Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

12/05/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Việt Nam được mời vào cùng Bộ Tứ Kim Cương

Đến quãng trung tuần tháng 5 năm 2020, Việt Nam được xem là nước có thành tích đáng học tập về chống dịch Cô Vy. Thành tích lần này là tầm thế giới, chứ không ao làng khu vực Đông Nam Á hay châu Á nữa.

Có một số bạn bè ở các nước khác mới đây viết thư hỏi chủ nhân Giao Blog về việc Việt Nam đã chống dịch tốt như vậy, có thể đưa ra những nguyên nhân chính yếu được không ? 

Đang còn suy nghĩ để trả lời bạn một lần cho thỏa đáng, thì nhận tin Việt Nam được cựu thù Mĩ mời vào Bộ Tứ Kim Cương.

"Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand."

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

11/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hơn hẳn tiền nhiệm Obama, ông Đồ Nam nói tới Hai Bà Trưng

Bây giờ thì đã rõ. Đúng ông Đồ Nam.

Tiền nhiệm của ông, là đồng chí Obama, thì mới chỉ nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thôi. Xem lại ở đây (tháng 5/2016). Một cốt truyện vay mượn của Trung Quốc, nói quá lên thì chỉ là một bản dịch tiếng Việt. Và thân phận của một người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh.

Còn với ông Đồ Nam, thì phải là Hai Bà Trưng hiên ngang cưỡi voi ra trận. Một phụ nữ dòng dõi từ Mê Linh, đánh đuổi ngoại xâm đến từ Trung Quốc. Mình lại đang đi một văn mạch Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Mẫu Liễu Hạnh trên blog này (xem ở đây hay ở đây).

26/01/2017

Trở lại câu chuyện cụ Bùi Viện gặp tổng thống Mĩ : sự thực và huyền thoại (bài Trần Giao Thủy)

Trở lại với câu chuyện này, bởi gần đây, khi hầu chuyện với một người thầy viết văn là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931), được nhận cuốn Cử nhân Bùi Viện (Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Hội Nhà văn 2004, 310 trang). Đã điểm qua ở đây.

Để viết cuốn trên, nhà văn Bút Ngữ chủ yếu dựa vào cuốn đã xuất bản năm 1945 của Phan Trần Chúc và ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên, cùng một số tài liệu mới bằng tiếng Việt gần đây (kỉ yếu hội thảo năm 1992 tại Thái Bình, sách của nhóm Thế Văn,...).

Bây giờ, là một bài của Trần Giao Thủy (bài đã lên mạng từ 2012, và vừa được bổ sung vào tháng 1/2017). Như một tài liệu tham khảo nên đọc khi suy nghĩ về Bùi Viện.

10/11/2016

ông Nam Chôm nói về ông Đồ Nam Trump, từ năm 2010

Tạm gọi ông Donal Trump, từ nay, theo dạng tiếng Việt là "Đồ Nam Trump". Cũng có chỗ gọi ông là "Đỗ Nam Trâm" hoặc "Đô Năm Trăm". Ở đây, dùng chữ "Đồ Nam".

Từ năm 2010, Đồ Nam Trump đã gợi hứng thú lớn cho nhà ngôn ngữ ngữ học kiêm bình luận gia chính trị Noam Chomsky (tên tiếng Việt tạm thời là Nam Chôm).

Bài đã lên từ 1/11/2016, tức trước chung kết bầu cử khoảng một tuần.

Gần 1 tháng trước, Donald Trump đã bày tỏ chiến thắng sớm với một cựu dân biểu Việt Nam

Hôm nay, 9/11/2016, ông Trump đã chiến thắng (xem lại ở đây, bắt đầu từ 4/11/2016).

Nhưng khoảng 1 tháng trước, một người Việt Nam đã đường hoàng chúc mừng sớm chiến thắng của ông hôm nay.