Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trọng-lang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trọng-lang. Hiển thị tất cả bài đăng

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).

10/09/2018

Nhà văn Lộng Chương 100 năm (1918-2018)

Đợt này, mình đang sử dụng tư liệu của Lộng Chương đã xuất bản trước năm 1945. Đã bất ngờ từ lâu về những trang viết tỉ mỉ và già dặn của một chàng thanh niên mới khoảng 25 -26 gì đó (ví dụ, đã viết nhanh hồi năm 2014, ở đây). Nhưng phải đến bây giờ mới có dịp đề cập sâu.

Nhớ ra là năm 2018 này, là ông tròn 100 tuổi. Đã có một số nơi kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)

Đây là bản đăng của Giao Blog dành riêng cho nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến (hoặc đã bị lãng quên). Là cụ Trần Tán Bình.

Thực chất bản đăng dần trên Giao Blog từ tháng 7 năm 2017 này chỉ là bản đăng lại. Bản gốc vốn đã xuất hiện năm 2012 trên website Tronglang.com (trang web Trọng Lang, tức nhà văn Trọng Lang Trần Tán Cửu lừng danh thời trước 1945). Trang này đăng tải hồi kí của Trần Tán Cửu với tiêu đề Trước ngã ba lịch sử.