Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-diện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-diện. Hiển thị tất cả bài đăng

13/11/2023

Tư liệu Phủ Giầy : sắc phong 1683 (Chính Hòa 4) ở tháng 11 năm 2023

Đã khoảng nửa năm, tính từ tháng 4 năm 2023 (xem bài ở phần bổ sung), nhóm ông Nguyễn Xuân Diện liên tục lên tiếng trong không gian mạng về tư liệu Phủ Giầy Nam Định. Về mặt học thuật, nhóm này cơ bản là tung hỏa mù để hòng đánh lừa dư luận, những người không có kiến thức chuyên ngành sâu sắc dễ bị tin theo những lời thêu dệt.

Đến ngày 13/11/2023, trên trang Fb của mình, với tư cách học giả, ông Nguyễn Xuân Diện (từ đây viết tắt là NXD) vừa đưa bài có tính học thuật nhất sau nửa năm, mà là phản biện về đạo sắc phong 1683 hiện đang bảo quản tại dòng họ Trần Lê (Phủ Nội thuộc quần thể Phủ Giầy Nam Định). Đầu tiên, tôi đưa toàn văn bài viết đó về lưu trên Giao Blog.

Về mặt học thuật, bài phản biện của NXD thất bại toàn tập. Một bài viết của tôi, trong hệ thống bài đang triển khai nhiều năm qua về tư liệu Phủ Giầy Nam Định - Phủ Giầy Sài Gòn, đăng tải trên tạp chí học thuật và sách học thuật vào thời gian tới đây sẽ cung cấp những căn cứ để cho thấy tất cá luận điện mà NXD đưa ra bị bẻ gãy như thế nào. NXD chỉ biết có 0.1, chưa từng khảo sát trực tiếp (ngôn ngữ bình dân là "sờ tay vào") đạo sắc phong 1683, mà dám nói 100, thì đã biết kết quả ra sao.

30/12/2022

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và những vụ mất sách lớn đầu thế kỉ XXI

Đã có một số vụ mất sách lớn ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Đầu tiên là cần nhắc đến vụ thuổng hàng nghìn cuốn sách trong kho của Thư viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh). Vụ này bị phát giác vào cuối năm 2002. Thủ phạm trộm sách là một bảo vệ.

Sau đó, sang năm 2004, lại phát giác việc khoảng 20.000 cuốn sách bị mất tiếp, cũng là Thư viện Khoa học Xã hội nói trên.

Mấy vụ lẻ tẻ khác thì không tính.

Thế rồi, đến cuối năm 2022, công luận biết đến việc mấy chục cuốn sách Hán Nôm bị biến mất khỏi kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

08/07/2019

Bóng ma Hà Minh Thành : anh Thắng nói về ông Phạm Viết Đào và các vị liên quan

Video của tháng 7 năm 2019. Muốn xem nhanh thì bắt đầu từ 7 phút 18. Còn không, nên xem toàn bộ.

Anh Thắng là cựu chiến binh Vị Xuyên nói lại câu chuyện Hà Minh Thành - Phạm Viết Đào. Hiện nay, năm 2019, Hà Minh Thành đã đội lốt một tên khác, tiếp tục tung tin hỏa mù. Cho dù, gần đây, ông Đào có đưa tin Hà Minh Thành đã qua đời (đọc lại ở đây, tháng 7 năm 2018). Khi nào tiện, sẽ trở lại và chỉ ra bóng ma mới của Hà Minh Thành.

Anh Thắng và các cựu chiến binh Vị Xuyên thì Giao Blog đã từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây (tháng 3 năm 2017)

Trong video của tháng 7 năm 2019, anh Thắng có nói đến chủ nhân Giao Blog và một lần mấy anh em gặp nhau tại Hà Nội. Lần gặp ấy đã rất lâu rồi. Hồi đó, anh Thắng đang cai quản một tiệm hàng và thú thực là được con gái hướng dẫn sử dụng mạng xã hội (hình như, lúc đó anh chưa thạo lắm với e-mail, dĩ nhiên chưa tham gia Fb).

18/05/2019

Phiếm đàm thế sự : chuyện cũ chuyện mới Viện Hán Nôm (ghi chép cá nhân Nguyễn Đức Toàn)

Mình thì vừa mới nhận một cuốn sách khá dày mà Nguyễn Đức Toàn ở vị trí đồng tác giả (sưu tầm, giới thiệu và biên dịch). Gần 700 trang, xuất bản bởi Nxb VNU, là Thơ văn xướng họa giữa các sứ thần Việt Nam - Triều Tiên. Còn đang đọc, nhưng hơi tiếc là sách không nói gì về những cuộc xướng họa giữa Nguyễn Tông Quai và sứ thần Triều Tiên (đợt trước, nhân ông Kim Chính Ân vượt sông Áp Lục để theo tàu chuyên dụng tới Hà Nội, thì Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Chắc là nhóm tác giả có ý riêng gì đó (nhưng chưa tìm thấy chỗ họ giải thích vì sao không đề cập).

Đại khái là Nguyễn Đức Toàn có tên đồng tác giả của khá nhiều sách nghiên cứu được xuất bản gần đây.

Hiện nay, Toàn không ở Viện Hán Nôm nữa. Qua blog cá nhân, thì biết Toàn đang ở Đức. Bây giờ, thì xem nhanh một mẩu Toàn ghi chép lại một ít chuyện thế sự ở Viện Hán Nôm.

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).

15/04/2018

Trước hội Phủ Giầy 2018, đọc lại một câu thơ tiên của Mẫu Liễu

Việc đọc lại câu thơ tiên quan trọng "Nhất đại sơn nhân Ngọc Quýnh Hoa 壹大山人玉敻花" đã được thực hiện và công bố nhiều năm về trước.

Đầu tiên là công bố trên tạp chí học thuật là Tạp chí Hán Nôm (số 2 năm 2010). Sau đó, là công bố bản đầy đủ trên trang web Da Màu, cùng trong năm 2010.

13/06/2017

Thưởng ngoạn một đồ án phương Đông : những con cò trong ao sen

Một con cò, hoặc những con cò, trong hồ sen (hay ao sen). Rút gọn hơn nữa là cò và sen. Có một đồ án phương Đông rất gần gụi, bình dân như vậy.

Lời giải thích chung nhất cho đồ án cò và sen là như sau (dạng bình dân hàng chợ nhất).

14/05/2017

Hiện tượng đáng báo động: tháo bỏ, thay mới, trao đổi hoành phi câu đối ở các di tích

Gần đây, đi các nơi, thấy có hiện tượng đáng báo động là: do có tiền (vài chỗ là có rất nhiều tiền), người ta đang tự ý tháo bỏ, thay mới, hay trao đổi hoành phi - câu đối - đại tự của các di tích đã được công nhận.

Nhiều chỗ làm việc này rất ngang nhiên. Cần phải có tiếng nói từ nhiều góc nhìn khác nhau, mà điểm tựa pháp lí chính là Luật Di sản.

14/05/2015

Giới khoa học Viêt Nam lên tiếng

Mình còn chưa rõ việc gì. 

Nhưng thấy có các bài trần tình của hai bác Trần Đức Anh Sơn và Nguyễn Xuân Diện (cùng post ngày 14/5/2015), nên cứ vớt về đây đã. Tìm ngọn nguồn sau. Khi ngọn nguồn được truy ra thì để ở mục 1 (lúc đầu bỏ trống, và bổ sung dần). Việc này, lại phải nhờ Mr. Khoằm giúp cho một tay.

17/05/2013

Viên đá góc đền Hùng 3: Thứ lạ ở ngay trước mặt, hơn cả đá mang bùa, là đây !

Nói luôn ở đầu để khỏi nhầm, rằng thứ lạ hơn cả đá mang bùa, chính là cái này (phía tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa nên tới tận nơi để xác nhận):


                                    Ảnh 1: Được cắt ra từ Ảnh 2 ở dưới đây