Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc-hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc-hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

08/08/2016

Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" với nghĩa "Nước Việt lớn theo Cồ Đàm" : thêm một luận giải ủng hộ

Luận giải này ủng hộ cho thuyết "Cồ" trong "Đại Cồ Việt" có nghĩa là "Cồ Đàm", tức chỉ tên của Đức Phật Thích Ca. 

Ông vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước mình theo chủ nghĩa Phật giáo của Cồ Đàm, và là một nước lớn (tuy lúc đó, lãnh thổ của ông còn khá chật chội). Quốc hiệu của Đại Cồ Việt bây giờ là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Về cơ bản là giống nhau ở chỗ theo một chủ nghĩa nào đó. 

Thuyết "Cồ = Cồ Đàm = Phật" đã được một số học giả đưa ra trước đây (Nguyễn Khắc Kham, An Chi,...).

30/08/2014

Nếu lúc đó chọn tên nước là Đại Hóa, có thể bây giờ Việt Nam đã khác

Từ lâu lâu, tôi cho chạy dần những entry liên quan đến quốc hiệu, hay là tên nước. Chắc là bắt đầu do ảnh hưởng của việc rục rịch nào đó bảo sẽ đổi tên nước hồi năm 2013, vẫn theo thông lệ là cho râm ran trên mặt báo trước. Rồi hình như cái rục rịch ấy đã bị ngưng lại, ngoắt cái, bảo: đổi đâu mà đổi. Cũng từ dạo đó, báo chí không còn, hay là không dám đề cập đến việc thay đổi quốc hiệu nữa.

Vấn đề là, có lúc, giới chóp bu đã từng bàn bạc là có nên hay không nên đổi tên nước là ĐẠI HÓA.

Chú ý là HÓA chứ không phải VIỆT.