Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-văn-toàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-văn-toàn. Hiển thị tất cả bài đăng

02/07/2022

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

15/10/2019

Cụ bà Trần Văn Toàn (1927-2019): dâu Việt người Bỉ

Tháng 9 năm 2014, học giả Việt kiều Trần Văn Toàn từ trần (đọc lại ở đây).

Lúc đó, đã ghi lại kỉ niệm với ông và phu nhân người Bỉ, rằng:

"Chuyến điền dã chớp nhoáng có sự tham gia của phu nhân người Bỉ. Ông bà nói với nhau bằng tiếng Bỉ/Pháp, còn chúng tôi thì bằng tiếng Việt giọng Bắc. Và có thêm một học giả người Nhật nữa. Tức là có sự pha trộn thêm cả Nhật ngữ trong chuyến đó.


Những lúc giải lao, bà kể lại những thời điểm ở Việt Nam, chăm sóc các con gái như thế nào. Tất nhiên là ông phiên dịch. Tôi thì mang mảng liên hệ với bà Xờ-tan-kê-vích cũng đến làm dâu nước Việt thời kì chiến tranh, trong mái ấm gia đình của cụ Nguyễn Tài Cẩn. Ở hai bên chiến tuyến khác nhau."

Đi du lãng cùng ông bà hồi đó một chuyến, khoảng 11 năm về trước. Hồi đó, chúng tôi chụp một ít ảnh kỉ niệm ở giữa chuyến đi. Cụ bà tầm thước, chỉ ngang ngang cụ ông.

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.

29/07/2018

Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)

Bài đã hoàn thành vào năm 2010 của cố học giả Trần Văn Toàn (có thể đọc lại ở đây). Lần gặp gỡ đầu tiên với ông cùng phu nhân người Bỉ là tại Hà Nội, vào quãng năm 2008. Trong các câu chuyện dài dài khi đó, ông có nói đến việc chuẩn bị viết bài về cố Cả.

Trong lúc ông viết, qua e-mail, ông có thảo luận về chữ "linh thanh" hay "thanh linh". Rồi đi đến tạm kết rằng, đó là một cách viết khác của "thiêng". Tôi vẫn trở đi trở lại nói rằng, cách viết về tôn giáo Việt Nam của cố Cả rất độc đáo nhưng là khó khi sử dụng cho tôi (ví dụ trích dẫn), còn khi đọc như tác phẩm văn học thì rất thích.

23/09/2014

Học giả Trần Văn Toàn đã qua đời (nhân đọc bài của Trần Hữu Quang)

Lời dẫn: Chúng tôi là hai thế hệ hoàn toàn khác nhau, như là ông và cháu. Bắt đầu là những trò chuyện chuyên biệt của hai thế hệ về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu ở Việt Nam. Mà chúng tôi hầu như chỉ bàn chuyên, về chuyên môn thế thôi. Thế rồi, nhờ cơ duyên, chúng tôi có một chuyến đi điền dã chung tại Việt Nam, cũng là về Mẫu Liễu.