Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thành-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thành-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

05/12/2022

"Làm mới sắc phong" tháng 12 năm 2022 : hoàn trả sắc phong cho thôn Đào ở thành phố Phủ Lý

Lễ giao nhận được thực hiện vào Chủ Nhật ngày 4 tháng 12 năm 2022. Nhà văn Nguyễn Thế Vinh thay mặt nhóm nhân sĩ Hà Đông (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều) trao lại 2 đạo sắc phong cho thôn Đào.

Nhận lời mời của nhà văn Nguyễn Thế Vinh, tôi đã có kế hoạch về Phủ Lý. Nhưng cuối cùng đành lỗi hẹn do mắc việc đột xuất.

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

17/10/2018

Nhà cách mạng thực thụ đã xuất hiện, khi anh em ông Phú lấy vùng ven biển 1500 mẫu của dân

Chuyện hai anh em ông Phú lấy cả một vùng ven biển rộng tới 1500 mẫu hồi thập niên 1930, thì đã đi ở đây.

Cũng trong thập niên 1930 ấy, thì nhà cách mạng Nguyễn Tạo đã xuất hiện ở đại khái gần với vùng 1500 mẫu ấy, và hướng dẫn dân lấn biển lập làng. Dân sau thì thờ Nguyễn Tạo làm thành hoàng.

Công của Nguyễn Tạo chỉ có lập duy nhất ra một làng Thúy Lạc mà thôi. Không phải một xã, hay một huyện. Nhưng ông đã được dân làng ấy tôn thờ làm thành hoàng.

11/08/2018

Nhìn từ xa một ngôi đình làng thờ Liễu Hạnh Công Chúa : khu vực Nam Xá ở phủ Lý Nhân

Một khu vực khá đặc biệt liên quan đến các con đường chạy xuyên các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, và những đoạn sông Hồng được gọi là "sông Châu Giang" hay "sông Sắt", là vùng xã Nam Xá và xã An Xá ngày xưa của phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).

Bây giờ, khu vực ấy là xã Nhân Nghĩa (và các xã lân cận) thuộc huyện Lý Nhân (sau một thời gian dài nhập vào tỉnh Hà Nam Ninh, thì sau đã trở về thành tỉnh Hà Nam như trước đây).

Tôi tính đi khảo sát ở vùng đó đã lâu, nhưng chưa thực hiện được. Từ vùng này mà sang Phủ Giày hay Phủ Nấp thì không bao xa. Lại có thể sang Thái Bình, vào Thanh Hóa, tới Nam Định hay sang Ninh Bình.