Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-trọng-vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-trọng-vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

10/05/2020

Tình yêu và hạnh phúc gia đình ở tuổi 80 (chú Mạc Văn Trang chính thức công bố)

Vào dịp đầu tháng 5, chú Trang vội vã ra Hà Nội, rồi lại vội về lại Sài Gòn. Chú nhắn đại khái là phải vào lại Sài Gòn với bà hai, nên không có nhiều thời gian. Thế là theo hẹn, gặp chú chớp nhoáng tại nhà riêng của chú ở góc làng. Câu chuyện chính trong cuộc gặp là một tập tài liệu mà chú mang từ Sài Gòn ra --- là tập tài liệu về một cuộc khảo cứu các tấm bia liên quan đến mộ phần của các vua Mạc (sẽ nói dần dần sau).

Lúc đến nhà chú ở góc làng rồi, buổi tối hôm ấy, mới biết "bà hai" mà chú nhắn tin cho ấy, không ai khác chính là nghệ sĩ Kim Chi. Trước khi đến, thì đã tạm đoán vậy rồi, chứ không bất ngờ nhiều.

Chú Trang kể vắn tắt về việc riêng, nhưng đại khái cặp đôi 80s và 70s này được se lại với nhau là từ nhân duyên chung với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh (đọc về cụ Vĩnh ở đây).

Đại khái thế. Còn bây giờ là thông báo chính thức của tân lang Mạc Văn Trang ở tuổi 80s và tân nương Kim Chi ở tuổi 70s.

14/02/2015

Một vị tướng được Hồ Chủ tịch trực tiếp phong năm 1959 vừa tới tuổi bách niên

Trong bài toàn văn (sẽ lưu ở dưới đây), có một đoạn nói về việc phong tướng năm 1959 do Hồ Chủ tịch trực tiếp kí (mà một người được nhận năm đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh), như sau:

"Nhân khi cuộc vui đang nồng, Đại tá Nguyễn Đăng Quang – một đảng viên – xin phép được bật mí, nói một vài điều Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh mới tâm sự với ông, cũng trong tư cách một đảng viên đàn anh. Ông cho biết Cụ Vĩnh là Ủy viên trung ương Đảng được bầu từ khóa III năm 1960; vai trò quyết định trong Đại hội ấy là Hồ Chủ tịch. Nay khóa đó còn lại 3 người thì hai người đã trở thành gần như tàn phế, chỉ duy nhất Cụ là còn minh mẫn. Ông cũng cho biết, Cụ Vĩnh được phong tướng vào năm 1959, sắc lệnh do Hồ Chủ tịch trực tiếp ký, và những người được Cụ Hồ trực tiếp phong tướng thuở đó thì nay duy nhất còn lại một mình Cụ Vĩnh. Những con số độc đắc, có một không hai."

Có lẽ cụ là vị tướng duy nhất của thời đó mà hiện còn tráng kiện. Một trăm tuổi mà vẫn minh mẫn như cụ quả là hiếm. 

18/03/2013

Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)



0. Trước khi bị bắt giam ở Trung Quốc và viết tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (1942-1943), cụ Hồ Chí Minh có viết một tập thơ bằng quốc ngữ mang tựa đề Lịch sử nước ta (lúc đó cụ đã có tên đó, chứ không phải mãi sau này mới có như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mới đây đã nhớ nhầm).

Sách được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản vào tháng 2 năm 1942. Sách ghi giá ngay ở bìa là "giá 1 hào". "Việt Minh Tuyên truyền bộ" là một cái tên nghe rất Tàu, hệt như âm hưởng đọc quốc hiệu "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" sau này. Không hiểu vì sao nhiều người lại muốn trở lại với cái quốc hiệu ấy.

1. Tập sách được mở đầu bằng câu thơ lục bát (sau này, thỉnh thoảng thấy người ta dẫn làm đề từ công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam), là: "Dân ta phải biêt sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Câu này, hình như đã được mô-đi-phê đi thành: "Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra gu gờ".

2. Về kháng chiến của Lê Lợi chống Minh và bối cảnh trước cũng như sau đó, cụ Hồ Chí Minh viết (theo văn bản ở đây):


"Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Tuý Động nọ Chi Lǎng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười nǎm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hǎng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,".

3. Về sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung, cụ Hồ Chí Minh đã viết:
"Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đǎng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi nǎm nạn can qua
Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,"


Ở thời điểm năm 1941-1942, về cơ bản, cụ Hồ Chí Minh vẫn xem Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung là hai kẻ tiếm ngôi. Quan điểm của cụ thật đúng như chính sử của nhà nước phong kiến, tức Đại Việt sử kí toàn thư.