Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tông-quai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tông-quai. Hiển thị tất cả bài đăng

03/03/2023

Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và sơn môn Liên Tông

 Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:

- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).

- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật. 

Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.

Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.

Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.

11/09/2021

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự đã giúp Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều. Trước đó thì có thơ chữ Nôm điêu luyện của Nguyễn Tông Quai, và ngược về quá khứ nữa thì có thơ Nôm trân quí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (chỉ nêu các tác giả tiêu biểu nhất của gia tài văn học Nôm).

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.

28/02/2021

"Tối tạo" của người Việt là có truyền thống (trì trệ của tư duy chữ Nôm)

Vẫn phải nói rõ hai điều sau về chữ Nôm, dù tôi đã viết cả hai điều này thành các bài học thuật và cho công bố từ lâu rồi (đọc toàn văn bài học thuật ở đây, đọc thêm ở đây và ở đây), đó là:

- Bản thân tôi rất trân quí chữ Nôm, bởi nhờ nó mà đã ghi được một khối lượng thơ văn không nhỏ của người Việt từ khoảng thế kỉ 12 tới đầu thế kỉ 20. Tức trong khoảng 800 năm. Một công việc đã và đang làm của tôi là đọc chữ Nôm, mà một trong đó là đọc các sáng tác bằng chữ Nôm của nhà thơ sứ giả Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Đây là nhà thơ độc đáo, đã viết thơ bằng chữ Nôm trên đường đi sứ Trung Quốc hồi thập niên 1740, có tập thơ danh tiếng Sứ trình tân truyện (câu chuyện mới về dường đi sứ). Trong tập truyện bằng chữ Nôm trường thiên ấy, còn có nhiều bài thơ chữ Nôm rời viết rất điêu luyện - từ lâu được xem là những viên ngọc quí trong gia tài văn chương tiếng mẹ đẻ của người Việt --- ra đời trước Truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

- Đồng thời với lòng trân quí đối với chữ Nôm, tôi cũng đã và đang phê phán tư duy sáng tạo chữ Nôm. Cả một ngàn năm mũ áo khoa cử chỉ làm ra được một sản phẩm ghi âm rất phồn tạp là chữ Nôm. Đặt trong bối cảnh là khu vực Đông Á, thì đây là sản phẩm văn tự ghi âm kém nhất. Kém nhất là vì dậm chân tại chỗ, chỉ có một loại chữ ghi âm phiên phiến thế thôi, mà nhắm mắt bằng lòng cả làng cả tổng cả nước với nhau tới những ngàn năm, mà không có sáng tạo bứt phá tạo ra được bảng chữ cái.

02/12/2020

Đạo đức nghề nghiệp : thi thoảng sản phẩm của mình bị biển thủ, đem in vào một tập sách chung nào đó

Tạm chưa nói đến việc biển thủ "dữ tợn"(rút ruột toàn bộ, biến báo A thành B). Cứ tạm gác đấy đã. 

Mà ở đây chỉ nói đến việc biển thủ những bài lẻ của mình vào những tập sách chung nào đó. Mình không hay biết gì. Họ không hề hỏi xin phép, có khi không ghi tên tác giả. Không một lời cảm ơn, không trả nhuận bút, không tặng sách,....tất tần tận đều không hết.

1. Ví dụ nhanh, là rất lâu rồi, dễ đến cả 10 năm trước đã lên tiếng về việc nhóm soạn giả của Nxb Hà Nội với chủ biên là cụ Vũ Khiêu, biển thủ các bài nghiên cứu của mình về sứ giả nhà thơ Nguyễn Tông Quai vào tập sách chung. Họ chép trộm, nên chép luôn cả những chỗ sai, mà những chỗ sai ấy thì chỉ có mình (duy nhất) mới có thể chữa được ! Bài lên tiếng đó trên Giao Blog hồi còn là ở hệ thống Yahoo (đọc lại ở đây, đã đăng Giao Blog ở Yahoo ngày 7/9/2011).

Người chịu trách nhiệm gì đó của Nxb Hà Nội có gọi điện trực tiếp cho mình sau khi mình đánh tiếng nhè nhẹ trên Giao Blog. Người đó tỏ ý xin lỗi và mong bỏ qua. Mình lúc ấy bận mải việc khác, với lại, cũng không muốn đả động thêm nữa.

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

07/12/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : gặp lại văn nhân phố phường thế kỉ 17 chuyên viết về "sắc dục"

Thế kỉ 17. Thời kì Edo của Nhật Bản. 

Đó là nhà văn kiệt xuất của thị dân thời đó, chuyên viết về sắc dục. Sắc dục đến điên đảo của thị dân Nhật Bản thời Edo, cả nam và nữ. Đó chính là Ihara Saikaku 井原西鶴(1640s - 1693). Chúng tôi thường gọi bằng âm Hán Việt là Tây Hạc cho gần gũi.

Tây Hạc = con hạc ở phía Tây. Vốn là chữ Hán 西鶴.

Vào thế kỉ 17, nước Nhật đã sản sinh ra một nhà văn kiệt xuất nhường đó về sắc dục. Năm mà Tây Hạc từ trần ở Nhật Bản, tức năm 1693, thì lại là năm Nguyễn Tông Quai chào đời ở Việt Nam. Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là thầy của Lê Quí Đôn (1726 - 1784).

18/05/2019

Phiếm đàm thế sự : chuyện cũ chuyện mới Viện Hán Nôm (ghi chép cá nhân Nguyễn Đức Toàn)

Mình thì vừa mới nhận một cuốn sách khá dày mà Nguyễn Đức Toàn ở vị trí đồng tác giả (sưu tầm, giới thiệu và biên dịch). Gần 700 trang, xuất bản bởi Nxb VNU, là Thơ văn xướng họa giữa các sứ thần Việt Nam - Triều Tiên. Còn đang đọc, nhưng hơi tiếc là sách không nói gì về những cuộc xướng họa giữa Nguyễn Tông Quai và sứ thần Triều Tiên (đợt trước, nhân ông Kim Chính Ân vượt sông Áp Lục để theo tàu chuyên dụng tới Hà Nội, thì Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Chắc là nhóm tác giả có ý riêng gì đó (nhưng chưa tìm thấy chỗ họ giải thích vì sao không đề cập).

Đại khái là Nguyễn Đức Toàn có tên đồng tác giả của khá nhiều sách nghiên cứu được xuất bản gần đây.

Hiện nay, Toàn không ở Viện Hán Nôm nữa. Qua blog cá nhân, thì biết Toàn đang ở Đức. Bây giờ, thì xem nhanh một mẩu Toàn ghi chép lại một ít chuyện thế sự ở Viện Hán Nôm.

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

03/03/2019

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh

Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

29/11/2018

Phạm Đình Hổ từ chối chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (bài Nguyễn Thu Hoài)

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chức qui đổi tạm vậy.

Toàn văn ở dưới là của bạn Nguyễn Thu Hoài.

Về tính cách "vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ, gần đây, khi nối được mạch từ đời Lê Trung hưng xuống Lê mạt, rồi đầu Nguyễn, tôi đã biết nguồn của nó chính là Vũ Thạnh. Xem bài ấy ở đây.

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 2018 : một bài viết thoát cảo vào đúng ngày 20 tháng 11

Là biết viết về hai thầy trò Vũ Thạnh và Nguyễn Tông Quai.

Thoát cảo đúng đêm 19 rạng sáng 20 tháng 11 năm 2018.

16/11/2018

"Bốn con hổ ở Trường An" và "Bốn người đại tài của nước Nam" (bài Quách Hiền 2007)

Hôm nay, lại có việc, nhắc đến bốn chàng hotboy của một thời này.

Đó chính là Trường An tứ hổ hay An Nam đại tứ tài ở nửa đầu thế kỉ 18.

Bốn người ấy là: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh, Nguyễn Bá Lân. Có xuất nhập một chút về các vị, nhưng Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân thì đều là những văn nhân lừng tiếng đương thời.

Tôi đã viết về bốn chàng này trong các năm 1993-1995 (tức khoảng 25 năm trước), có nhắc lại năm 2012.  Và bây giờ thì nhắc lại thêm.