Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1900s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1900s. Hiển thị tất cả bài đăng

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.

20/07/2017

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

21/04/2015

hồ Thái Cực : một cái hồ phía ngoài hồ Gươm đã bị lấp mất tiêu

Sông Tô Lịch đoạn ở các phố cổ đã bị lấp mất tiêu từ trước năm 1900. Ngày nay, dân chúng hầu như không biết gì về đoạn sông ấy. Trừ những tay mọt sách hay những tay thích du lãng.

Cũng như vậy, cái hồ Thái Cực ở gần hồ Hoàn Kiếm cũng đã bị lấp mất tiêu khoảng năm 1900. Người bảo dân ta lấp. Người bảo Tây hắn bắt dân ta lấp.

May mà hồ Hoàn Kiếm thì chưa kịp lấp. Nhưng biết đâu, trong thế kỉ XXI, nó cũng bị lấp mất tiêu như Thái Cực thì sao.