Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-nga. Hiển thị tất cả bài đăng

30/10/2019

Công việc chẩn trị Đông Y của nhà biên khảo Trần Đại Sỹ

Nhà biên khảo Trần Đại Sỹ gần đây được vinh danh tại Việt Nam (xem cụ thể ở đây, tin của năm 2015). Các công bố có tính cuốn hút của ông về Đại Việt hay Hai Bà Trưng, vân vân, thì đã có thảo luận từ lâu, đọc lại ở đâyở đây (năm 2013).

Về công việc chẩn trị Đông Y của ông hiện nay ở Pháp, thì có thể đưa về đây một đoạn ngắn do madam Nguyễn Nga vừa đưa lên.

16/04/2015

Tin Hà Nội : Lễ hội Hòa Bình - Cầu Long Biên 2015

Xung quanh cầu Long Biên (giữ hay bỏ, cho thành phế liệu hay phát triển như di sản văn hóa), đã có cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (ở đây, và ở đây).

Có tin mới về cầu Long Biên. Xem ở dưới.

19/12/2014

Cây cầu Long Biên, và một Việt kiều trở về từ Paris

Ghi chú của mình cho bài báo dưới đây của Tuổi trẻ Thủ đô, rằng: lịch tổ chức được lùi xuống tháng 1 năm 2015. Bài báo chạy từ tháng 10 năm 2014, nên kế hoạch lúc ấy là vào tháng 12.

Người Việt kiều ấy là nữ, mình đã điểm ở entry nói về cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (xem lại ở đây ở đây).

22/02/2014

Cuộc chiến thông tin về cầu Long Biên : Tạm gọi là giữa chiếc đinh và con thiên nga

Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.

phoi-canh-1531-1392880358.jpg
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL)

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):

10/03/2013

Chữ Lạc Việt cổ : Đăng lại bài cũ (phải đi tìm mảnh vỡ của entry cũ)

Lời dẫn: Entry dưới đây vốn đã đi trên blog cũ của tôi. Blog trên Yahoo ấy hiện đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Trước khi bị xóa hoàn toàn, Yahoo cũng có một hành động đáng khen: tạo chức năng để người sử dụng có thể lấy lại toàn bộ nội dung blog. Tuy vậy, khi đã lấy được toàn bộ nội dung blog xuống máy (trong một thời gian rất nhanh, khoảng vài phút), thì hiện tại, vẫn chưa có cách gì chuyển những dữ liệu đó sang blog mới.

Đăng lại entry này từ bản mà trang vibay đã sao chép từ blog của tôi.

So với nguyên bản trên blog cũ của tôi, bản sao của vibay có làm rơi một tấm ảnh.

Nhân có việc đến chữ cổ Lạc Việt nên đăng lại.

---



Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)

Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.