Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

22/03/2023

Ghi chú thêm về nhạc sĩ Hồng Đăng : sau ngày 21 tháng 3, báo chí đồng loạt ghi đúng "Phan Đăng Hồng"

Ngày 21 tháng 3, tức hôm qua, là ngày ra mắt cuốn sách Chân trời gọi nắng để kỉ niệm 1 năm ngày nhạc sĩ Hồng Đăng rời xa cõi tạm (21/3/2022 - 21/3/2023). Xem bản ghi chép nhanh về lễ ra mắt sách, trên Giao Blog, ở đây.

Về tang lễ của nhạc sĩ Hồng Đăng, có thể xem lại ở đây ở đây.

1. Đến trước ngày 21 tháng 3 năm 2023, trong vòng 1 năm (tính đúng từ 21/3/2022), báo chí đồng loạt ghi tên thật của nhạc sĩ là "Phan Hồng Đăng", tức là chỉ thêm họ Phan vào tên "Hồng Đăng".

Vài ví dụ cụ thể: 

- Bài của Bình Nguyên Trang đăng trên báo Nhân Dân điện tử vào ngày 23/4/2022 (ở đây), đã được lưu về Giao Blog ở đây. Bài này có đoạn:

"Nhạc sĩ Hồng Ðăng tên thật là Phan Hồng Ðăng, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936 tại huyện Yên Thành (Nghệ An), nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc. "Cha đẻ" của những ca khúc nổi tiếng như "Hoa sữa", "Biển hát chiều nay", "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ"... đã ra đi lúc 5 giờ 57 phút ngày 21/3/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng bạn bè, công chúng mến mộ."

20/03/2023

Hai ghi chú nhỏ, nhưng cần thiết, về nhạc sĩ Hồng Đăng (1936-2022) : Tên thật Phan Đăng Hồng, người Nghệ An

Về nhạc sĩ Hồng Đăng, đặc biệt là trong mối quan hệ với dòng họ Phan Đăng ở huyện Yên Thành (Nghệ An), có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Gần đây, trên truyền thông có hai chi tiết sau đây không chính xác về nhạc sĩ:

20/09/2022

Cập nhật 2022 tình hình đền Quan Quận (Sóc Sơn) thờ 18 quận công nhà Mạc

Về đền Quan Quận, tức Mạc gia từ, ở thôn Thanh Hà xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trên Giao Bog có thể đọc ở đây và ở đây.

Về ngôi đền độc đáo này, chúng tôi đã tới khảo sát từ năm 2007, tức từ 15 năm về trước. Gần đây, trong một bài viết năm 2022, chúng tôi có tóm tắt như sau (toàn văn ở đây):

17/09/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : ra Hải Phòng trải nghiệm "cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn"

Đồng Dụ và Đồ Sơn là những địa danh thuộc Hải Phòng ngày nay.

Những lần trước, du lãng khu vực Đồ Sơn và Cát Bà, chủ nhân Giao Blog đã ghi nhanh ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2019).

Sao lại là "cam" của Đồng Dụ, và ứng với cam ấy là "vú" của Đồ Sơn. "Cam" là cam gì, và "vú" là vú gì ? Có người thì nói tránh đi thành "cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn" (xem bài của trang Phật tử Việt Nam ở dưới).

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

25/06/2022

Tưởng niệm học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) - nhân ngày giỗ thứ 2

Học giả Phan Đăng Nhật đã nhẹ bước rời xa cõi tạm vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tang lễ Cầu Giấy vào buổi sáng ngày 24 tháng 6. Tin đã được đưa trên Giao Blog ở đâyở đây.

Giỗ đầu ông vào đúng mùa dịch. 

Giỗ thứ hai của ông cũng chưa ra khỏi đại dịch covid-19. Bởi vậy, việc cúng giỗ chỉ ở phạm vi gia đình nhỏ.

Đúng vào tối ngày giỗ thứ hai của ông, một đàn em của ông là chú Vũ Thế Khanh đã tới dâng hương lên bàn thờ tại tư gia.

Vào ngày 24 tháng 6, một đàn em khác của ông là chú Nguyễn Thế Khoa có đăng một bài tưởng niệm trên Fb. Một ít ngày trước đó, một học trò của ông là chú Phạm Việt Long cũng nhắc đến thầy mình trong một chương trình trả lời phỏng vấn về chủ đề đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.

21/03/2022

Chú Đăng vừa ra đi (1936-2022)

"Chú Đăng" trong gia đình chúng tôi, tức là nhạc sĩ Hồng Đăng, vừa từ trần vào sáng sớm hôm nay (Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022).

Gần đây, sức khỏe của chú đã giảm sút nhiều, tôi đã dự cảm điều bất tường, nên đi nhanh một entry trên Giao Blog, ở đây (tháng 11 năm 2021). Nhưng lúc đó, mới chỉ đặt một entry vậy thôi mà chưa kịp đưa nội dung.

Tên thật của ông là Phan Đăng Hồng, là con trai của học giả Phan Đăng Tài. Cụ Phan Đăng Tài là em trai của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (1902-1941). Bởi vậy, về quan hệ thân tộc, nhạc sĩ Hồng Đăng là cháu gọi Phan Đăng Lưu là bác ruột.

Chú hay kể cho con cháu trong nhà nghe chuyện hồi trẻ chú đã đi bộ từ quê Yên Thành ra tận Vinh để mua cho bằng được một tập nhạc lí, đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn cậu bé trong gia đình Phan Đăng đến con đường âm nhạc.

Nhiều năm trước, mỗi dịp trong nhà có giỗ chạp là cô chú (chú Đăng cô Thúy) sẽ đến. Cha tôi và chú hàn huyên bao nhiêu chuyện. Có những chuyện như hồi nhỏ cha tôi và chú chơi trò gọi đồng chổi đồng chén (có bàn tay trẻ con in lên ván thật), chuyện tấm áo len Phan Đăng Lưu kỉ niệm lại em trai trước khi vào Nam rồi bị Pháp bắt, chuyện cụ Phan Đăng Tài trăn trở về các tài liệu của anh trai,...

10/11/2021

Vấn đề nhà Mạc trong SGK bậc tiểu học và trung học hiện hành (bài mới của chủ nhân Giao Blog)

Bài tham dự hội thảo quốc gia sắp diễn ra.

Đại khái, chiều nay (10/11/2021) đã được chia sẻ các trang như dưới đây. Người chia sẻ thuộc ban tổ chức hội thảo và chiều nay đã đưa kỉ yếu từ nhà xuất bản về đại học.

01/11/2021

Nhạc sĩ Hồng Đăng (tức Phan Đăng Hồng)

Trong gia đình, chúng tôi gọi ông là "chú". Một người chú trong đại gia đình họ Phan Đăng ở xứ Nghệ (đọc nhanh về Phan Đăng Lưu hay Phan Đăng Tài ở đây hay ở đây).

15/08/2021

Một gia đình ở Hà Nội qua những tâm sự tự viết : câu chuyện của học giả Mạc Văn Trang

Sáng sớm nay, thấy chú Trang viết bài mới trên Fb để kỉ niệm 8 năm ngày mất của cô Thuận - người vợ đầu đã quá cố của chú. 

Cô Thuận thì mình mới chỉ gặp một lần duy nhất, trong căn nhà mới của cô chú ở một ngõ nhỏ trong quận Cầu Giấy, lúc ấy là dịp tân gia nên mọi người đến chúc mừng, hay là một hội nghị mở rộng gì đó của ban chấp hành Mạc tộc Việt Nam, hoặc là cả hai cùng kết hợp. Hôm đó, hai cha con mình đến sớm, cô xuống từ trên gác, và hỏi luôn một câu mà đến bây giờ, mình vẫn nhớ như in: "Cháu Giao đúng không ?".

Rồi lần sau, vẫn gặp ở nhà cô chú, thì là đúng vào dịp giỗ đầu của cô Thuận. Hai cha con mình lại sang nhà cô chú, để thắp hương cho cô, xem những tư liệu của Thuận. Buổi trưa thì có dự một bữa cơm thân mật chỉ có mấy người, ở dưới tầng một.

Bẵng đi, mà đã 8 năm qua rồi. 

20/07/2021

Lễ tuyên thệ ở quốc hội : lần thứ 2 của ông Vương Đình Huệ

Tôi quan tâm đến lễ tuyên thệ trong quan tâm chung về lĩnh vực "minh thệ" trong văn hóa Việt Nam (một biểu hiện ở cấp độ làng xã là lễ Minh Thệ ở Kiến Thụy - Hải Phỏng, chúng tôi đã khảo sát và công bố bài viết phổ thông và bài viết học thuật trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - ví dụ trên Giao Blog thì xem ở đây).

Sau năm 2012, phía người vi chính mới bắt đầu chuẩn bị đưa "minh thệ" vào quốc hội. Và lễ nhậm chức kèm tuyên thệ đầu tiên, có thể xem lại trên Giao Blog ở đây (từ năm 2016). Rồi tự nhiên, thành nếp có hai lần tuyên thệ. Nhắc lại: một lần tuyên thệ ở cuối khóa quốc hội cũ, rồi lại thêm một lần tuyên thệ như vậy ở đầu khóa quốc hội mới; tức là trong vài tháng, có liền hai lần tuyên thệ.

20/06/2021

Kỉ niệm 1 năm ngày mất của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) : trò chuyện về văn hóa dân gian

Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.

Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.

Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

29/08/2020

Học giả Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96 (1925-2020)

Mình đang du lãng ở mạn biển Đông Bắc.

Khoảng chập tối hôm ghé thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hòn Gai, tối 27 tháng 8, thì nhận được tin báo nhanh: bác Phan Ngọc vừa qua đời. Muộn hơn chút, lúc đã rút về đến chỗ nghỉ sát biển, thì nhận được nhắn tin của một bạn báo tin về tang lễ (đại khái là buổi sáng của ngày 1 tháng 9 sắp tới).

Làm việc kín lịch ở vùng mỏ, nên không cập nhật được kịp thời thông tin trên Giao Blog.

Bây giờ, lấy một tin từ Tuổi Trẻ và cáo phó từ Fb của em Kiều Mai Sơn về đăng loạt đầu tiên. Các thứ khác thì đưa xuống bổ sung ở dưới đó.

Đọc nhanh về cụ Phan Ngọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

29/07/2020

Ngôi điện Sùng Đức của nhà Mạc, do chính Mạc Thái Tổ dựng năm 1527

Sử cũ chép rằng, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã nhận chiếu nhường ngôi của vua Thống Nguyên (tức Cung hoàng đế) nhà Lê mà lên ngôi hoàng đế, mở ra vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Cùng năm ấy, vua Mạc đã lấy Hải Dương làm Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai (nằm trong Dương Kinh), truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế. Vua cũng xây dựng trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi (tại xã Lũng Động/Long Động) một tòa điện gọi là "điện Sùng Đức". Điện nằm ở gần bờ sông. Lại cho đắp một gò cao ở gần đó để các quan trong triều tới lễ điện Sùng Đức (T2-p.81).

Ngôi điện Sùng Đức ấy hiện nay, vào năm 2020 này, đang được con cháu họ Mạc phục dựng.