Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

10/11/2021

Vấn đề nhà Mạc trong SGK bậc tiểu học và trung học hiện hành (bài mới của chủ nhân Giao Blog)

Bài tham dự hội thảo quốc gia sắp diễn ra.

Đại khái, chiều nay (10/11/2021) đã được chia sẻ các trang như dưới đây. Người chia sẻ thuộc ban tổ chức hội thảo và chiều nay đã đưa kỉ yếu từ nhà xuất bản về đại học.

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

30/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : những dị nhân hiện đại mà tôi biết - 1 (bác Phạm Văn Tiện)

Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...

Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.

Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.

15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

20/05/2020

938 hay năm nào nên xem là thực sự kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập

Tôi đã tạm nêu quan điểm của tôi rồi (xem ở đây). Sắp tới thì cho công bố. Mà thế nào, quan điểm của tôi lại ngẫu nhiên trùng với học giả tận thập niên thứ hai của thế kỉ XX (tức 1910s) ! Chạy một vòng, thì lại về đầu thế kỉ XX ! Đến đầu thế kỉ XXI (tức 2000s và 2010s) mới thấy được cơ sở vật chất cho ý tưởng có hơn 100 năm trước ! Sự tồn tại đích thực của vật chất đã mang tính quyết định cho nhận thức.

Hồi 1910s, người ta dùng chữ là "thuộc Trung Nguyên". Sau này, từ 1920s với nhóm Trần Trọng Kim, mới dùng cho gọn lại thành "Bắc thuộc".

Dưới đây là quan điểm các học giả gần đây.

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

30/10/2019

Công việc chẩn trị Đông Y của nhà biên khảo Trần Đại Sỹ

Nhà biên khảo Trần Đại Sỹ gần đây được vinh danh tại Việt Nam (xem cụ thể ở đây, tin của năm 2015). Các công bố có tính cuốn hút của ông về Đại Việt hay Hai Bà Trưng, vân vân, thì đã có thảo luận từ lâu, đọc lại ở đâyở đây (năm 2013).

Về công việc chẩn trị Đông Y của ông hiện nay ở Pháp, thì có thể đưa về đây một đoạn ngắn do madam Nguyễn Nga vừa đưa lên.

26/08/2019

Sử học Việt thời thổ tả, và chuỗi chuyện quanh nhân vật đời Trần có tên Hoằng Nghị

Sử học Việt thời thổ tả là cách dùng chữ, mà cũng là loạt bài viết liền mạch trước khi tạ thế một thời gian của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Có thể đọc lại ở đây (năm 2013) hay ở đây (năm 2014).

Còn nhân vật Trần Hoằng Nghị thì đã đình đám trong Sử học Việt thời thổ tả từ hàng chục năm nay rồi.

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

30/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (luận thêm của Nguyễn Duy Chính)

Việc đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính còn đang tiếp tục thực hiện. 

Bây giờ đưa thêm các luận chứng mà ông mới đưa ra để tiếp tục khẳng định Quang Trung thật đã sang Thanh triều kiến Càn Long.

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

26/04/2018

Học giả Trần Quốc Vượng với những nghiên cứu về nhà Mạc (bài Trần Thị Vinh)

Bài của cô Trần Thị Vinh (Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Có hai cô Vinh, mà đều là dân Sử, rất dễ nhầm lẫn (đã đi ở đây).

Cũng có hai người cùng tên Trần Quốc Vượng. Thầy Trần Quốc Vượng thì đã được đặt tên đường ở nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội (đã đi ở đây). 

Còn một vị nữa cũng là Trần Quốc Vượng thì mang nhãn "Trần Quốc Vượng Trình Phố" trên Giao Blog. Bởi ông là người làng Trình Phố. Có thể xem nhanh ở đây.