dụng là "Thần tới thăm" (lai phỏng thần来訪神, raiho-shin). UNESCO cũng sử dụng cách gọi Raiho-shin. Và tên đầy đủ là: Raiho-shin, ritual visits of deities in masks and costumes (xem ở đây).

Một quan tâm chung của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản (tức học hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản, và những nhà nghiên cứu về folklore Nhật Bản).

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

11/03/2016

Thời đại của ai-pôn : Ngoảnh lại, thì thấy mình lọt vào muôn ngàn ống kính

I-phone đã tràn khắp nẻo, khắp vùng, khắp miền, khắp các đối tượng, khắp các lứa tuổi.

I-phone đang làm đảo lộn trật tự trong kĩ thuật của dân tộc học truyền thống. Tạm tính của mình là từ 2012.