Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-kim-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-kim-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

06/09/2023

Bắt đầu từ tiếng trống trường trong lễ khai giảng năm học mới - ghi chép 2023

Một cách tự nhiên, chiếc dùi trống để gióng hồi trống khai giảng năm học mới vào ngày 5 tháng 9 hàng năm bị đoạt mất  từ nhiều năm nay.

Bị đoạt đi một cách êm thấm và nhẹ nhàng lắm, từ rất nhiều năm nay rồi. Đến mức không ai có ý kiến gì về sự bất thường đó !

Nhưng nhìn kĩ hơn, thì thật ra, đó đúng là cưỡng đoạt. Văn hóa nào đã đồng lõa với việc cưỡng đoạt đó ? Hay văn hóa nào đã trở thành ánh sáng soi đường cho sự đồng lõa ấy ? Không chỉ các ông quan đương chức, mà cả những ông quan đã về hưu vẫn bình thản đánh trống khai trường bao năm nay ! 

Thế rồi, vào tháng 9 năm 2023, trong ngày khải giảng năm học mới 2023-2024, chiếc dùi trống bị cưỡng đoạt bấy lâu nay mới được trở lại cho đúng người thầy người cô đại diện cho mỗi trường học.

Văn hóa nào hay sức mạnh nào đã đưa đến sự thay đổi vừa thấy.

Nên nhân giống sự thay đổi này ra các lĩnh vực khác. Ví dụ: đánh trống khai hội, đóng ấn trong khai ấn,... Có nhiều cụ quan chức hay cựu quan chức chẳng biết mô tê gì cũng bình thản động tay vào ấn ở các ngôi đền mà đóng ấn, phát ấn ! Cứ xem tư liệu cũ của Đền Trần Nam Định hay Đền Trần Thái Bình thì cũng rõ.

31/03/2022

Luân chuyển cán bộ trong ngành báo chí : ông Nguyễn Kim Khiêm (tức Nguyễn Kim Trung) và đài Hà Nội

Tin của tháng 3 năm 2022.

Ông Nguyễn Kim Khiêm tức là Nguyễn Kim Trung (vốn đã được bổ nhiệm làm Giám đốc VTC hồi năm 2017, lúc đó Giao Blog đã điểm tin --- xem lại ở đây).

21/10/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Trần Hồng Quân viết Fb

Trên Giao Blog, đang sưu tầm dần các câu chuyện được kể bởi các vị, mà là những câu chuyện được kể ở thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu là Fb cá nhân. Ví dụ, các câu chuyện do ông Võ Hồng Phúc kể thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ là các câu chuyện của ông Trần Hồng Quân.

Thời học đại học, tôi từng nhận một bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục (người kí trên bằng khen là Bộ trưởng Trần Hồng Quân) về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khen tương tự đó, ở Khoa Ngữ văn thời đó, khóa trên thì có sinh viên Nguyễn Kim Sơn K30 (hiện là đương kim Bộ trưởng Giáo dục, tức người kế tiếp công việc của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ngày trước), khóa dưới thì có sinh viên Vũ Duy Hưng K36 (hiện là nhà báo, có thể đọc nhanh ở đây).

16/09/2021

Chuyện cũ Khoa Ngữ Văn ngày trước, chuyện mới Khoa Ngôn Ngữ hiện nay (bản ghi của Nguyễn Hữu Đạt)

Đây là Khoa Ngữ Văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước.

Chúng tôi là sinh viên Khoa Ngữ Văn thời đầu thập niên 1990. Lúc chúng tôi học thì vẫn là khoa chung như truyền thống, trong đó có nhiều bộ môn khác nhau (cổ cận dân, ngôn ngữ, Hán Nôm,...), nhưng cơ bản thì hiểu là có một bên Ngữ và một bên Văn ở chung một nhà. Sinh viên trong khoa được học liên thông cả Văn và Ngữ một cách tự nhiên, nên cơ bản là có kiến thức nền về Văn học và Ngôn ngữ học.

Đại khái như sau cho dễ hiểu: đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thuộc đội Văn (bộ môn cổ cận dân). Đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng thuộc đội Văn (bộ môn Hán Nôm). Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết thì thuộc đội Ngữ.

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

08/04/2021

Khoa Ngữ văn Trường Tổng hợp Hà Nội với một chính khách mới : Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn

Nói là "mới" bởi hiện đã có một vị là "cũ". Tức hai chính khách xuất thân từ khoa Ngữ văn ngày trước.

Cả hai chính khách đều xa gần liên quan đến học giả Đinh Gia Khánh (đọc lại về vị giáo sư đặc biệt này ở đây - cụ không là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng chưa tốt nghiệp đại học).

Chính khách Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) đương kim Tổng Bí thư ở nhiệm kì thứ ba thì là học trò do thầy Đinh Gia Khánh hướng dẫn luận văn tốt nghiệp (đọc lại ở đây).

Chính khách Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966) tân Bộ trưởng Giáo dục (vừa được bổ nhiệm) thì cũng được xem là một học trò của thầy Đinh Gia Khánh. Trên thực tế, người hướng dẫn luận án sau đại học của nghiên cứu sinh Nguyễn Kim Sơn là thầy Bùi Duy Tân - là học trò và sau là đồng nghiệp của thầy Đinh Gia Khánh. Tháng 7 năm 2016, anh Sơn được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đọc lại ở đây). 

Như vậy, có thể nói: Khoa Ngữ văn đã cống hiến cho đất nước hai chính khách ở thời điểm hiện tại. Một người là Tổng Bí thư, một người là Bộ trưởng Giáo dục. Không phải thấy người sang bắt quàng "đồng khoa, đồng thầy giáo", mà hiện thực là như vậy.

02/09/2020

Giáo dục Đại Việt : Đại học Quốc gia Hà Nội giữ tốp 1000 và niềm vui của thầy hiệu trưởng

Bản tin mới nhất, cập nhật ngày 2 tháng 9 năm 2020, của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) là nói về việc VNU vẫn tiếp tục được xếp trong tốp 1000 (một ngàn) đại học trên thế giới.

Và trên Fb thì thầy hiệu trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã bày tỏ sự vui mừng. Thầy Kim Sơn là bạn cùng lớp của thầy Ánh Sao (mới từ trần trong mùa hè 2020 này, đọc ở đây), đều là dân Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây (K30 chuyên ngành Hán Nôm).

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).

07/06/2019

Viện Trần Nhân Tông (thuộc VNU) : nhìn nhanh tháng 6 năm 2019

Viện trưởng là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

Trong hội đồng khoa học của cơ quan, có các vị như Lê Mạnh Thát, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Xuân Trường,... Tinh thần hòa quang đồng trần.

08/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Đêm thơ "Vừng ơi mở cửa" với Khoa Ngữ Văn (1991-2018)

Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước. 

"Vừng ơi mở cửa" là tên một tập thơ cũ, từ ngày chúng tôi mới vào học tại khoa. Năm 1991. Tìm trên giá sách, thế nào cũng sẽ có một bản (sẽ tìm lại sau). Lúc đó kĩ thuật in ấn còn rất kém, thậm chí còn mất dấu trọng âm. Còn nhớ: chữ "mở cửa" ở bản in ấy, đọc không tinh mắt, sẽ thành ra "mò cua" (trong tập, có bài "khi mở cửa" mà trông như "khỉ mò cua").

Năm đầu tiên ở khoa, vào năm 1990-1991, chúng tôi hay du lãng các trường cụm Thanh Xuân (tổng hợp, kiến trúc, ngoại ngữ, nhạc họa, công an,...). Đó là các đêm thơ sinh viên, đọc "khỉ mò cua". Về cơ bản, thơ trong tập đó tương đối non nớt.

14/12/2017

Tới Vinh lúc trời đã nhá nhem, trên đường Trường Thi lất phất mưa bay

Bây giờ vừa tới đường Trường Thi. Đúng tiết trời sơ đông, se se lạnh và lất phất mưa. Một cây thông Noel lớn đã dựng ngay sảnh của Mường Thanh.

Đại khái công việc mấy ngày tới là như ở dưới.

09/09/2017

Lần khai giảng thứ 2 ở Đại học Việt Nhật : ngày 9 tháng 9

Thầy Hiệu trưởng Furuta có màn gióng trống nhiều xúc cảm. Lúc đầu, ông có một chút bỡ ngỡ vì có lẽ chưa quen, rồi chỉ mấy giây sau thì khá điêu luyện.

Khi chào cờ thì thời gian gấp đôi, vì quốc ca Việt Nam cử lên trước, rồi sau đó là quốc ca Nhật Bản.

06/12/2016

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ V (icvs 2016, Hà Nội)

Về hội thảo này, đã đi một entry khá lâu trước đây (ở đây, tháng 4/2016)

Hiện tại, trang web chính thức của hội thảo vẫn chưa có thông tin. Cập nhật vẫn mới chỉ là Thông bố số 2 từ mấy tháng trước (xem website ở đây).

Ban tổ chức đã gửi giấy mời điện tử qua mail (bản chính gửi qua đường bưu điện). Đại khái chương trình sẽ như thấy ở trong giấy mời bên dưới.

Theo thông báo mới nhất (liên lạc mail nội bộ, gồm cả những người có bài tham luận) thì BTC cho biết: năm nay có trên 1500 đăng kí, sau đó thì có hơn 700 tóm tắt, và cuối cùng thì có hơn 500 báo cáo toàn văn đã được gửi tới. Có thể tạm hiểu như là có hơn 500 bài tham luận chính thức mà BTC đã nhận được.