Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

02/07/2022

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

29/08/2021

Thiên Chúa Giáo và đồng cốt ở Hàn Quốc - vì sao Hàn Quốc có nhiều con chiên của Chúa, liên quan với đồng cốt (sách của thầy Choi)

Về lên đồng của Hàn Quốc, thì trên Giao Blog, tạm thời xem nhanh ở đây hay ở đây.

Tôi đã nhiều lần xem người Hàn Quốc tự nhiên nhập đồng ở các cơ sở tín ngưỡng, tại Hàn Quốc, hồi du lãng các nơi. Lúc ấy, tôi vượt biển từ Nhật Bản sang (đi tàu biển), có lần suýt bị bắt máy ảnh. Cũng vì tính du lãng của công việc lúc đó ! Cũng có lần vào được ngân hàng mà họ linh động đổi tiền cho lúc đã gần 5 h chiều, tức là làm không đúng qui định của hệ thống ngân hàng (thường 3h30 chiều thì đóng cửa) ! Có lẽ cũng vì tính mến khách nước ngoài của cư dân Hàn Quốc !

Bây giờ, là một cuốn sách in dạng phổ biến kiến thức của thầy Choi - người thầy mà Giao Blog vẫn cập nhật tình hình của ông, ví dụ ở đây.

02/06/2021

Xưng hô trong môi trường chính qui hiện nay : Linh mục với cách xưng "cha - con"

Gần đây, có nhiều người kiến nghị là bỏ cách gọi học sinh là "con" ở trường học. Thầy cô giáo nên gọi học sinh là "trò", "em",... mà không nên gọi "con" --- từ "con" chỉ nên dùng trong phạm vi gia đình, không nên mang nó tới trường học. Đại khái vậy. 

Tôi ủng hộ kiến nghị trên. 

Tôi cũng kiến nghị là không dùng chữ "bậc phụ huynh" hay "các bậc phụ huynh" cả trên văn bản và lời nói trực tiếp nữa. Chỉ "phụ huynh" là đã đủ nghĩa, cần gì "đấng" hay "bậc" gì nữa. Nếu có thể thì trong những trường hợp xã giao một chút thì dùng chữ "quí phụ huynh", vì cái này đã rất quen như ta dùng "quí anh chị", "quí cô bác",...

Từ phía giáo dân công giáo, cũng có người kiến nghi là linh mục không nên xưng "cha - con" với tất cả mọi người. Đưa một ý kiến đầu tiên.

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

23/12/2019

Nhân Noel 2019, kể lại chuyện Đông Chí và Giáng Sinh

Từ thế kỉ 16, ở châu Âu đã có nhiều phản luận về ngày tháng sinh của Đức Kito, cho rằng, thực ra, không phải ngày 25 tháng 12 đâu. 

Ngày 25 tháng 12, theo lịch pháp cổ La Mã, thì chính là ngày Đông Chí - ngày mà thời gian của ban ngày ngắn nhất trong năm, nhưng từ Đông Chí thì dương khí của mặt trời đang nhiều đầy lên, thời gian của ban ngày bắt đầu cứ dài dần dài dần ra. Đọc về Đông Chí với báo hiệu của dương khí, thì ở đây.

24/11/2019

Giáo hoàng thăm Nhật Bản 2019 : kỉ niệm 470 năm, 100 năm và 70 năm

Nhật Bản chỉ có 44 vạn người (tức dưới nửa triệu người) là tín đồ Thiên Chúa Giáo, chiếm 0,3% dân số toàn quốc.

Về cơ bản, Nhật Bản là thần quốc (thần đạo từ cổ xưa), mà cũng là Phật quốc (Phật giáo với rất nhiều tông phái). Thần và Phật tích hợp vào nhau, nên khái quát nhất là đất nước của Thần Phật.

Tới một nước mà chỉ có rất ít giáo dân như vậy, nên lần tới thăm Nhật Bản của Giáo hoàng La Mã vào cuối tháng 11 này (từ 24 đến 26 tháng 11 năm Lệnh Hòa thứ nhất), đang được truyền thông Nhật Bản và quốc tế chú ý.

Nhìn tổng thể, như chính đương kim Giáo hoàng cho biết: ông đến Nhật Bản như một thôi thúc mang tính mơ ước từ khi còn trẻ, ông ngưỡng mộ và cũng ngẫu nhiên trùng tên với linh mục đã đến Nhật Bản năm 1549 (vị linh mục này cũng đã tới Việt Nam lúc đương thời). Từ 1549 đến nay, là tròn 470 năm.

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

10/06/2019

Kinh tế học giảng tòa của thầy Cu Nỡm : Tin Lành và Chủ nghĩa Tư bản

Cho đến tháng 2 năm 2019, những điều mà thầy Cu Nỡm giảng giải hồi tháng 8 năm 2018, tức là sau khoảng nửa năm, mới được chứng thực. Chính ông chủ của cà-phê Trung Nguyên đã thị hiện nội dung bài giảng của thầy Cu Nỡm (xem trực tiếp lại ở đây).

09/02/2019

Xuất hành đầu năm : ngang qua Bình Giang, đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt

Chúng tôi chọn phương án đi theo hướng qua Hưng Yên rồi xuống Hải Dương. Một thử nghiệm vào chuyến xuất hành đầu năm, thay đổi cách đi quen thuộc xưa nay.

Rồi cứ thế mà xuôi đến Kẻ Sặt danh tiếng. Một vùng công giáo từng có thời gọi là "đạo ba toong" (đạo của cái gậy ba toong, chỉ thời các cha phương Tây mang tư tưởng khá cao mạn).

Kẻ Sặt ngày xưa đã thành ra thị trấn Kẻ Sặt (thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Cũng không xa khu làng Mộ Trạch cũng danh tiếng không kém.

Mà đi ngang qua đó, hẳn cần đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt.

17/08/2018

Lướt xem nơi hoạt động thời 1670s của cha Pierre Lambert tại Nam Định (bài của Tuyết Trần)

Một ghi chép nhanh về một chuyến đi nhanh về quê nội Nam Định của Tuyết Trần. Sẽ thấy hình ảnh của nhà thờ và những nơi chốn gắn với cha Pierre Lambert (người đã hoạt động tích cực ở Việt Nam thời 1670s). Sẽ thấy nhà thờ đổ Hải Lý, nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Kiên Lao,... và thú vị nhất là những suy tưởng về quê hương của chị Tuyết Trần.

Chị đi về quê cùng chồng người Pháp. Được các sơ ở Nam Định thết đãi bằng nước chanh và chuối ngự cùng bánh thánh vụn.

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.

13/07/2018

Kiêng sợ "Thứ Sáu ngày 13" : quan niệm của người phương Tây đang lan truyền

Kiêng số 13 ở Việt Nam hiện nay, thì đã lan tới cả những chỗ nho nhỏ, tức khá sâu. Như có lần đã kể lướt qua, ở đây, thì ngay việc đánh số nhà ở chỗ tổ dân phố của tôi hiện nay, người ta cũng đã bỏ số 13 (chỉ có số 11, rồi nhảy cách, sang luôn số 15). Hiện không rõ có qui định gì về việc đánh số nhà ở thành phố Việt Nam hay không. Cần hỏi thêm các nhà luật học.

Ở thành phố và nông thôn Nhật Bản, thì vẫn có số 13 như thường. Không có điều luật nào cụ thể về số 13.

Hôm nay, là Thứ Sáu ngày 13, của tháng 7 năm 2018.

Tính sang âm lịch, thì hôm nay còn là ngày Mùng Một của tháng 6.

11/07/2018

con chữ Quốc Ngữ, từ góc nhìn "tay chơi" : văn bản của nhóm Lưu Trọng Văn 2018

Hồi năm 1993, ông Nguyễn Khắc Xuyên một trí thức công giáo thực thụ, vốn rất lịch lãm mà cũng không giữ được bình tĩnh, đã "cáu tiết" khi người ta phán linh tinh về chữ Quốc Ngữ. Xem lại ở đây (bản đưa lên năm 2013). Lời lẽ của ông Xuyên lúc đó, khi tôi dẫn lại thôi (sau 20 năm) mà cũng tự thấy giật mình !

27/04/2018

Hội Thánh của Đức Chúa Trời - xem và nghe tư liệu từ hai phía

Một phía nghe và xem là từ chính Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Quả thực là mình đã ghé chơi các hội sở của nhóm này (hoặc nhóm tương tự) ở Hàn Quốc những lần du lãng thành phố biển Pusan. Hồi ấy là vượt biển từ tỉnh Fukuoka của Nhật Bản sang Pusan du lãng, các năm 2000-2003. Đôi khi ở giữa cánh đồng rất vắng người cũng ngẫu nhiên gặp hội sở của họ. Hình như họ có nhét vào tay một ít tài liệu.

24/12/2017

Ông già Noel, ở chỗ chúng tôi, hiểu như là Ông Thọ

Hà Nội có một chỗ thờ Ông Thọ. Gọi là Đền Ông Thọ. Một học trò là cán bộ phường hướng dẫn mọi người tới chiêm bái. Em ấy nói vui lúc vượt dốc chỗ các làng Giáp Nhất hay Giáp Nhì: "Hôm nay chúng ta cùng đi thăm Ông già Noel".

Quả thật, lúc về Đền Ông Thọ, dân làng cũng bảo Ông Thọ, về hình dung, tựa như Ông già Noel. "Ở chỗ chúng tôi, cứ tạm hiểu như Ông già Noel".