Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-quốc-phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-quốc-phong. Hiển thị tất cả bài đăng

05/10/2022

Lễ hội chùa Keo mùa thu 2022 : cập nhật từ Keo Thái Bình và Keo Nam Định

Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.

Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.

Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).

01/09/2022

Goóc-ba-chốp (Mikhail Gorbachev, 1931-2022) ra đi giữa chiến cuộc Nga - Ukraina

Chiến cuộc Nga - Ukraina bùng phát vào tháng 2 năm 2022 (đọc lại ở đây), sau 6 tháng thì vẫn đang kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao và kết thúc lúc nào. Thi thoảng, Giao Blog có điểm tin nhanh về chiến cuộc này, ví dụ ở đây. 

Giữa chiến cuộc đang ngổn ngang, vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết qua đời. 

05/09/2020

Lại về nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) : bài mới của Quốc Phong

Nhà báo Quốc Phong vừa cho đăng một bài mới về tác giả Trân Dân Tiên, nhân dịp kỉ niệm quốc khánh năm 2020.

Về cơ bản không có gì mới về mặt tư liệu cả. Mấy câu chuyện về cụ Thận (tên gọi khác của cụ Trường Chinh Đặng Xuân Khu) thì là chuyện trong nhà.

Từ rất lâu, tôi đã đưa quan điểm có một ông là Tran Dan Tien, và một ông là Trần Dân Tiên. Có hiểu được sự khác nhau giữa hai ông này, thì mới bàn tiếp được. Còn không, mọi thứ vô hình chung chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.

11/10/2018

Gió lạnh đầu mùa, hiện lên rõ ràng là hình ảnh chị lao công gần nhà lưu niệm Tố Hữu

Buổi sáng của những ngày đầu tiên có gió lạnh ở Hà Nội, đưa trẻ con đi học và từ đó trở ra, thì hình ảnh nổi bật, hóa ra là các chị lao công trên các con đường góc phố.

Các chị bỗng nổi bật so với thường ngày.

Là bởi gió làm xào xạc lá, rác không tĩnh lặng như mấy hôm chưa có heo may mà cứ bay bay tứ tung. Vẫn những cái chổi tre ấy, độ một tuần trước, còn chưa chú ý, thì hôm nay cứ khua lên tứ tung. Người đi bộ, người cưỡi xe, qua lại, hầu như không làm các chị phải vướng bận gì với những cú khua lên tứ phía ấy. Rác từ dưới đất bay cả vào mặt người ta, cũng không hay.

Chổi tre chắc vẫn cứ thế từ hồi cụ Tố Hữu.

21/05/2017

Nguyễn Ái Quốc sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và những chuyện riêng tư (tác giả Nguyễn Quốc Phong tiếp tục đưa thông tin)

Tác giả Nguyễn Quốc Phong vào năm 2015, sau khoảng 5 năm cân nhắc, đã công bố chính thức trên tạp chí Xưa & Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam một đoạn tư liệu (nguồn chính là từ băng ghi âm cụ Vũ Kỳ, với sự đồng ý của hai người bạn Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn). Bài đó đã được đưa về blog này vào cùng năm, đọc lại ở đây (Giao Blog ngày 31/10/2015).

17/05/2017

cuốn "Tiểu sử Hồ Chủ tịch" do Xuân Hiên dịch, vào năm Đinh Hợi (1947)

Đó là chi tiết được cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh) trình bày trong một bài viết đã công bố năm 2015.

Tuy nhiên, cụ Song Thành cũng không biết Trương Niệm Thức là ai. Vì không biết gì về họ Trương, nên cụ Song Thành diễn giải không chính xác về bản dịch đó.

Ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) phán liều lĩnh rằng Trương Niệm Thức chỉ là một dịch giả ảo, không có thật. Còn cụ Song Thành thì bảo không biết Trương người Việt hay người Tàu.