Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-tử-nghi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-tử-nghi. Hiển thị tất cả bài đăng

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

14/01/2020

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

18/04/2019

Hôm nay, chúng tôi nói về Cát Bà và du lãng cửa sông Tam Bạc

Lại là về một chiếc cầu quay danh tiếng ở vùng đất Cảng. Đã viết về cầu quay bắc qua sông Tam Bạc trong câu chuyện về đường sắt Đông Pháp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, từ năm 2014. Xem cụ thể ở đây.

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

08/10/2018

Lễ tuyên thệ ở quốc hội Đại Việt sắp tới, sẽ diễn ra như thế nào ?

Khi chủ tịch nước nhậm chức, từ năm 2016 trở đi, là sẽ có nghi lễ tuyên thệ tại quốc hội. Đã nói nhanh ở đâyở đây.

Chúng tôi đang tính đi lại mấy chỗ thờ thần Đồng Cổ - đó là vị thần báo mộng cho nhà vua Lí, về sự phản trắc của 3 thế lực nổi lên (của Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh), nhờ đó mà vua phòng bị kịp, cứu vãn được ngôi báu, nên dẹp loạn xong thì vua cho lập ngay đền thờ vị thần ấy. Gọi là đền Đồng Cổ. Hàng năm, đại quan trong triều, tức cấp "trung ương", phải đến đến Đồng Cổ, uống máu ăn thề trung thành với vua và triều đình. Uống máu ăn thề chính là minh thệ. Sử nhà Lí ghi rất rõ. Sử các đời sau đều nhắc lại cẩn thận. Lịch sử còn để lại những thông điệp quan trọng về minh thệ.

Đó là cỗi nguồn Đại Việt của minh thệ

11/01/2017

Gái đất cảng Hải Phòng và mạng xã hội

Ít hôm trước, có dịp nói chuyện với một bà chị dâu trong họ. Quan hệ họ hàng rất xa, chắc phải bắn đại bác mới tới theo cách nói của dân gian. Vỡ lẽ bà chị là gái đất cảng. 

Lan man sang chuyện gái đất cảng.

02/05/2015

Tên đường ở Hải Phòng từ 2012, chính thức có tên vua Mạc

Về danh nhân thời Mạc, thì từ lâu đã thấy đường mang tên Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng.

Đến năm 2012, thì lần đầu tiên mới có đường Mạc Đăng Doanh và một số vị nữa.

Đồng thời, lại thấy luôn cả tên đường "Vũ Thị Ngọc Toàn". Riêng cái tên này, thì quả thực, còn chưa biết rõ (Toàn, Toản, hay gì nữa, là cần phải khảo cứu thêm). Nhưng thành phố thì đặt luôn tên rồi.

09/04/2013

Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)

Lời dẫn: Hôm trước, lúc du lãng ở Quảng Ninh, đã mắt thấy tai nghe chuyện dưới đây (đăng trên Thể thao Văn hóa). Dân thì khẳng định một phía, còn các chuyên gia của Bộ Văn hóa (các ông Trần Lâm Biền, Đặng Văn Bài) thì kết luận ở một hướng khác.

Bây giờ, về quê của Đức Thánh Niệm thì lại được nghe lại.


Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)
Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh
Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)
Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)



---


Bỏ tượng cổ, đục tượng mới vì... thờ nhầm?



Thứ Hai, 25/03/2013 12:57 

(Thethaovanhoa.vn) - Vì không phân biệt được “cụ” Trần Hưng Đạo với “cụ” Phạm Tử Nghi, hai pho tượng cổ vài trăm năm tuổi tại di tích đình Quỳnh Biểu (Quảng Ninh) sắp phải dỡ bỏ và thay bằng hai pho tượng... mới làm.

Đó là nội dung chính trong biên bản làm việc giữa đại diện Sở VH,TT&DL Quảng Ninh, chính quyền địa phương và một số phụ lão thuộc làng Quỳnh Biểu (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào cuối tháng Hai vừa qua. Ngoài việc đề nghị những phụ lão này “thuyết phục nhân dân đồng ý”, biên bản (có chữ kí của lãnh đạo Sở VH,TT&DL) cũng ghi rõ về việc áp dụng hình thức “lễ hóa giải” cho những pho tượng cổ, sau khi tượng mới được hoàn thành.
Rất nhiều lá đơn khiếu nại từ nhân dân làng Quỳnh Biểu đã được gửi tới báo giới và các cơ quan chức năng sau kết luận trên. Theo đó, quyết định này được đưa ra một cách hoàn toàn trái với nguyện vọng của những người đã chứng kiến câu chuyện oái ăm về hai pho tượng này.
Đình làng Quỳnh Biểu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh

Chúng tôi lại đến. Nơi mà chúng tôi cần đến.




Ai về thành phố Hải Phòng,
Đừng quên thăm quãng đường vòng Thiên Lôi.
Một nơi di tích truyền đời,
Công lao Thánh Niệm tay người làm nên.
Một anh hùng đã bao phen,
Giữ yên bờ cõi, tuổi tên không nhòa.
Vốn làng Vĩnh Niệm quê ta,
Tổng An Dương, huyện cũng là An Dương.
Phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương,
(....)


Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng, 1991, trang 5.



Thánh Niệm đem chúng tôi qua nhà người này, giới thiệu sang nhà người kia, từ dãy phố này sang dãy phố kia. Việc ai người ấy làm. 

17/03/2013

Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)

Lời dẫn: Đến quận Lê Chân của thành phố Hải Phòng, thấy có đường mang tên THIÊN LÔI. Chắc sẽ ít ai không giật mình khi nhìn thấy cái biển tên đường như vậy.

Thiên Lôi là tên gọi dân gian của Phạm Tử Nghi (còn gọi là Phạm Thành) - một mãnh tướng của thời nhà Mạc. Là một trong không nhiều tướng Đại Việt mang quân đánh vào vùng Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.

Ở thành phố Hải Phỏng, hơi lạ là có cả đường Phạm Tử Nghi và đường Thiên Lôi, nằm rất gần nhau.

Bài "Đường Thiên Lôi" ở dưới đây lấy về từ Cổng thông tin Hải Phòng (gọi tắt).

---
Thời gian: 04/11/2010 - 15:52
 Đường Thiên Lôi
Từ điểm tiếp giáp phố Trần Nguyên Hãn (Ngã ba Thiên Lôi) đến phố Trần Quốc Toản (tức phố Lạch Tray), dài 4304m, rộng 3,5m. Chưa có vỉa hè. Đường nằm trên địa bàn các làng Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa, Dư Hàng, Phụng Giáp. Hiện nay đoạn đầu đường Thiên Lôi thuộc đất Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, quận Lê Chân; đoạn từ phố Lạch Tray đến ngã ba Tổng thuộc phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Đoạn giữa vẫn thuộc xã Vĩnh Niệm và xã Dư Hàng Kênh.

Đường Thiên Lôi ngày nay đã là một khu phố buôn bán sầm uất