Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.

04/03/2021

Chuyện kể lai rai và thơ chưng cất của sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã

Đó là cụ Bảo Sinh, mà Giao Blog từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây hay ở đây. Một cây viết hiện đã U90 rồi, nhưng còn khá sung sức.

Ngôi chùa của cụ là ngôi chùa tư nhân dành cho vong hồn chó mèo. Gọi là chùa Tề Đồng Vật Ngã (tạm dịch là "người với vật xem như ngang bằng nhau").

Cụ tự thành sư cụ của ngôi chùa do chính cụ lập ra ở thủ đô Hà Nội. An nhiên tự tại.

Cụ làm bạn với Nguyễn Huy Thiệp, hình như khá thân, nên cụ lai rai kể về Thiệp. Cụ cũng lại la cà với nhà văn kiêm tổ trưởng dân phố Tô Hoài, nên cụ lại kể chút một về cụ Hoài.

27/02/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thơ Hoàng Hưng với luận đề về "bản sắc dân tộc" vào năm 1994

Vào năm 1994, ở tuổi ngoài 50 một chút, trong bối cảnh không khí hồ hởi của Đổi Mời đã thấm sâu vào xã hội Việt Nam, nhà thơ Hoàng Hưng viết về "bản sắc dân tộc" và "hậu hiện đại" như dưới đây. Đi một ít trích dẫn.

"Bản sắc Việt Nam 1000 năm qua gắn chặt với văn hóa làng, 100 năm cuối cùng chứng kiến sự rạn vỡ của văn hóa làng trước sự xâm nhập của văn hóa á-hiện-đại Âu Mỹ, sự cưỡng hôn đẻ ra văn hóa tiểu-đô-thị-nửa mùa. Sắp ập tới thiên  niên kỷ thứ ba, thế  giới bước vào hậu-hiện-đại, Việt Nam bước vào  hiện đại hóa chủ động mở cửa cầu hôn, ai biết được thế  hệ năm 2010 sẽ nhìn cái "bản lai diện mục Việt Nam" ra sao".

21/12/2020

Một người làng Trình Phố vừa ra đi : nhà thơ Quang Khải (Bùi Quang Khải 1945-2020)

Ông là con cháu họ Bùi ở Trình Trung. Cũng là làng quê của danh nhân Bùi Viện.

Tôi chưa có hân hạnh được gặp ông trực tiếp một lần nào, nhưng có một vài lần trích dẫn từ sách của ông khi tôi đặt bút viết về làng Trình Phố hay huyện Tiền Hải.

20/02/2020

Văn thơ Việt với anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ và bắn hạ B52 Mỹ

Vì là đồng hương, lại là một chút đàn em đồng trường cấp 3 (ngôi trường cấp 3 mà anh hùng họ Phạm đã học thì thật ra tôi cũng chỉ học có vẻn vẹn hai tuần), nên thi thoảng Giao Blog có nhắc một số chuyện nghe thực tế về người anh hùng (ví dụ đọc lại ở đây).

Quả thực đã có một dòng thơ Việt, gồm cả sáng tác chuyên nghiệp và sáng tác dân gian truyền khẩu, về người anh hùng Phạm Tuân. Sẻ mở một góc sưu tập ở đây.

Ở quê, từ hồi Phạm Tuân bay vào vũ trụ, dân gian đã có câu:
"Dân đang thiếu gạo thiếu mì, bay vào vũ trụ làm gì hả Tuân".

11/02/2020

Chuyện kể về thi tiên xứ Nam Định : nhân duyên với Phủ Giầy của Nguyễn Bính

Tài thơ của Nguyễn Bính được công nhận bắt đầu từ hồi đầu thập niên 1930, mà cơ duyên khởi phát là ngay tại sân phủ Tiên Hương ở quần thể Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) --- thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu và tín ngưỡng Tam Tứ Phủ.

Người ta đồn thổi ngay cậu bé mới nhớn ấy là thi tiên giáng xuống cõi trần. Cậu đã tha thẩn với mối tình đầu cũng ở Phủ Giầy trong mùa lễ hội.

Đại khái là người ta tới gặp cậu Nguyễn Bính để xin thơ, vì tin thơ cậu được giáng xuống từ cõi tiên.

03/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc thơ Trúc Ty trong mùa mưa bão

Mình lại nằm bẹp mất trọn một ngày. Mà mưa cũng rả rích không dừng một phút nào, trọn cả một ngày. Thông tin báo chí cho biết, Hà Nội nhiều nơi đã ngập báo động rồi.

Những ngày ốm, ngẫu nhiên đọc thơ của Trúc Ty. Mà đúng ra là có gạch nối ở giữa, tức: Trúc-Ty.

07/05/2019

Chiến thắng Điện Biên Phủ : bài thơ sớm nhất, vẫn là của C.B mục "Nói mà nghe"

Từ nhiều năm nay, Giao Blog đã có mục Nói lại mà nghe (ví dụ ở đây hay ở đây). Là phỏng theo Nói mà nghe của nhà báo C.B.

Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2019, kỉ niệm 65 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, thì qua phát hiện của nhà sưu tập Tạ Thu Phong quen biết của cộng đồng mạng, mới vỡ lẽ:

- Bài thơ sớm nhất mừng chiến thắng long trời lở đất này, không ai khác, là của chính nhà báo C.B. 

- Mà đó là bài viết cho mục quen biết Nói mà nghe !

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

21/01/2019

Có một dịch giả như Nguyễn Tiến Văn : quanh quẩn đời viết bên khám Chí Hòa

Cuộc đời ông phản chiếu bức tranh hiện thực của một Việt Nam bị chia cắt, li tán, rồi thống nhất, và hiện đang đổi mới. Ông là bạn của Nguyễn Hiến Lê hồi trước 1975, và cũng là bạn của nhóm Bùi Chát - Lí Đợi, cũng như Trần Nguyên Anh trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Năm nay, ông đã bước vào tuổi 80.

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".

08/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Đêm thơ "Vừng ơi mở cửa" với Khoa Ngữ Văn (1991-2018)

Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước. 

"Vừng ơi mở cửa" là tên một tập thơ cũ, từ ngày chúng tôi mới vào học tại khoa. Năm 1991. Tìm trên giá sách, thế nào cũng sẽ có một bản (sẽ tìm lại sau). Lúc đó kĩ thuật in ấn còn rất kém, thậm chí còn mất dấu trọng âm. Còn nhớ: chữ "mở cửa" ở bản in ấy, đọc không tinh mắt, sẽ thành ra "mò cua" (trong tập, có bài "khi mở cửa" mà trông như "khỉ mò cua").

Năm đầu tiên ở khoa, vào năm 1990-1991, chúng tôi hay du lãng các trường cụm Thanh Xuân (tổng hợp, kiến trúc, ngoại ngữ, nhạc họa, công an,...). Đó là các đêm thơ sinh viên, đọc "khỉ mò cua". Về cơ bản, thơ trong tập đó tương đối non nớt.

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

09/04/2018

Bắt uống nước giẻ lau bảng và đâm thầy giáo 2018 : đã có trong thơ Trần Nhuận Minh từ 2009 - 2011

Thực sự là từ 2009 và 2011, nhà thơ Trần Nhuận Minh, qua hình tượng thơ, đã mường tượng thấy cảnh học trò cầm dao đuổi đâm thầy giáo.

Tính nhân văn của tứ thơ ấy, đến đầu năm 2018, mới được nhận ra, ở chỗ: nhà thơ tự cho mình làm bia đỡ đạn cho thầy giáo. Và kết quả: người chạy ra can ngăn học trò không cho nó đâm thầy, thì đã bị đâm thủng ngực !

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.