Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã-hội-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã-hội-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

17/09/2020

Nội các Nhật Bản mới : em trai của Abe và thầy gia sư của hai anh em ông, cùng vào nội các

Do bận, nên viết dần từ ngày 16/9 đến ngày 26/9/2020

Người em của ông Abe (em thật sự, cùng mẹ cùng cha) nhưng không mang họ Abe, bởi theo phong tục Nhật Bản, đi làm rể (hay con nuôi) nhà khác thì phải đổi họ. Tựa như con rể của cựu thủ tướng Obuchi, khi vào nhà Obuchi, là phải bỏ họ cũ của mình mà đổi sang họ Obuchi (đọc lại chuyện cũ về con gái nhà Obuchi ở đây).

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

17/05/2017

Trường hợp cụ thể : một cựu nữ sinh viên Nhật Bản xuất sắc đã tử vong do áp lực công việc quá ngưỡng

Thường thì người thân không muốn công khai sự việc, khi có một người trong gia đình bị tử vong do áp lực công việc.

Đây là một trường hợp đặc biệt, vì gia đình muốn công khai sự thật để kêu gọi: Nhật Bản cần thay đổi cách làm việc.

11/12/2016

Hơn 370 ngàn người hâm mộ kí tên kêu gọi SMAP đừng giải tán

Kí tên để kêu gọi nhóm SMAP không giải tán (về nhóm SMAP, và việc họ dự định giải tán trong năm 2016, đã đi ở đâyở đây).

Dưới là hình đại diện người hâm mộ hì hục đẩy các xe chất sổ chữ kí tới văn phòng quản lí của SMAP. Đã có hơn 370 ngàn chữ kí.

07/09/2016

Sau khi hồi hưu, quan Đại Việt kể chuyện "kinh ngạc" về Nhật Bản

Nghe quan ta kể vào năm 2016, mà tưởng như đọc lại Phan Bội Châu hồi năm 1905 (lúc cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ lần đầu tới Nhật).

Sau hơn 1 thế kỉ, chúng ta vẫn chỉ "kinh ngạc" trước những điều giản dị.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975. 

04/11/2015

Quang cảnh nhà tù ở Nhật

Các ảnh này mới được công khai trên báo chí chính thống của Nhật Bản. Các phóng viên mới được phía nhà tù mời vào tham quan !

25/03/2015

Nhật Bản dưới góc nhìn của Lý Quang Diệu

Về Nhật Bản, có hai ông Lý đưa ra hai cái nhìn thú vị. Một người là Lý Đăng Huy - là công dân Đài Loan, cựu lưu học sinh Nhật Bản, cựu Tổng thống Đài Loan, người mà những năm sau này mỗi lần đến Nhật Bản đều bị chính quyền Bắc Kinh phản đối. 

Còn bây giờ, dưới đây, là của một cụ Lý khác - là Lý Quang Diệu, công dân Sing, cựu lưu học sinh Anh quốc, cựu Thủ tướng Sing, người vừa từ trần. Nhìn chung là cụ Lý phán nhiều điểm không chuẩn (hay nói rõ là sai) về nước Nhật, từ điểm nhìn dân số hay lối nghĩ của công dân. Có lẽ, do quan sát ít, và nhất là tâm lí "khiếp" người Nhật của cụ đã đưa cụ tới những phân tích thái quá.

03/11/2014

Ở trong tiệm cắt tóc

Sáng thứ Hai, tranh thủ tạt qua tiệm cắt tóc. Đang là ngày hội trường, nên lều bạt và hàng quán của sinh viên các khoa mở dọc hai bên. Vượt qua một rừng loa sập sình và mời chào đon đả của các quán hàng, mới ra được khu Sei-kyo (hợp tác xã mua bán của nhà trường).

01/08/2014

Câu chuyện Nhật Bản : Một cách giải quyết bệnh vô sinh được xem là tối ưu

Những vấn nạn lớn của xã hội Nhật Bản trong khoảng 20 năm trở lại đây: dân số già hóa ở mức báo động (trở thành "cường quốc" người cao tuổi), thiếu trẻ con cũng ở mức báo động (trong đó có một nguyên nhân là do bệnh vô sinh với tỉ lệ cao).

02/07/2014

Mấy phút trên đường ra máy bay bằng xe buýt hàng không

Lại bay vào giờ khuya. Máy bay cất cánh từ Nội Bài lúc không giờ hơn một chút, và hơn 6 giờ sáng hôm sau thì có mặt ở đầu bên kia. Do lệch múi giờ, nên thời gian bay thực chỉ là hơn 4 tiếng. Ngày xưa, hồi chưa có đường bay trực tiếp, cứ phải quá cảnh qua Hồng Kông, thì thường là bay giữa trưa và tối mịt mùng mới đến nơi. 

Ở Nội Bài, lần này, khu vực đường bay quốc tế, ấn tượng nhất là thấy có rất nhiều đoàn người Việt đi lao động ở nước ngoài. Đi Anh quốc, đi Nhật Bản, đi Đài Loan, tựa như cả những nước vùng Trung Đông và châu Phi. Nam có, nữ có, và đa phần là thanh niên. Nhiều tốp mặc áo dạng công nhân có in chữ Vietnam (hay tương tự như vậy) ở sau lưng. Vài ba tốp mặc com-plê với cà-vạt chỉnh tề, tay lại ôm những chiếc áo khoác mùa đông.