Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tết-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tết-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

27/01/2023

Câu chuyện Táo Quân đêm Giao Thừa : một lịch phả và những tiếng nói kêu gọi loại bỏ từ 2023

Vẫn còn trong không khí Tết Nguyên Đán năm Quý Mão 2023, đi một entry này về chương trình Táo Quân vốn đã diễn ra 20 năm liền mỗi đêm Giao Thừa.

Đại khái, thấy rất nhiều tiếng nói kêu gọi loại bỏ chương trình này từ nay trở đi. Nhóm ý kiến này mong không có Táo Quân vào Giao Thừa chuyển năm 2023 và 2024 nữa.

Tôi thì đề xuất luôn: đồng ý loại luôn chương trình Táo Quân từ năm 2023; đồng thời, cũng kêu gọi hạn chế việc thả cá chép vào dịp cúng Táo hàng năm nữa.

Hồi cố một chút, trên Giao Blog có thể đọc:

- năm 2017, người được xem là cha đẻ của Táo Quân có tâm sự ở đây,

- năm 2016, chương trình Táo Quân xoáy vào chủ đề tham nhũng và bộc bạch 13 năm đóng Táo của Vân Dung, ở đây.

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

16/01/2023

Đón tết Mèo 2023 : cùng trò chuyện trên VTC6 về lễ tạ cuối năm

Vào dịp cuối năm, tôi thường có trò chuyện ở đâu đó trên truyền thông. Ví dụ, cách đây đúng 12 năm là trả lời phỏng vấn của VTV về sự khác nhau giữa "con mèo" (Việt Nam) và "con thỏ" (các nước Đông Á khác), có thể xem lại ở đây; hoặc lần trước thì trao đổi về các hoạt động chuẩn bị Tết, tại trường quay ngoài trời mở tại làng Đồng Kỵ, có thể xem lại ở đây.

Lần trả lời về "mèo" và "thỏ" (năm 2012) thì phóng viên VTV đến tận nhà.

Lần này, vẫn là năm "mèo" (cũng là năm "thỏ"), sau 12 năm, thì đến trường quay của VTC6 tại phố Lạc Trung. Cùng trò chuyện là nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh - người của ngôi đền danh tiếng Linh Khiết linh từ ở phố Hàng Bạc đất Hà Thành.

01/01/2023

Chúc mừng năm mới 2023 (Quí Mão)

Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.

Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).

Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.

07/02/2022

Tịch điền mở lại với Nhâm Dần 2022 (sau gián đoạn một năm Tân Sửu 2021 )

Tịch điền năm ngoái, năm Tân Sửu 2021, bị hoãn (xem lại ở đây). Hoãn là do covid ở thời điểm đó đang hoành hoành, mọi sự kiện bị dừng hết.

Năm Nhâm Dần 2022, tịch điền được mở lại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày với trang phục nâu sồng cả bộ.

05/02/2022

Ngày xuân xem phiên chợ Âm Dương vừa được khôi phục ở Xuân Ổ (Bắc Ninh)

Xuân Ổ, tức là làng Ó, cách không xa Hà Nội.

Ấn tượng của tôi từ nhiều năm nay, về Ó, là một nơi kết tập gỗ ở miền Bắc. Lên làng thì lúc nào cũng thấy ngổn ngang gỗ và gỗ.

Những lần du lãng, rồi dự các canh hát quan họ ở đó nhiều năm trước, cũng có nghe về phiên chợ Âm Dương. Có nét giống với chợ Viềng ở Nam Định (người mua người bán không kì kèo về giá cả, gọi là mua may bán may).

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

19/02/2021

Lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, bởi Covid

Hôm nay, mùng 8 tháng Giêng, theo lệ thường, ở Phủ Tây Hồ từ sáng sớm có lễ thượng nguyên để mở đầu một năm mới.

Nhóm thầy cúng của pháp sư Nguyễn Hà Cân vẫn hành lễ như nhiều năm nay.

Vẫn thấy cụ cung văn lão thành Trọng Kha đã U100 tới đàn lễ. Nhưng năm nay cụ ngồi ở bên ngoài, chỉ để cánh trẻ hành lễ mà thôi. Dáng vẻ cụ vẫn rất tráng kiện.

Lần đầu tiên thấy một lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, không có bóng khách vãng lai bởi cửa đóng then cài từ lệnh cấm - mùa covid thứ hai.

Dịch chuyển nhân sự cấp cao hậu Đại hội XIII, từ sau lễ khai hạ

Hôm qua, ngày 7 tháng Giêng, là ngày hạ nêu (tức khai hạ), chính thức hết Tết. Không khí hạ nêu năm Tân Sửu này, tức bản cập nhật 2021, thì xem chi tiết ở đây.

Sau hạ nêu, sẽ là các dịch chuyển nhân sự cấp cao sau Đại hội 13. Trước Tết thì đại hội đã thành công (xem cụ thể ở đây), rồi nghỉ Tết toàn bộ, sau hạ nêu hôm qua, thì là các dịch chuyển quan trọng.

18/02/2021

Mùng 7 hạ nêu (khai hạ) - ghi chép mùng 7 Tết Tân Sửu (18/2/2021)

Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.

Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.

Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.

Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.

Mùa xuân là Tết trồng cây : cập nhật tháng Giêng năm Tân Sửu (2021-2022)

Bản cập nhật của năm Mậu Tuất 2018 - 2019, tức 3 năm trước, thì xem ở đây.

12/02/2021

Mùng 1 Tết năm Covid thứ hai (Tân Sửu 2021-2022) đền chùa ở Hà Nội vãn khách

Riêng về Phủ Tây Hồ vào những năm trước, khi chưa có Covid-19, thì xem ở đây ở đây. Những năm ấy, từ đêm Giao Thừa đã tắc đường trên các ngả dẫn về sân Phủ. Còn mùng 1 Tết thì thực sự đại ùn tắc !

Vào Tết năm ngoái, khi mà mới chớm Covid, nhằm ngày 25/1/2020, thì tình hình có thể xem lại ở đây.

Còn Tết năm nay, là Tết Covid thứ hai rồi, nên theo thông tin cập nhật thì rất vãn.

Mùng 1 Tết (12/2/2021), thú vị thấy: nhiều báo đăng bài văn khấn chuẩn nhất

Từ ngày ông Táo cuối năm Canh Tý vừa rồi, cứ đến các lễ tiết theo phong tục, thì mình nhận qua zalo một hướng dẫn làm lễ kèm theo một bài văn cúng, từ một nhà sư. Mình xem là một tài liệu tham khảo thêm, bên cạnh bài cúng mình đã sử dụng trong rất nhiều năm nay.

Thường thì hướng dẫn và bài cúng dành cho hết năm Canh Tý 2020-2021 của nhà sư luôn đến trước ngày lễ một chút, hoặc vừa lúc chuẩn bị khấn, bởi vậy, khá thú vị.

Nhưng sáng nay, mùng 1 Tết thì chưa nhận được. Nên mình thử lên mạng, tra qua điện thoại thông mình, xem thế nào. Cũng là thử xem tài liệu tham khảo bản cập nhật 2021 trên không gian mạng.

Thử vậy, nhưng mở mạng ra thì thấy khá thú vị: có nhiều báo cùng lúc đăng cái bài hướng dẫn làm lễ mùng 1 Tết kèm lời bài văn khấn, mà là bài văn khấn được khẳng định là chuẩn nhất. Như là một cuộc tranh nhau đăng bài chuẩn nhất vậy !

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

06/02/2021

Tết Việt hiện đại - cây nêu dựng trong những ngày cuối năm

Về cây nêu ngày Tết, từ nhiều năm trước, tôi đã đăng một mẩu ngắn viết khái quát, xem lại ở đây (bài trên báo Tết 2013, tức non 10 năm về trước rồi).

Bây giờ là bản cập nhật tình hình dựng nêu ngày Têt ở các nơi, dịp cuối năm Canh Tý 2020-2021 để chuẩn bị đón năm Tân Sửu 2021-2022.

Đầu tiên là tin tức về cây nêu vừa được dựng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vào ngày 23 tháng Chạp - nhằm ngày ông Táo vừa rồi.

28/01/2021

"Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta" (đọc lại bài đăng năm 1961 của cây bút T.Lan)

T.Lan đã viết và cho đăng một bài trên báo Nhân Dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1961. Trong đó, có một câu là: "Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta".

Năm 1961, tức cách nay vừa tròn một vòng hoa giáp (60 năm), cũng có nghĩa thời điểm đó là Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Năm 2021 này cũng là năm Tân Sửu. Chúng ta đang bước vào dịp Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021.

Bài của T. Lan có tựa đề "Bác ăn Tết với chúng tôi", kể lại chuyện Nguyễn Ái Quốc về nước, đầu tiên hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung, nhờ uy tín của Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần mà được một làng bên kia biên giới cho cư trú. Nhóm chí sĩ cách mạng đã mở lớp huấn luyện tại đó, được nhân dân bao bọc. Gặp dịp Tết Nguyên Đán, cả làng thết đãi khách quí. Nhưng giữa cái Tết ấy, nhóm chí sĩ cách mạng Việt Nam phải nhanh chóng về bên kia biên giới để tránh sự kiểm tra của phía chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở vùng Cao Bằng.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

26/01/2020

Đầu năm mới Canh Tý 2020, đọc tâm sự của người Việt ở hải ngoại

Mở đầu là một ghi chép vào đúng ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 26/1/2020) của một thanh niên mới tới Nhật Bản và dự định sẽ lập nghiệp tại đất nước này (cùng nhân vật, có thể đọc các tâm sự khác ở đây - viết trong năm 2019).