Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

13/02/2022

Những người Việt xuất ngoại để lập thân bằng nông nghiệp

Không phải là những người đi làm nông nghiệp dạng như các thực tập sinh Việt Nam ở các nông trại tại Nhật Bản hiện nay, mà Giao Blog đã điểm tin trước đây (ví dụ đọc lại ở đây).

Mà đây là những người Việt Nam đi lập nghiệp bằng nông nghiệp ở nước ngoài.

07/02/2022

Tịch điền mở lại với Nhâm Dần 2022 (sau gián đoạn một năm Tân Sửu 2021 )

Tịch điền năm ngoái, năm Tân Sửu 2021, bị hoãn (xem lại ở đây). Hoãn là do covid ở thời điểm đó đang hoành hoành, mọi sự kiện bị dừng hết.

Năm Nhâm Dần 2022, tịch điền được mở lại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày với trang phục nâu sồng cả bộ.

19/02/2021

Lễ tịch điền năm Tân Sửu đã bị hoãn, còn Hà Nội thì bí thư và chủ tịch đi cấy lúa

Cuối năm 2020 vẫn có kế hoạch tổ chức lễ tịch điền tại Hà Nam, là lần thứ 13 phục dựng. Nhưng do covid-19 mạnh lên vào dịp đó, nên sau đã bị hoãn.

Nếu không, lễ hội tịch điền Tân Sửu sẽ vẫn diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng.

Còn Hà Nội, thì hôm nay, ngày 8 tháng Giêng, tức sau lễ khai hạ, hai ông tân Bí thư và tân Chủ tịch thành phố lần đầu đi cày với đi cấy với bà con nông dân.

Mấy cái máy cấy các ông thể nghiệm hôm nay, chắc là hàng bãi của Nhật hay của Hàn hay Trung Quốc gì đó (đã nói về nông cụ bãi ở đây).

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

14/04/2020

Một thực trạng ở địa phương Việt Nam hiện nay: đầu gấu làng và xã hội đen phố (trường hợp Thái Bình)

Về nạn đấu gấu ở làng thì, trên Giao Blog, đã có những ghi chép trải nghiệm thực tế từ nhiều năm nay. Ví dụ đọc lại ở đây (2016) hay ở đây (2018).

Có những khi cảm thấy làng xã được quản lí ngầm bởi các băng đảng đầu gấu. Hễ chuẩn bị khởi sự gì đó (xây cất nhà cửa, gặt lúa,...), là đầu gấu sẽ đến làm luật.

Bây giờ, thì nhìn thêm một hiện thực nữa: xã hội đen phố. Có nghĩa là, ở làng thì là đầu gấu làng, còn ở phố thì là xã hội đen phố.

xã hội đen phố thì trường hợp cận cảnh là cặp anh chị Đường Nhuệ (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường) ở thành phố Thái Bình. Theo điều tra, nhóm xã hội đen này có một cơ sở làm ăn là Hiệp hội tang lễ Thái Bình.

Cụ thể là (xem chi tiết ở dưới):

21/02/2020

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

10/01/2020

Đọc sách của nhà xuất bản Công An : cập nhật Đồng Tâm 2020

Một bác bạn vốn là lực lượng an ninh đã theo sát các xung đột đất đai ở nông thôn từ nhiều năm trước. Sách của bác ấy đã ấn hành bởi nhà xuất bản Công An Nhân Dân.

Đưa một ít ảnh về sách ấy và tác giả ấy.

Cập nhật tình hình Đồng Tâm thì dán dần bên dưới. Về Đồng Tâm, có thể xem lại ở đây hay ở đây.

04/07/2019

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

29/05/2018

Nạn đầu gấu ở thôn quê đầu thế kỉ 21 : trường hợp ở Quảng Xương, tháng 5/2018

Đã nói nhanh về nạn đầu gấu ở thôn quê, ở đây (tháng 9/2016) hoặc ở đây (tháng 10/2017). Đó là hiện thực ở nhiều làng quê hiện nay.

Bây giờ là vào mùa gặt tháng 5 năm 2018. Đầu gấu lại xuất hiện để thu tiền bảo kê máy gặt.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

06/10/2017

Nạn đầu gấu làng, tức xã hội đen, ở nông thôn hiện nay : trường hợp Hưng Yên 2017

Về nạn đầu gấu làng, đã nói nhanh ở một entry đi vào tháng 9 năm ngoái (xem lại ở đây). Một điểm đen rất lớn thấy rõ ở các vùng quê hiện nay. 

Ví dụ: muốn làm một căn nhà mới ở quê bây giờ, đầu tiên sẽ có phần dỡ bỏ nhà cũ và đào đất làm nền mới. Thì ngay lập tức, xã hội đen sẽ xuất hiện ở đâu đó để "làm luật" với người nhận thầu việc tháo dỡ và đào đất. Máy dỡ nhà và máy đào đất phải nạp lệ phí cho xã hội đen mới được vào làng làm việc. Lệ phí đó, rút cục, vẫn là do gia chủ làm nhà phải trả (chủ thầu sẽ cộng thêm vào tiền công).

05/10/2017

Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh ở Thái Bình (qua nhận định của Trần Độ)

Khi Trần Độ viết bài, thì nhà văn hóa mới phổ cập đến cấp xã. Chưa đến cấp thôn như hiện nay. Ông viết:

"Thái Bình là tỉnh đầu tiên đang hình thành hệ thống văn hoá từ tỉnh đến xã và vài năm nữa sẽ là tỉnh đầu tiên có các nhà văn hoá huyện đều khắp. Đây là điều kiện để đổi thay bộ mặt văn hoá của một tỉnh. Tình hình này đặt ra những vấn đề mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu văn hoá ở mức độ cao cho mọi người nông dân tập thể và việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá sẽ mở ra một phương hướng mới để phát triển sự nghiệp văn hoá.".

19/06/2017

Mốt chơi nhà gỗ dạng cổ ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Khoảng từ năm 2005, đi các nơi, thấy mốt chơi này khá thịnh hành. Ở một số làng gần Hà Nội, còn có hiện tượng: dẹp bỏ nhà "tây lai" gạch đã xây trước năm 2000, và chuyển sang nhà gỗ dạng cổ.

Nhiều nơi thì kết hợp đông tây: vừa có nhà "tây lai" vừa có nhà gỗ dạng cổ trên cùng khuôn viên của một gia đình.

25/04/2017

Bài học Cách mạng Tháng Tám 1945, từ Nam Bộ : "sự đoàn kết và tấm lòng hy sinh cho tổ quốc"

Trước nay, chúng ta thường đặt sự chú ý nhiều cho Cách mạng Tháng Tám từ Hà Nội, với vai trò của Hồ Chủ tịch. Chẳng hạn, trên blog này, đã có những entry như ở đây hay ở đây. Gần đây, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nhắc đến bài học "bám dân" của Cách mạng Tháng Tám (xem lại ở đây).