Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phồn-thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phồn-thực. Hiển thị tất cả bài đăng

28/03/2024

Tháng 3 với lễ hội "Cầu Mùa 豊年祭 " ở ngôi đền danh tiếng Tagata 田縣神社

 Đây là một ngôi đền ở tỉnh Aichi (Nhật Bản).

Tên ngôi đền là Tagata (âm Hán Việt của chữ "Tagata" là "Điền Huyện"), nên trong tiếng Việt trước đây có khi được gọi là "đền Điền Huyện". 

Tagata là một ngôi đền cổ danh tiếng (có tên trong sách Diên Hỷ thức  - được biên soạn vào đầu thế kỉ X (năm Diên Trường 5, tức năm 927).

Trong khuôn viên đền Tagata có nhiều hình dương vật. Dương vật là linh vật của ngôi đền.

18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

18/02/2019

"Linh tinh tình phộc" (lễ hội Trò Trám) các năm gần đây, và lên tiếng của học giới

Đã thấy học giới Việt Nam lên tiếng về các ảnh chụp và video quay cảnh "phộc" vào nhau giữa hai sinh thực khí (một bên nam, một bên nữ).

Các ảnh và video năm Hợi 2019 thì xem cụ thể ở entry trước (ở đây).

Ở Nhật Bản, chuyện tương tự và lên tiếng của học giới đã có tiền lệ, khoảng 50 năm trước. Đã có một tranh luận về tính thiêng của lễ hội. Vẫn còn đang tiếp tục.

15/11/2016

Lễ hội Mặt Nhọ rước sinh thực khí cỡ lớn ở Bắc Sơn (bài Bàn Tuấn Năng)

Một tâm điểm của tranh luận bây giờ: sinh thực khí (cái dương vật lớn) được rước trong lễ hội Mặt Nhọ ở Lạng Sơn gần đây có phải là bắt chước Nhật Bản, hay không ? Có thể thấy ở các entry cũ, đã đi ở đây hay ở đây.

Đại khái, trước đây, bác Bàn Tuấn Năng đã cho biết như sau (xem tư liệu bổ sung 1):