Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tanikawa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tanikawa. Hiển thị tất cả bài đăng

12/12/2018

Hai người Việt nhận huân chương từ Hoàng gia Nhật Bản

Ông Trần Ngọc Phúc (Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) và ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda).

Về huân chương do nhà vua Nhật Bản đại diện Hoàng gia ban tặng cho công dân Nhật Bản và ngoại quốc, thì có thể tham khảo thêm ở đây hay ở đây.

12/05/2018

Ba người Việt và gốc Việt vừa được nhà vua Nhật Bản trao tặng huân chương

Có 140 người nước ngoài hay gốc nước ngoài (nay đã vĩnh trú ở Nhật, hoặc đã nhập quốc tịch Nhật)  vừa được nhà vua đất nước Mặt Trời Mọc trao tặng Thụy Bảo chương.

Trong đó, có 3 người Việt Nam: Giáo sư Trần Văn Thọ (Thụy Bảo chương tia vàng), hai cán bộ ngoại giao Nguyễn Hữu Tài và Ngô Phương Lan (Thụy Bảo chương tia bạc).

Về Thụy Bảo chương, có thể đọc một bài thơ của Tanikawa (ở đây). Có một chú thích của người dịch ở đó là: "Zuihoshyo 瑞宝章. Âm Hán Việt là Thụy Bảo Chương. Là một loại huân chương của hoàng gia ban tặng cho người có công lao".

21/12/2016

Bắc Đảo và Tanikawa : gặp gỡ tại Tokyo, tháng 12 năm 2016

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)

Trong tâm sự mới đây của nhà thơ Ý Nhi với báo chí, bà cho biết là vừa trở về từ một hội thảo thơ ở Tokyo (đã đăng trên blog, ở đây).

Bây giờ, thử vào trang của Đại học Thành Tây - nơi tổ chức hội thảo - thì biết nhanh mấy thông tin như sau.

20/12/2016

07/01/2015

Chết ở nhà, và chết ở bệnh viện (so sánh Việt Nhật)

Người Việt nhìn chung là sợ bị mất ở bên ngoài ngôi nhà của chính mình. Được mất trong ngôi nhà của mình, là một hạnh phúc của một cá nhân, và một gia đình. 

Nhưng ở Nhật, nhiều khi người ta lại sợ mất ở trong nhà ! Nhiều khi mất ở nhà rồi, hoàn toàn tắt thở rồi, người ta còn mang đến bệnh viện. Ngược hoàn toàn với người Việt.

31/07/2013

Tanikawa Shuntaro và bài thơ lừng danh : "Tất cả đều là L..."

Theo bạn, tấm ảnh nói gì, hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)



Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)

Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ