Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tạ-chí-đại-trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tạ-chí-đại-trường. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Lặng lẽ quan sát từ xa : người thứ hai sẽ được rải tro cốt xuống sông biển Nam Bộ

Người đầu tiên, tôi quan sát lặng lẽ từ xa, là học giả Tạ Chí Đại Trường. Tro cốt của ông được gia đình và bè bạn rải xuống sông Soài Rạp. Xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 3 và tháng 5 năm 2016).

Một chút kỉ niệm về nhà sử học họ Tạ (1935-2016), ở thời gian gần cuối cùng của ông trên thế gian này, được điểm vắn tắt ở đây (tháng 8 năm 2015). Thật ra, tôi chưa từng hàn huyên với Tạ Chí Đại Trường trực tiếp lần nào. Một lần ông về Hà Nội, thì tôi bận mải đi vùng sương mù Vân Hồ nên không có được điều kiện hàn huyên, chỉ gặp mặt được chốc lát.

Năm 2023, tháng 11, người thứ hai tôi quan sát từ xa lặng lẽ, là học giả tu sĩ Tuệ Sỹ (1943-2023). Trên Giao Blog, tôi đã chú ý đến phần việc quan trọng của Tuệ Sỹ là chương trình dịch Đại Tang kinh (xem lại ở đây).

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.

26/08/2019

Sử học Việt thời thổ tả, và chuỗi chuyện quanh nhân vật đời Trần có tên Hoằng Nghị

Sử học Việt thời thổ tả là cách dùng chữ, mà cũng là loạt bài viết liền mạch trước khi tạ thế một thời gian của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Có thể đọc lại ở đây (năm 2013) hay ở đây (năm 2014).

Còn nhân vật Trần Hoằng Nghị thì đã đình đám trong Sử học Việt thời thổ tả từ hàng chục năm nay rồi.

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.

10/03/2018

Hậu mùng 8/3 : thân mẫu Hồ Chủ tịch có phải là người gốc họ Mạc, hay không ?

Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.

16/04/2016

Người Chăm hành hương về xứ Chăm (bài Phú Trạm)

Nơi ấy xem là một thánh địa của người Chăm. Gắn với thần sóng biển Po Riyak. Ông Tạ Chí Đại Trường đã từng có ý gắn Tứ Vị Thánh Nương (ở đền Cờn, Nghệ An) với Po Riyak. Thật ra, ngay bản thân Po Riyak cũng là truyền thuyết ngoại nhập, vốn không phải của Chăm.

Nơi mà thần Po Riyak của người Chăm ngự, thì nay, đang dần dần cuốn vào khu vực nhà máy điện hạt nhân.

13/04/2016

Trăn trở về vị trí bên lề trong sử học Việt của bản thân Tạ Chí Đại Trường

Rất nhiều lần ông trăn trở như vậy. Ví dụ cụ thể, thì ông đã viết vào năm 2014:

"Ðến nay, tuy không muốn cho ý tưởng mang tính định mệnh tiêu cực của câu nói trên chen vào quyết định đầy hướng vị tha nhưng chắc cũng phải gặp nhiều trở ngại này của Quý vị, tôi cũng vẫn cứ muốn nhắc lại nó để giữ vị trí kẻ bên lề của tình hình nghiên cứu sử học trong một nước mà tôi không được quyền tham dự. Theo tôi, có như thế, một kẻ suốt mấy mươi năm không bước chân vào một thư viện lớn nhỏ nào, không chịu sự kềm thúc của một cơ quan nghiên cứu nào như tôi mới có thể vượt, ít ra là một chút mất lòng, khi nhìn lại những vướng mắc cụ thể ngay từ trong quá khứ đến những hiển hiện trước mắt của một nền sử học muốn là khoa học cho Việt Nam".

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.

Vài nét về một số công trình sử học của Tạ Chí Đại Trường (quĩ Phan Châu Trinh)

Ông Tạ được trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2014 (bộ môn Nghiên cứu).

Dưới là nhận định của ban tổ chức giải, về các công trình của ông.

28/08/2015

Thay lời giã từ của học giả Tạ Chí Đại Trường

Chính là "thay lời giã từ". Bởi đó là lời trực tiếp của học giả họ Tạ, mà ông ghi trong cuốn sách mới ra. Về cuốn này, hôm trước đã nhắc tới ở đây.