Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-nhật-anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-nhật-anh. Hiển thị tất cả bài đăng

18/04/2024

Sự cố ở Nhã Nam tháng 4 năm 2024

Rạng sáng ngày 18 tháng 4 (nhằm đúng ngày Giổ tổ Hùng vương 2024), chính xác thêm về giờ là "hơn 2h sáng", mình đã nhắn tin nhanh cho bạn, sau khi thấy trên trang của Nhã Nam đăng lời xin lỗi của bạn. "Lời xin lỗi" xuất hiện trên trang Nhã Nam tựa như là khoảng lúc 1h sáng. Mình truy cập vào khoảng lúc 2h sáng thì đã có hơn 1700 bình luận và rất nhiều lượt chia sẻ.

Bạn là bạn cùng lớp đại học của mình ở Khoa Ngữ Văn (Trường Tổng hợp Hà Nội trước đây). Qua tin nhắn lúc rạng sáng, mình động viên bạn với tư cách cá nhân bạn cùng lớp đại học. Bạn vẫn chưa ngủ.

Công ty Nhã Nam của bạn là một thực thể đáng chú ý trong làng xuất bản Việt Nam sau năm 2000. Bởi vậy, mình mở một entry này chỉ để ghi chép mang tính quan sát mà thôi. Mình chỉ quan sát, không với bất cứ thiên kiến nào, thu thập ý kiến từ mọi góc nhìn. 

Đầu tiên là đăng lại "lời xin lỗi" của bạn (mình chụp màn hình), sau đó là các cập nhật và bổ sung dán dần ở dưới lên như mọi khi.

20/11/2020

Đọc hồi ức viết năm 1996 về đại gia đình các nhà giáo họ Nguyễn làng Đông Tác (Hà Nội)

 Dòng họ Nguyễn ấy có những nhà giáo học giả xuất sắc như:

- Nguyễn Hữu Tảo là anh trai của Nguyễn Hữu Kha,

- Nguyễn Hữu Kha, tức Thiều Chửu tác giả của Hán Việt tự điển in lần đầu năm 1942.

Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm là một trong 10 người con (trong đó có 8 trai và 2 gái) của cụ Nguyễn Hữu Tảo, có nhân duyên với đất Thái Bình (về dạy học ở Thái Bình, kết duyên với người Thái Bình, rất nhiều học trò là người Thái Bình). Sau khi về hưu từ Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, thầy Đạm và gia đình chuyển về làng cũ Đông Tác ở Hà Nội.

16/08/2018

Huân chương Hiệp sĩ Văn học Pháp 2018 cho ông chủ Nhã Nam

Hồi ngày xưa, có một vài người hỏi, vì họ nhầm "Nguyễn Nhật Anh" với "Nguyễn Nhật Ánh". Ông chủ của Nhã Nam là "Nhật Anh" (không có dấu sắc), người từng tranh biện về cái tên sách Địa đàng trần gian với cụ Cao Xuân Hạo (xem lại ở đây).

Thú thực là đến hôm nay mới biết bút danh Trác Phong (cho dịch tiếng Pháp) và Thụ Nho (cho sáng tác). Không thấy báo chí nhắc đến cuốn duy nhất mình đã đọc là Người trông đồng - một tập truyện mỏng, kí tên thật.

28/07/2017

Đã có một chương trình "Những cuốn sách vàng"

Không rõ là chương trình đó hiện nay ra sao rồi. Cơ quan/tổ chức chủ trì và cơ chế vận hành của nó như thế nào ?

Tôi chưa hề biết đến chương trình này. Nên lúc đọc đến chữ "chủ sách" thì mới đầu còn chưa rõ là gì. Bây giờ, tạm hiểu "chủ sách" chỉ đơn giản là người sở hữu (đang sở hữu) cuốn sách đó.

02/07/2017

Ông bạn cuối cùng của lớp lên xe hoa

Bây giờ, đặt giả thử mình mà cưới, thì chắc là ngại lắm. Đã đến cái tuổi ngại cưới, đúng là ngại rồi, còn gì.

Độ nửa tháng nay, lớp đại học ngày trước vui hân hoan trước tin ông bạn sót lại cuối cùng lên xe hoa. Vào hôm nay, Chủ Nhật ngày 2/7/2017. Mình phải phi vội về từ xứ Sơn Nam trước một ngày cho kịp. 

Bạn cùng lớp được dịp tụ tập. Có lẽ đông hơn cả họp lớp thường khi. Bọn trẻ con đi theo bố mẹ cũng khá đông. Nhiều cháu vào đại học rồi.

30/08/2014

Địa đàng

Địa đàng được phát hành năm 2012.

Nhà Việt ngữ học từng bảo vào năm 2006, rằng: 
"Ta hãy chú ý đến một chi tiết nhỏ, nhưng có ý nghĩa, là tuy thiên đường còn có thể đọc là thiên đàng mà nghĩa không có gì thay đổi, nhưng địa đàng thì không thấy có ai đọc thành địa đường cả, vì nghe địa đường sẽ có nhiều người không hiểu là cái gì hết. Cách đọc nhất quán một cách hầu như bắt buộc ấy cho thấy rằng chữ đàng trong địa đàng sở dĩ vẫn hiểu được như một khu vườn “cực lạc” là do nó đã “lây nhiễm” (contaminated) ý nghĩa của chữ thiên đàng – một hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ học lịch sử, mà nguồn gốc chủ yếu là những sự ngộ nhận của những người ít học (hay những người ngoại quốc chưa thông thạo thứ tiếng đang học)."

28/08/2014

Tạm kết cho cuộc tranh luận "Utopia" và "Địa đàng trần gian" (2006)

Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.

26/08/2014

Vẫn về việc nhà Việt ngữ học không quen, hay không thạo tra từ điển

Hôm qua, để tiết kiệm, và cũng là để người đọc tập trung được vào việc đọc, nên mới dừng lại ở ngày 20/9/2006 với trả lời của nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo. Sau 8 năm, nhắc lại cuộc tranh luận, thì một lần nữa, không khí lại sôi nổi trở lại. Mà cũng có thể là, do đã lùi xa 8 năm, nên bây giờ mới đủ thấm để nhìn lại.

Hôm nay, đi tiếp hiệp 2, bắt đầu từ sau ngày 20/9/2006. Sẽ là ý kiến của Đông A (chỉ ra trong tiếng Hán rõ ràng có Địa đàng đàng hoàng), và sau đó là trao đổi lại của ông chủ nhà Nhã Nam.

25/08/2014

Nhà Việt ngữ học hàng đầu Việt Nam hình như không đủ hay không quen tra từ điển tiếng Việt kinh điển

Một nhà ngôn ngữ học, chuyên sâu về tiếng Việt, nhưng không quen sử dụng những từ điển tiếng Việt mang tính kinh điển (như các cuốn của Đắc Lộ, Ta-bét, cố Trường, Ga-bi-rên, Bỉ Nhu...), tưởng là chuyện không có thật. Nhưng rất tiếc, ở Việt Nam, lại là có thật. Tên các cuốn từ điển là ghi theo cách đọc "thói quen" của tôi, có thể không chuẩn.

Điều này có thể thấy được, ít nhất, và cũng là rõ nhât, qua cuộc tranh luận về các chữ "Địa đàng trần gian" giữa nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo và ông chủ nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh. Câu chuyện đã lùi vào quá khứ khoảng 8 năm rồi.