Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông-ngòi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông-ngòi. Hiển thị tất cả bài đăng

07/07/2022

Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")

Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).

Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm". 

Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử. 

06/06/2022

Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)

Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.

Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.

Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.

Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.

11/12/2021

Sông Tô Lịch và ao hồ Hà Nội trong vụ án tham nhũng Nguyễn Đức Chung

Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Giám đốc Sở Công an Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội), có nói: "tâm tư đắm đuối với xử lý ô nhiễm vì sông hồ ở Hà Nội hôi thối vô cùng".

Ý ông là: sông hồ Hà Nội đang hôi thối lắm, là do ô nhiễm nặng bao lâu nay; với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính của Hà Nội, bản thân ông ông đã dốc sức dốc tâm cho việc xử lí ô nhiễm, mong sông hồ Hà Nội trở lại thơm tho.

Ông Chung có bằng Tiến sĩ Luật học (xem lại ở đây và ở đây về quang cảnh ông bảo vệ luận án Tiến sĩ khi đương chức lớn), bởi vậy, ông có thể tự tin tự bào chữa cho mình. Gia đình cũng đã huy động tới 5 luật sư bào chữa cho ông.

Đọc kĩ các lời tự bào chữa của ông Chung mà báo chí chính thông đăng tải, thì thấy: tự chúng đã mâu thuẫn với nhau rồi. 

17/09/2020

Dự án đặc biệt : cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh”

Đã từng có lúc cư dân Hà Nội lo ngại nhiều, bởi rất có thể sông Tô Lịch bị phía chính quyền đem cống hóa, tức là biến nó thành một cái cống (xem lại ở đây).

Bây giờ, thì có một dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

11/07/2019

sông Tô Lịch trong mắt Hội đồng Thành phố Hà Nội : cống thối vs giao thông đường thủy trong mát

Hội đồng 2019 nghe ra cũng "hội tề" như hồi 1930-1945 (ví dụ hồi ấy thì đọc nhanh tại đây).

Bây giờ, năm 2019, có bác bảo nên cho nó thành cống đi, tức là đậy lại mà hóa cống Tô Lịch. Sông Tô Lịch nỗi gì nữa, hóa cống Tô Lịch nhé.

Nhưng cũng có bác đọc thơ cổ về dòng Tô Lịch vừa trong vừa mát, có thể khơi lại mà có giao thông đường thủy.

18/04/2019

Hôm nay, chúng tôi nói về Cát Bà và du lãng cửa sông Tam Bạc

Lại là về một chiếc cầu quay danh tiếng ở vùng đất Cảng. Đã viết về cầu quay bắc qua sông Tam Bạc trong câu chuyện về đường sắt Đông Pháp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, từ năm 2014. Xem cụ thể ở đây.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

03/03/2019

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh

Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

15/09/2015

Hà Nội hạ quyết tâm làm sạch sông Tô Lịch

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015. Hà Nội đã hạ quyết tâm. Tuy ý hướng là lại dựa vào nước ngoài (hệt như làm đường sắt trên cao).

16/08/2014

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : tiếc cho lời hát gốc, đã bị sến hóa đến vô nghĩa khi vào tiếng Việt !

Bản gốc tiếng Nhật của bài hát Dòng Kanda và kỉ niệm chồng lớp của bao lớp học sinh đông du, đã được nói đến ở entry trước. Lớp của các anh Hồng Lê Thọ và anh C. trước năm 1975, lớp của chị P. hay chị T. sau thời mở cửa, lớp của chúng tôi thời chuyển giao thiên niên kỉ, và những lớp đàn em hiện nay.


Lời bài hát rất giản dị, như thường thấy của ca khúc Nhật Bản. 

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : "Ở ngay dưới cửa sổ này, là dòng Kanda"

Tính thích xê dịch, nên tôi ít ở yên một chỗ trong thời gian quá lâu. Thi thoảng phải đổi gió. Có hồi ở ngay sát với dòng Sumida, gần nơi có túp lều trong sương lạnh của Basho (bọn tôi hay nói đùa, sang tiếng Việt, là "ông Chuối"). Rồi là dòng Tama,...Một dạo thì lại xuống ở gần mép con ngòi Yodogawa, mãi miền tây xa xôi.

Nhưng chưa bao giờ ở cạnh dòng Kanda.