Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tấn. Hiển thị tất cả bài đăng

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

14/04/2018

Một phân tích về chính sách "cải thổ quy lưu" của nhà Nguyễn (bài Nguyễn Văn Hiệu)

Một chính sách vốn xuất phát từ Trung Quốc, được triều Nguyễn triệt để áp dụng. Và theo tác giả, đó là nguyên nhân chính yếu đưa đến tình trạng nổi dậy của các tộc người thiểu số ở khắp mọi miền vào thời Nguyễn. Một vấn đề thú vị.

Những cụm từ thường thấy là "lưu quan", "cải thổ quy lưu".

Về những cuộc nổi dậy của người Mọi Đá Vách vùng miền trung, gắn với cuộc bình định của ông quan Nguyễn Tấn, thì có thể đọc nhanh ở đây (bài tôi đã công bố mấy năm trước, nhưng chưa thỏa mãn với cách in tạp chí hiện nay, làm thiệt hại nhiều cho nội dung vốn có của bài).

11/06/2017

Đất và người Quảng Ngãi : biết tin học giả Lê Vinh Bổn đã từ trần năm 2015

Nhân có tin về một thuyết trình liên quan đến Quảng Ngãi của nhóm Andrew Hardy (EFEO) sắp tới ở Hà Nội (ngày 15 tháng 6, xem 3 ở dưới), mới chợt nhớ đến kỉ niệm du lãng miền núi Ấn sông Trà nhiều năm trước, trong đó có kỉ niệm với học giả Lê Vinh Bổn. 

Hồi năm 2011, tôi cho đăng nhanh một khảo cứu về bia Bình Man tự kí của Nguyễn Tấn (hiện còn nguyên vật) trên tạp chí của Quảng Ngãi là Cẩm Thành. Tới cuối năm 2012, học giả Lê Vinh Bổn có bài góp ý đăng trên trang nhà của ông. Chuyện này đã nói đến ở đây (tháng 2 năm 2013, lúc tôi đang còn du lãng ở khu vực bản San Lùng, xem bà con ta nấu rượu).

28/04/2016

Học giả Trần Nghĩa vừa qua đời (1936 - 2016)

Ông là thầy của chúng tôi. Tác giả của nhiều bộ sách công cụ quan trọng trong nghiên cứu thư tịch cổ Việt Nam. 

Bài viết đầu tiên trên Tạp chí Hán Nôm của tôi có bản thảo viết tay, mùa hè năm 1993, khi đang là sinh viên năm thứ ba, đã được thầy sửa chữa và đề nghị sửa chữa về cách thức trình bày. Đến nay, tôi vẫn lưu giữ những chỉnh lí bằng nét bút mảnh, gầy và rất dễ đọc của thầy trên bản thảo. Khi đó thầy là Tổng Biên tập.

02/02/2013

Nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn góp ý cho bài trên tờ Cẩm Thành (2012)

Lời dẫn: Tôi đang đi du lãng mạn Bắc, lên Cốc Lếu, rồi lại xuống Phố Ràng. Có lẽ là chuyến cuối cùng của một năm âm lịch.

Chiều về doanh trại, nhận được đường link do một bạn gửi cho, mới biết có một bài viết của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn (Quảng Ngãi) cho một bài viết của tôi.

Bài viết của tôi về một tấm bia ở Quảng Ngãi trong liên đới với công cuộc chinh phạt người Thượng của cha con ông Nguyễn Tấn (thời Tự Đức). Bản thảo số 1 được viết nhanh, đã gửi đăng trên tạp chí Cẩm Thành trong năm 2012. Bản thảo số 2 được hoàn thiện tiếp sau đó, đã gửi cho tạp chí chuyên ngành ở trung ương, hiện tại (đầu năm 2013) vẫn đang xếp hàng để đăng. 

Từ bản thảo số 1 (đăng trên tạp chí ở địa phương) lên bản thảo số 2 (dùng đăng trên tạp chí chuyên ngành), tôi đã gia cố nhiều, một số điểm giả định đã được làm rõ, môt số chỗ nhầm lẫn đã được cải chính. Nếu có thể, nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn hãy cho biết địa chỉ mail và số điện thoại liên hệ, tôi sẽ gửi bản thảo số 2 để ông đọc. 

Để khách quan, đầu tiên, đăng lại ở đây bài góp ý của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn với sự trân trọng. Xin chân thành cảm ơn ông đã bỏ công sức đọc, góp ý. Hi vọng được liên lạc trực tiếp với ông qua các phương tiện.

Bản Shan Lùng, ngày 2/2/2013



---