Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1940s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1940s. Hiển thị tất cả bài đăng

08/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Chu Thiên Hoàng Minh Giám với tiểu thuyết "Thoát cung vua Mạc" (1942)

Có hai ông Hoàng Minh Giám khác nhau. 

Một ông là Hoàng Minh Giám chính trị gia, người của Việt Minh, sau giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1904-1995. Hậu duệ hiện nay là ông Hoàng Vĩnh Giang của ngành thể thao Việt Nam.

Một ông là Hoàng Minh Giám có bút hiệu Chu Thiên, là một nhà văn - nhà khảo cứu, tên tuổi gắn với các bộ tiểu thuyết lịch sử như Bút nghiên, Nhà NhoBóng nước Hồ Gươm. 1913-1991.

Chu Thiên có một tiểu thuyết lịch sử có tên Thoát cung vua Mạc đăng dài kì trên Tạp chí Tri Tân (năm 1942). Đây là một tiểu thuyết về nhà Mạc thời kì Thăng Long.

13/12/2014

Văn nghệ Thứ Bảy : Huy Cận trong kí ức của vua Bảo Đại, và của chúng tôi

Đầu tiên là với kí ức của chính chúng tôi - những người đã từng thấy, từng gặp Huy Cận, vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20. Sau là kí ức được viết ra giấy vào đầu thập niên 1980, của cựu hoàng Bảo Đại, về lần đầu gặp Huy Cận tại hoàng cung năm 1945.

29/09/2014

Hồng Kông: $ 3.00 (năm 1949)

Sách được ghi là xuất bản bởi một nhà xuất bản ở Thượng Hải, vào năm 1949.

Bao quát quá trình từ phiên dịch đến ra sách, ở thời điểm tháng 6 năm 1949, là mạng nhân sự liên quan đến Trung Hoa Dân Quốc. Mà chưa phải là Trung Hoa Nhân Dân từ tháng 10.

Và sách thì ghi giá bán là 3 đô Hồng Kông (xem tiếp ở đây). Và thực chất, sách được in tại Hồng Kông (xưởng in đặt tại đây).

05/04/2014

Hai quận Cầu Giấy và Ngã Tư Sở của Hà Nội trước năm 1945

Bản đồ cũ bị rách một chỗ (hình vết cháy gần ở khu vực giữa cái hình dưới đây). Đành sử dụng, cho đến khi tìm được một bản khác không có vết cháy.

Hà Nội từng chỉ là một thị xã.

1942, Hà Nội

13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

21/10/2013

Sự chuẩn bị của Trần Dân Tiên, tháng 1 năm 1946

Một trong những chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949, 1955), là việc: từ đầu năm 1946, một tài liệu như thấy ở dưới đây đã được in phổ biến.

Tài liệu đã in phổ biến năm 1946, từ đầu năm


Nhà văn Vũ Thư Hiên, gần đây, cũng có có nhớ lại về sự chuẩn bị từ năm 1946, mà người gợi ý đầu tiên hình như là ông Nguyễn Lương Bằng. Trí nhớ của nhà văn không tồi, bởi: qua tư liệu đích thực, đã thấy sự chuẩn bị như vậy.

19/10/2013

Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn

Không biết là hiện nay, có cụ nào trong số 32 cụ còn tại thế nữa hay không ? Xem ảnh thì thấy có cả cụ bà.

Nguồn ảnh : Trang của Bảo tàng Lịch sử (tuy vậy, không chắc có phải của Đội du kích Bắc Sơn năm 1941 hay không)

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập lúc mấy giờ ?

Trong bức ảnh nổi tiếng dưới đây, có một cụ vừa từ trần, có một cụ hiện vẫn còn sống. Có một cụ, trong 34 cụ, thì con cháu hiện nay tôi đã lên gặp. Có một cụ thì ở cách nhà chỉ một con sông đào nho nhỏ.


18/10/2013

Tuần lễ vàng, ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, và "Bộ trưởng Tài chính thực thụ" đầu tiên (tin theo bác Trần Hùng)

Ảnh chưa cần chú thích

Thấy bác Trần Hùng đưa tin này. Mình ghi là "tin theo bác Trần Hùng" thì vừa có nghĩa là tin đọc bên nhà bác, lại có nghĩa là "tin theo bác", tức là tin tưởng mà theo. Nói vui thế thôi, nhưng xin chép mấy đoạn sau và cùng một cái ảnh từ bên bác về lưu.

13/10/2013

Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)

việt minh
Truyền đơn của Việt Minh rải trong rừng Việt Bắc thời 1940s (có thấy cả  ở đây ! )

Người Nhật đã chuẩn bị chu đáo cho việc đổ bộ vào Đông Dương. Một trong những việc ở khâu chuẩn bị, là đào tạo đội ngũ phiên dịch chiến trường. Người ta chọn tiếng Pháp làm chủ lực. Một công đôi việc: vừa làm việc được với người Pháp đang làm chủ Đông Dương, lại vừa nói chuyện được với người dân bản xứ.

Còn người Mĩ, trong OSS, cũng chuẩn bị không kém phần chu đáo cho việc vào Việt Nam. Bởi vậy, đã có một vài phiên dịch tiếng Việt của OSS khi họ tới núi rừng Việt Bắc giao thiệp với Việt Minh. Họ đã học cấp tốc tiếng Việt đầu những năm 1940, tại Mĩ, trước khi được tung vào chiến trường.

11/10/2013

Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas


Patti tức Archimedes Patti, năm 1945 là đại tá tình báo Mĩ, một nhân chứng quan trọng của Cách mạng Tháng Tám. Sau năm 1975, ông viết cuốn sách dạng hồi kí mang tên Tại sao Việt Nam - được Đại tá dưới trướng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Lê Trọng Nghĩa dịch sang tiếng Việt như vậy gần đây.

Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến



Tôi đã lang thang ở khu vực này. Nhưng quan tâm, thì lại ở hai việc tưởng không liên quan gì: một là, theo chân một ông thầy Tào (thầy cúng kiểu Đạo giáo) người Dao vào nhóm người Dao ở trong vùng; hai là, tranh thủ, thử tìm kiếm xem có một chỗ nào giông giống như Quỉ Môn Quan bên Lạng Sơn hay không.