Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-huy-lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-huy-lê. Hiển thị tất cả bài đăng

08/07/2022

Liêm chính học thuật hậu thực dân - ghi chú về EFEO trong sự kiện văn bản Nguyễn Đình Chiểu

EFEO là tên gọi quen thuộc của một tổ chức học thuật có lịch sử lâu đời của người Pháp, trong tiếng Việt thường dùng là "Trường Viễn đông Bác cổ Pháp" hay "Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp".

EFEO Hà Nội được sinh ra trong bối cảnh Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

EFEO Hà Nội để lại nhiều di sản quí giá trong nghiên cứu Việt Nam.

Sau Đổi Mới, tại Hà Nội, văn phòng của EFEO được mở trở lại. Nhiều ấn phẩm cũ và mới liên quan đến văn hóa Việt Nam được EFEO Hà Nội cho ra đời.

Người Việt Nam về cơ bản rất tôn trọng các ấn phẩm của EFEO Hà Nội. Thế nhưng, cũng cần cảnh giác rằng, trong đó lẫn vào nhiều thứ tạp nham.

23/02/2021

Tang ma ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : trường hợp Tang lễ cấp Nhà nước

Có tang lễ của người bình dân.

Có tang lễ của những người có danh vọng trong xã hội, ví dụ xem ở đây.

Có tang lễ các cấp theo qui định của chính phủ và chính đảng (cấp cao, nhà nước, quốc tang).

Mỗi loại như vậy nên có cách trần thuật riêng.

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

22/09/2015

Nhà thiết kế Minh Hạnh với Giải thưởng Văn hóa châu Á - Fukuoka

Nếu mình không nhầm, thì đây là người Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng này. Người đầu tiên là nhà sử học Phan Huy Lê. Và bây giờ là nhà thiết kế Minh Hạnh.

20/03/2015

Một cuốn sách mới về nhà Mạc

Đợt trước, đã giới thiệu cuốn của học giả Trần Thị Vinh (sách ra năm 2013, ở đây). Một nhà sử học có chuyên về nhà Mạc từ đầu thập niên 1990.

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

09/05/2013

Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)

Sách vừa ra. Tôi vừa nhận được vào chiều tối ngày hôm nay (09/5/2013).

Sách dày 713 trang (chưa kể mấy trang mục lục và lót bìa sau). 

Tạm đưa cái bìa sách lên trước, và trở lại các vấn đề nội dung của sách sau.

Mới đọc lượt một lượt, thấy sách bị in chạy trang hay mất chữ ở một vài chỗ.




---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)