Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đăng-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đăng-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2023

Coffee Tứ Phủ - một cửa hàng khởi nghiệp từ 2022 ở Tp. Hồ Chí Minh

Tựa như ý tưởng mở ra cửa hàng này là được gợi ý từ nhiều "ảnh hưởng" khác nhau, trong đó tôi thì chú ý đến ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh hồi năm 2019.

Người ở cửa hàng đã cho biết như vậy (về ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ).

Về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh thì trên Giao Blog, có thể xem ở đây (tháng 8 năm 2019).

Có một luận văn thạc sĩ đã bảo về thành công tại Chương trình Khu vực học - Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 6 năm 2020, trong đó có một phần bàn luận về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh. Có thể xem đây là nghiên cứu học thuật đầu tiên đề cập đến MV Tứ Phủ nói riêng, và rộng hơn là việc các nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuối đang nỗ lực khai thác các giá trị của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ (Tân Nhàn, Trà My, Hoàng Thùy Linh,...) từ nhiều góc độ khác nhau.

04/06/2023

Là một người quan sát, tôi không thấy đủ căn cứ qui công lớn nhất cho cố đại tá Bùi Văn Tùng

Từ mấy năm trước, tôi đã quan sát kĩ lưỡng, ở đây (tháng 5 năm 2021) và ở đây (tháng 5 năm 2020). Lúc đó, đại tá Bùi Văn Tùng vẫn còn tại thế. Dư luận từ nhiều phía có thể làm nhiễu loạn thông tin, nên đòi hỏi việc quan sát phải thật sự kĩ lưỡng.

Kết quả của quan sát kĩ lưỡng, thì tôi đã thấy rõ: mọi tư liệu đều chứng minh rất rõ vai trò lớn của đại úy Phạm Xuân Thệ lúc đó trong Dinh Độc lập. Hầu như không thấy chút tư liệu gì chắc chắn về đại tá Bùi Văn Tùng.

Với tư cách một người quan sát trung lập, bây giờ, ở thời điểm tháng 6 năm 2023, tôi muốn nói rõ thêm một lần nữa về kết quả quan sát của tôi.

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

03/08/2021

Linh hồn cây xanh Hà Nội, chuyện mới 2021 và chuyện cũ 2015

Chuyện cây xanh Hà Nội bị đốn bỏ hàng loạt, rồi được thay bằng những loại cây khác nhau, của năm 2015, thì Giao Blog đã đi các bài và sưu tập ở đây hay ở đây. Tôi đã nói đến chữ "báo ứng" ngay trong tháng 3 năm 2015.

Hồi ấy, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là lãnh đạo công an Hà Nội có tổ chức nhiều đợt trồng cây. Chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Thế Thảo, dân nói chữ là "Nguyễn thay cây", bởi chữ thế thảo thì có thể tạm hiểu là thay cây (hay thay cỏ). 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lên tiếng giữa dư luận nóng ran khi ấy (xem lại ở đây), anh nói về "cây xanh Hà Nội" thời bom Mỹ. Và thế là, chúng tôi đã viết một bài học thuật về cây xanh Hà Nội liên quan đến thơ Trần Đăng Khoa ngay, xem bài đó ở đây.

Bây giờ là tình hình năm 2021, tức là sau 6 năm (hiện tướng Chung vướng vòng lao lí, vẫn đang tiếp tục bị khởi tố ở các vụ án; còn ghế chủ tịch thành phố thì đã đổi mấy lần).

Bài đầu tiên là lấy về từ báo Công an Nhân dân.

11/06/2021

Hoa hậu Việt Nam 1994 Nguyễn Thu Thủy (1976-2021) với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải

Vào ngày hôm nay, 11/6/2021,  trên Fb Nguyễn Thu Thủy (gia đình quyết giữ Fb này từ sau lễ an táng của hoa hậu đã viên mãn), có đoạn như sau:

"Tuy đã đi rất nhiều nơi nhưng Thủy đặc biệt gắn bó với thành phố Hà Nội quê hương, nhất là ba khu vực Thủy từng sống: phố Nguyễn Thái Học đoạn không xa phố Hoàng Diệu và ga Hàng Cỏ; khu Thanh Xuân (Lương Thế Vinh); Gia Lâm, gần cầu Long Biên. Khoảng mười năm cuối, Thủy sống gần hai cái hồ nổi tiếng của Hà Nội. Trong cái nhìn của Thủy, Hà Nội là một địa điểm rất đặc biệt, được làm nên từ nhiều tầng sâu khó dò và văn chương đối với Thủy đồng nghĩa với đi xuống thăm dò những khoảng tối cũng như các "đường hầm" luôn luôn tồn tại nhưng rất khó nhận biết. Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố."

Tôi chú ý đến câu "Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố".

Vậy thì, sẽ chờ đến lúc tiểu thuyết của hoa hậu ra đời (dự định là năm 2021, từ nhà xuất bản Thời Độ), thì xem Thu Thủy viết về Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải như thế nào. Hi vọng là có nhiều thú vị.

Về Phủ Tây Hồ như là biểu tượng tâm linh của Hà Nội từ sau Đổi Mới, tôi đã viết thành bài học thuật, mà là qua phân tích bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa (làm lần đầu năm 1969, và sửa lại vào năm 1999). Đọc bài đó tạm thời ở đây (năm 2016).

16/05/2021

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


15/03/2021

Nhà thơ Trần Đăng Khoa tái thiết tạp chí "Nhà văn và Cuộc sống" với vai trò TBT

Nhà thơ hiện là Bí thư Đảng bộ Hội Nhà văn kiêm Tổng Biên tập tạp chí Nhà văn và Tác phẩm. Ông đưa đề án đổi mới tờ tạp chí này: thay đổi tên, thay đổi kích cỡ,...

09/12/2020

Du lãng xứ Đông, thăm đình làng và nhà cha mẹ của hai anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa

Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.

Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !

15/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !

11/08/2020

Tin chính thức : nhà ngoại cảm giả danh Vũ Thị Hòa vừa bị bắt

Sáng ngày 11/8/2020, thông tin các nơi cho biết: bà Vũ Thị Hòa đã bị bắt vào hôm qua vì tội lừa đảo, giả danh ngoại cảm để lường gạt người nhiều năm nay.

Từ tháng 4 năm 2019, Giao Blog đã đưa loạt bài "Thánh nữ và Phật Bà hay là kẻ lừa đảo có tổ chức" (đọc lại ở đây).

21/05/2020

Vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008 : câu hỏi về Nguyễn Văn Nghị và N.V.N

Ngày mai, 22/5/2020, công an Long An sẽ tổ chức họp báo. Nên tạm đưa lại một ít tư liệu cũ, do chính công an Long An đã cung cấp cho báo chí, rồi đưa một số phân tích bước đầu.

Nếu cần thiết truy cứu ngọn nguồn, cơ quan có trách nhiệm hiện nay (năm 2020) cần xác nhận lại việc cung cấp thông tin và tiếp nhận - đăng tải thông tin (ở thời điểm từ 14/1 đến 17/1/2008). Ai là người cung cấp thông tin, có văn bản cung cấp hay không. Ai nhận tin, ai duyệt tin. Các tư liệu liên quan đến việc cung cấp và đăng tải thông tin lúc đó hiện còn hay không.

Đại khái chỉ đọc văn bản cũ, cụ thể là mẩu tin ngày 16/1/2008 và mẩu tin ngày 17/1/2008, thì đã thấy như sau về nhân vật Nguyễn Văn Nghị.

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...). 

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.

30/05/2019

Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh

Trong tủ sách gia đình, có một số sách chuyên sâu được đề tựa hay giới thiệu bởi ông Nguyễn Hữu Oanh - khi ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Sau này thì ông chuyển về công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khi cùng du lãng các nơi, nhất là xứ Thanh và các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là khi ông vừa nghỉ chế độ. Mình thú vị với việc ông có thể nói khá tỉ mỉ và hứng thú về vẻ đẹp của không gian thờ tự trong nhà người Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ.

26/04/2019

"Thánh nữ" và "Phật bà" hay là kẻ lừa đảo có tổ chức

Xung quanh câu chuyện về nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa, độ vài tháng nay đã thấy các bài tranh luận ngày một mạnh mẽ giữa nhóm "bóc trần" (có thể xem đại diện là cô Nguyễn Ngọc Hoài) và nhóm "hộ vệ" (có thể xem đại diện là nhà văn Đông La). 

Bác Đông La vừa đưa bài mới trên blog, là "Vũ Thị Hòa nữ thánh hay kẻ lừa đảo".

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".