Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu-thuyết-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu-thuyết-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

08/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Chu Thiên Hoàng Minh Giám với tiểu thuyết "Thoát cung vua Mạc" (1942)

Có hai ông Hoàng Minh Giám khác nhau. 

Một ông là Hoàng Minh Giám chính trị gia, người của Việt Minh, sau giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1904-1995. Hậu duệ hiện nay là ông Hoàng Vĩnh Giang của ngành thể thao Việt Nam.

Một ông là Hoàng Minh Giám có bút hiệu Chu Thiên, là một nhà văn - nhà khảo cứu, tên tuổi gắn với các bộ tiểu thuyết lịch sử như Bút nghiên, Nhà NhoBóng nước Hồ Gươm. 1913-1991.

Chu Thiên có một tiểu thuyết lịch sử có tên Thoát cung vua Mạc đăng dài kì trên Tạp chí Tri Tân (năm 1942). Đây là một tiểu thuyết về nhà Mạc thời kì Thăng Long.

03/02/2019

Cuối năm xem nhanh tiểu thuyết mới của người viết về Trần Độ

Đó là nhà văn Võ Bá Cường của quê lúa Thái Bình. Ông là lứa đàn em của các nhà văn Bút Ngữ, Trọng Khuê,...

Một thời gian dài tưởng như ông vắng đi đâu đó, thì đột nhiên trở lại với các cuốn sách viết về tướng Trần Độ - một người đồng hương. Sau đó, là loạt bài về Nguyễn Hữu Đang (đang đăng dở thì hình như đã bị dừng lại, xem ở đây từ 2015).

26/05/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tập 3 của bộ ĐẠI GIA được ra mắt vào dịp "lò đang rực cháy" này ?

Một buổi chiều nắng quay quắt ở thủ đô rất thiếu bóng cây. Các phương tiện giao thông để ở bên lề đường đều như bị chảy nhão ra giữa cái trống không, không một mái che, không một vạt lá, không một mảnh ô.

Tác giả của bộ tiểu thuyết Đại gia xuất hiện. Đúng ở vào khoảng giao cắt giữa không gian hầm hập hơi nóng bốc lên từ lòng đường với không gian được phun sương bởi thiết bị làm mát. Cái dáng nho nhỏ như bị nhòe đi trong vài giây.

Chúng tôi nói về hai tập Đại gia đã ra mắt, rồi lập tức bị thu hồi tháng 7 năm 2013 (lúc mới ra lò, đã đi nhanh một entry ở đây). Nhanh quá, thời gian đi vèo vèo, đấy với đấy, mà đã 5 năm rồi.

22/09/2017

Sau ĐẠI GIA, giờ đến MỐI CHÚA bị cấm phát hành ngay khi vừa ra lò

Về phương diện ngữ nghĩa, thì có khi Mối chúa chính là Đại gia, và ngược lại ! 

Về bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn mấy năm trước, thì xem lại ở đây (nửa cuối năm 2013).

19/01/2017

Thời Của Thánh Thần (tiểu thuyết Hoàng Minh Tường) bản tiếng Nhật

Dịch giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo - một chuyên gia về văn hóa và lịch sử Việt Nam, hiện là trưởng khoa Tiếng Việt. Bởi vậy, hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch.

Giá bán là 4000 Yên (khoảng gần 1 triệu tiền VND).

07/10/2013

Độc giả Phạm Thành lay lắt cả tuần mới đọc hết tập một của ĐẠI GIA

Lời dẫn: Qua bài cảm nhận dưới đây của một độc giả lớp lão niên, có thể thấy là Đại gia không dễ đọc. Bạn đọc đã hết sức thành thực, và cũng cẩn thận ghi là "cảm nhận, không phải phê bình văn học".

Khác hẳn với bác Beo (chỉ cần một đêm thất tình đã ngốn liền cả hai tập), độc giả Phạm Thành cố lắm mới đọc hết tập một và lật lật xem xem tập hai.

Nhà văn, bằng ngôn ngữ qua tay nhào nặn của mình, có thể theo những lối cũ quen thuộc, có thể theo những thử nghiệm mới, đưa đến cho công chúng những tác phẩm, mà nhìn ở góc tiêu dùng, cũng không khác mấy với một tô phở hay một đĩa bánh tráng. Khách hàng trả tiền mua tô phở, trong lúc xì xụp, sẽ à khen ngon, hay chê nhiều mắm, bình phẩm độ cay mặn, vân vân.

03/10/2013

Tiểu thuyết ĐẠI GIA qua bình luận của Phạm Đình Trọng (một bài viết vuông vức nhất cho đến thời điểm hiện tại)

Lời dẫn: Chữ "vuông vức" ở đây có kèm một chút phương ngữ. Có nhiều biểu cảm độc đáo nằm trong một từ thuộc lối nói quen dùng ở một địa phương nào đó, mà nhiều khi, không thể dịch được ra tiếng phổ thông. Người ta còn dùng những từ thay thế nó, tất nhiên, cũng là phương ngữ, là "chuông". Bởi vậy, có thể dùng phương ngữ dịch lại thành "một bài viết chuông nhất cho đến thời điểm hiện tại".

01/10/2013

Kết luận sau một đêm của bác Beo về ĐẠI GIA : Vắng văn, chỉ là THỜI SỰ mà không có THẾ SỰ

Lời dẫn: Vậy là đến thời điểm này, mới chỉ có bác Beo là cho biết đã "đọc hết hai tập Đại gia". Đó là theo đúng tự truyện của bác trên blog.

Người biên tập của ĐẠI GIA vừa từ trần - Nhà văn/dịch giả Đà Linh hay Đa Huyên

Đà Linh (hay Đa Huyên) chính là người giữ vai trò "Biên tập viên" cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. Tôi chưa hân hạnh gặp mặt anh lần nào, chỉ nghe loáng thoáng qua một vài người bạn văn. Hôm nay, thấy trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập tin anh đã từ trần ở tuổi 56

Bây giờ, tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Đức Hùng.

29/09/2013

Nhà báo luận về cái cửa mình trong tiểu thuyết: Đào Tuấn chê Đại Gia phi thực tế

Lời dẫn: Từ entry trước, đã buồn không chỉ về vốn sống, mà còn với cả sự lười biếng đọc sách của bác nhà báo Đào Tuấn. Nếu ai đã đọc Đại gia, thì sẽ biết rõ Đào Tuấn chưa hề đọc một cách nghiêm túc tiểu thuyết này. Thế nhưng, chàng lại phán luôn. Ở điểm này, có vẻ giông giống với cách làm trước đây của bác Phạm Chí Dũng.

Rất hăng hái, đến độ rôm rả. Như ở entry thứ hai về Đại gia vừa xuất hiện trên blog, Đào Tuấn đưa ra một câu chói chang: "Tóm lại, ấu trĩ vì anh (tức nhà văn) mang đem niềm tin hay lương tâm của giới quan chức, cưỡng từ đoạt lý, nhét vào hạ môn cô gái điếm". 

ĐẠI GIA với lời bình của Võ Thị Hảo (vốn là bài giới thiệu, nhưng rút cục không được in vào cùng với cuốn tiểu thuyết)

Lời dẫn: Lời bình của nhà văn Võ Thị Hảo dành cho Đại gia chỉ còn giữ lại một mẩu nhỏ trên bìa 4 của bộ tiểu thuyết. Hôm nay, lần đầu tiên, toàn văn đã được công khai trên trang Nguyễn Trọng Tạo.

28/09/2013

Đào Tuấn nhòm thấy trong Đại Gia của Thiên Sơn có một cái "tam giác dưới đũng quần"

Bài ở dưới đây (sau dấu ---) được lấy về từ blog Đào Tuấn. Như là một comment cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. 

Hóa ra vốn sống của nhà báo Đại đoàn kết Đào Tuấn cũng không phong phú như mình đã lầm tưởng trước đây, đến mức chàng một mực kêu ngôn ngữ của người nhân viên trong nhà thổ là khô như ngói, là ngôn ngữ hành chính ! 

Ngày trước, ngôn ngữ nhà thổ còn khô cứng và mực thước hơn nhiều, khi mà trong đó cứ phải có một cái bàn thờ thần mày trắng. Đứng trước thần mày trắng, không thể ăn nói vô lễ được. Bây giờ, bên Trung Quốc, tựa như thần mày trắng lại được phục hưng trở lại thì phải.

Biết đâu, đến lúc Thiên Sơn bắt tay vào viết tập 3 của Đại gia (biết đâu chàng nổi hứng), thì ở Hà Nội, cũng có phong trào thờ thần mày trắng trở lại như thời cụ Tố Như, hay chẳng đâu xa là như thời cụ Vũ Trọng Phụng (hệt như bây giờ phong trào thờ thần thổ địa cộng với thần tài). Đến lúc ấy, Đào Tuấn sẽ thấy nhân viên người ta kính cẩn làm lễ vái chào thần trước khi đon đả ra mở cửa đón nhà báo. 

12/09/2013

Phạm Xuân Nguyên muốn tham gia hội đồng thẩm định để tranh biện cho tiểu thuyết Đại Gia

Lời dẫn: Theo lời nhắn của tác giả bộ tiểu thuyết, đến hết ngày hôm qua (11/9), người ta vẫn chưa làm thẩm định gì đối với hai tập Đại gia (theo như công văn của Cục Xuất bản). Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì muốn được tham gia hội đồng thẩm định, nếu có, để tranh biện xem Đại gia đã đủ độ nhạy cảm hay chưa.

10/09/2013

Đại Gia và Vinashin : Lần đầu tiên nội dung thực của tác phẩm được điểm (bài Lương Kháu Lão)

Hôm trước, Đại gia của Thiên Sơn được xem là có chứa hình bóng đại già Kiên đầu bạc ở trong đó. Bây giờ, đã thấy bạn đọc nhìn ra các đại gia khác, trực tiếp là của tập đoàn nhà nước là Vinashin.

07/09/2013

Đại Gia và Bầu Kiên : Chuyện vặt với chú em giữ xe, trên phố sách ở Thăng Long

Như có một trùng hợp ngẫu nhiên: vào giai đoạn Đại gia của Thiên Sơn sắp phát hành, rồi bị lệnh tạm đình chỉ phát hành, trước đó và sau đó, tôi đều lang thang ở phố sách. Bởi vậy, tựa như vô tình, mà thật ra lại tựa như hữu ý, ghi lại được bóng dáng và dư luận về nó trên đó. 

05/09/2013

ĐẠI GIA của Thiên Sơn được Phạm Chí Dũng bình luận theo lối: chưa đọc gì, đã phán

Lời dẫn: Thấy bài dưới đây của bác Phạm Chí Dũng được đăng lại ở nhiều chỗ (nguồn đầu tiên có lẽ là từ VOA - đang bị chặn cục bộ ở Việt Nam). Đọc vào nội dung, mới hiểu ra, nhà bình luận họ Phạm chưa hề có Đại gia trong tay, cũng tức là chưa từng đọc nó. Thế nhưng, bác vẫn phán ra trò.