Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hải-đạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hải-đạm. Hiển thị tất cả bài đăng

06/03/2024

Di sản dòng họ Nguyễn ở Đông Tác - bản sao sắc Cảnh Hưng 6 (1745) cho cụ Nguyễn Hy Quang

Tư liệu được dòng họ chia sẻ trên hệ thống Fb, gồm cả ảnh bản sao và bản phiên âm dịch nghĩa.

Dòng họ Nguyễn làng Đông Tác là dòng họ đã sản sinh ra học giả Phật giáo Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (đọc lại ở đây) và nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hữu Tảo (anh trai của cụ Thiều Chửu, đọc lại ở đây).

Đây cũng là dòng họ có nhà giáo Nguyễn Hải Đạm (1934-2000) - vị sư biểu của ngành giáo dục tỉnh Thái Bình trong thế kỉ XX (đọc lại ở đây). Thầy Đạm là con trai thứ của cụ Nguyễn Hữu Tảo, nên gọi cụ Thiều Chửu là chú ruột.

09/12/2023

Vấn đề địa giới của "phường Đông Tác" ở Thăng Long thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn

Địa giới "phường Đông Tác" thuộc Thăng Long trong lịch sử, là một vấn đề hóc búa. Sách địa chí ghi chép có nhiều điểm nhầm lần. 

"Đông Tác" đâu đó như ở Kim Liên - Trung Tự.

"Đông Tác" lại đâu đó như ở khu Cửa Nam.

"Đông Tác" lại đâu đó như khu vực gần Hồ Hoàn Kiếm.

29/12/2021

"Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm" - một cuốn sách vừa ra về vị sư biểu trong thế kỉ XX của đất học Thái Bình

Một cuốn sách vừa ra, vào dịp cuối năm 2021, kết quả của khoảng 5 năm chuẩn bị bản thảo và lo các khâu xuất bản của gia đình thầy Nguyễn Hải Đạm (1934-2000), mà trụ cột là nhà giáo Hoàng Năng Trọng con rể của thầy.

Về tình bạn hiếm có giữa Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình, thì trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (tháng 5 năm 2016). Và gần đây, năm 2020, thầy Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình - đã nhận một học trò đặc biệt vào trường vẫn trong một tương cảm nhân duyên đặc biệt như vậy (xem ở đây).

27/12/2021

Chị Châu kể lại thời học chuyên "chuyên nghiệp" mà lại "trượt đại học" lần đầu tiên

Chị Châu là một người chị trong gia đình Búp Trên Cành của chúng tôi. Xem các tác phẩm được tuyển chọn của chị ở trại hè thiếu nhi Búp Trên Cành tại đây (mục lục của bản in năm 1990) và tại đây.

1. Hồi mới ở tuổi lên mười, tôi đã gặp chị lần đầu tiên trong khuôn viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Hồi đó, còn là "thị xã Thái Bình", mà trụ sở Hội thì nằm ở gần với Sở Giáo dục và Đoàn chèo Thái Bình. Những năm đó, tham gia trại hè, có  nhiều anh chị lớn (như chị Châu, chị Sánh, chị Phúc...) với các em lớp sau chúng tôi (Hiếu, Hằng, Yến, Hoàn, Giao,...).

2. Sau này, hồi đầu thập niên 1990, tôi từ đại học về thăm Trường chuyên Thái Bình (lúc đó trụ sở đã chuyển từ địa điểm cũ ra địa điểm mới trên đường Lý Thường Kiệt) để thăm một ông bạn cũ cùng lớp chuyên ngày xưa mới về làm giáo viên ở Trường chuyên, tức là học chuyên ra lại về làm giáo viên của chuyên, thì bất ngờ gặp chị. Hóa ra chị cũng như ông bạn tôi, là giáo viên môn Văn của trường (chắc chị về trường trước ông bạn một thời gian). 

Sau này, cả chị Châu và ông bạn cùng lớp của tôi đã chuyển cơ quan.

3. Đến tận hôm nay, tôi mới biết là sau lần gặp chị ở trường hồi đó, là chị đã chuyển ra Hải Phòng. Thú vị hơn, đọc bài viết dưới đây của chị thì mới vỡ lẽ: chị từng trượt đại học ở lần ứng thi đầu tiên. Mà chính nhờ trượt năm đó, mà chị mới gặp được những người thầy đặc biệt: Nguyễn Hải Đạm, Lại Quí Dương, Đặng Thuyên.

04/01/2021

Bút tích của cụ Nguyễn Văn Tố - một người thầy Việt Nam đích thực

Về cụ Nguyễn Văn Tố, những kí ức thú vị về cụ của thầy tôi, cũng như những lời thuật lại của người gần gũi cụ tại Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO Hà Nội), thì có thể đọc lại ở đây (tháng 11 năm 2016).

Hay thư mục các công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Văn Tố, thì có thể xem ở đây (tháng 3 năm 2017).

Bây giờ, thì xem bút tích của cụ viết hồi đầu thập niên 1940.

20/11/2020

Đọc hồi ức viết năm 1996 về đại gia đình các nhà giáo họ Nguyễn làng Đông Tác (Hà Nội)

 Dòng họ Nguyễn ấy có những nhà giáo học giả xuất sắc như:

- Nguyễn Hữu Tảo là anh trai của Nguyễn Hữu Kha,

- Nguyễn Hữu Kha, tức Thiều Chửu tác giả của Hán Việt tự điển in lần đầu năm 1942.

Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm là một trong 10 người con (trong đó có 8 trai và 2 gái) của cụ Nguyễn Hữu Tảo, có nhân duyên với đất Thái Bình (về dạy học ở Thái Bình, kết duyên với người Thái Bình, rất nhiều học trò là người Thái Bình). Sau khi về hưu từ Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, thầy Đạm và gia đình chuyển về làng cũ Đông Tác ở Hà Nội.

04/08/2020

Hồi ức năm 1984 về bà nội (1876-1949) ở làng Đông Tác của thầy Nguyễn Hải Đạm

Bản viết này, theo lời giới thiệu thì được thầy Nguyễn Hải Đạm viết tại Thái Bình vào năm 1984.

Có lẽ là được viết tại ngôi nhà ngay cạnh dòng sông của gia đình thầy. Ngôi nhà rợp bóng cây ấy ở gần với Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình (thầy Hải Đạm là giáo viên ngôn ngữ học của trường này trong mấy chục năm; thầy thường đi xe đạp qua lại nhà và trường).

Thầy Hải Đạm hay viết thẳng vào máy chữ và đặt giấy các-bon để được thành mấy bản. Hồi đó, ở Thái Bình, tôi ấn tượng nhất với hai cái máy chữ, một của nhà văn Bút Ngữ, một của thầy Nguyễn Hải Đạm. Khi viết trên giấy thì thầy Hải Đạm hay viết loại chữ bé tí. Tôi có hỏi thì thầy bảo: học cha mình là cụ Nguyễn Hữu Tảo đó, ông cụ viết chữ bé tí !

Ngày trước, tôi chỉ nghe thầy Hải Đạm nói về việc viết hồi kí về cha mẹ và ông bà mình, nhưng chưa được đọc văn bản trực tiếp bao giờ. Sau này, thì người em trai của thầy là chú Nguyễn Chí Công có viết về người cha Nguyễn Hữu Tảo, viết chân thật và thực sự thú vị (đọc ở đây).

Hôm nay, cụ Nguyễn Hải Hoành có đưa lên Fb một văn bản viết của thầy Hải Đạm về bà nội. Cụ Hoành là em trai của thầy Hải Đạm. Thời đầu thập niên 1990, những lúc hẹn gặp ở khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, thì thầy Hải Đạm hay dẫn tôi tạt qua một cửa hàng sách nho nhỏ của người anh em trong nhà, hình như loáng thoáng có cả cụ Hoành (trong cửa hàng sách ấy có nhiều sách về tử vi, tướng số). 

03/08/2020

Lại bàn về chữ Nôm và chữ quốc ngữ : một thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành

Tính sẽ viết một cái gì đó rõ ràng về những thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành nhưng mà chưa tiện dịp. Thiên kiến, nếu nói đơn giản chỉ là những nhầm lẫn mang tính từ đầu mà thôi. Tuy nhiên, nhầm lẫn bình thường thì rất dễ sửa, còn "mang tính từ đầu" thì lại hơn khó khăn một chút.

Cụ Nguyễn Hải Hoành thuộc dòng họ trí thức Nguyễn Hữu Tảo - Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (làng Đông Tác, Hà Nội). Đó chính dòng họ của các danh nhân Hà Nội như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Cầu. Bản thân cụ Nguyễn Hải Hoành là một bậc trí giả uyên bác, có trí nhớ siêu việt và hiện đã ở tuổi 90 nhưng sức làm việc thì rất đáng kính nể (hầu như ngày nào cụ cũng viết bài hay dịch bài; vẫn cập nhật Fb thường xuyên).

02/05/2019

Cư sĩ học giả Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) qua góc nhìn của một người cháu ruột

Thiều Chửu là tác giả của Hán Việt tự điển, gọi tắt là "tự điển Thiều Chửu".

Chúng tôi đọc sách của Thiều Chửu ở tuổi lên mười. Những trang giấy ố vàng in hồi đầu thế kỉ XX. Bài đầu tiên tôi đọc là đoạn là cụ viết về "nhân duyên". Cụ giảng "nhân" là gì và "duyên" là gì, rồi ghép lại "nhân duyên" là gì theo nghĩa nhà Phật. 

Thời ấy, thầy tôi thường kể chuyện về cụ trong không gian tĩnh lặng của ngôi nhà ở cạnh một dòng sông. Đôi khi chúng tôi xem các bút tích của cụ. Thầy là cháu gọi Thiều Chửu là chú ruột (cư sĩ Nguyễn Hữu Kha 1902 - 1954 là em ruột của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo 1900 - 1966; thầy tôi là con cụ Tảo).

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).

03/05/2016

Tình bạn “định mệnh” của một nhà thơ và một bác sĩ

Một bài viết về hai anh: Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi (Đỗ Xuân Khơi) ở Thái Bình.

Khoảng giữa những năm 1990, một vài lần mình gặp anh Trọng tại nhà một người thầy, lúc anh lên Hà Nội đi học sau đại học. Anh là con rể của thầy. Thầy thì trở lại Hà Nội, với mảnh vườn xưa của ông bà thân sinh, sau khi đã nghỉ hưu, mang theo cả gia đình.

Anh Trọng kết duyên cùng người con gái lớn của thầy (thực ra là người con gái thứ hai). Ngày cưới (đầu những năm 1990), bọn mình còn sang bên quê anh ở Nam Định.

06/08/2015

Nguyễn Hữu Đang qua ghi chép của Võ Bá Cường

Hai vị là đồng hương của nhau.

Một vị khác, cũng là đồng hương, đã viết về Nguyễn Hữu Đang vào tháng 12 năm 2014, tức nhà văn công an Thái Kế Toại, ở đây. Bác nhà văn này, như đã nói ở entry trước, là gặp cụ Đang khá muộn.

Tôi biết nhà văn Võ Bá Cường từ khi còn bé xíu và lúc ấy cũng đã bắt đầu tập viết văn. Tuy vậy, vẫn bất ngờ khi gần đây ông viết về Trần Độ. Rồi bây giờ là Nguyễn Hữu Đang.

Trần Độ cũng là đồng hương với ba vị trên (Nguyễn Hữu Đang, Thái Kế Toại, Võ Bá Cường).