Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-cung-thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-cung-thông. Hiển thị tất cả bài đăng

22/01/2023

Phong trào tạo linh vật vào dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam - ấn tượng từ năm Mão 2023

Đầu thế kỉ 21 ở Việt Nam, dần dần xuât hiện phong trào tạo linh vật vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Đã qua nhiều năm, nhưng ấn tượng nhất là bắt đầu vào năm Quỹ Mão 2023.

Hiện thực ở các địa phương làm linh vật vào dịp đầu năm 2023 cho cảm nhận như vậy.

Hiện thực ở các địa phương cũng vô tình làm nổi rõ cuộc tranh luận năm Mão là "năm Mèo" (Việt Nam) và cũng là "năm Thỏ" (Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan). Có thể thấy mạch vấn đề này trên Giao Blog, ở đâyở đây.

Năm Mão gắn với Mèo đã cho thấy sự độc đáo của Việt Nam trong thế giới Đông Á. Chỉ có Việt Nam trong các nước Đông Á thì mới dùng hình ảnh Mèo để diễn tả chi Mão. Đại khái vậy. 

Ở đây là hiện thực từ các địa phương tại Việt Nam (các địa phương tạo linh vật) và các cơ quan quốc gia - quốc tế (các bộ tem hay văn hóa phẩm được các quốc gia hay các cơ quan quốc tế phát hành).

01/01/2023

Chúc mừng năm mới 2023 (Quí Mão)

Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.

Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).

Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

17/11/2021

“Sách sổ sang chép các việc” của Philip Phê Bỉnh trong quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn (lời kể Nguyễn Thiện Nam)

Gần đây, từ quan tâm rất lâu trước đây của tôi, lại được học giả Nguyễn Cung Thông khuyến khích (ở đây), tôi đang đọc lại tài liệu của cụ Bỉnh - không hề dễ dàng, không làm nhanh được.

Hôm nay, đọc nhanh một ghi chép vừa đưa lên mạng của học giả Nguyễn Thiện Nam (có thể đọc nhanh về học giả đàn anh này trong nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, ở đây), thì vỡ lẽ: luận văn tốt nghiệp đại học hồi thập niên 1980 của anh Nam là chính về cụ Bỉnh.

Quan trọng hơn nữa là qua lời kể của Nguyễn Thiện Nam, đã gián tiếp biết được mối quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn dành cho di sản chữ quốc ngữ của cụ Bỉnh.

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.

26/11/2016

Diễn đàn ngọng N/L: "An Nam" là "An Lam" (bài Nguyễn Cung Thông)

Bài hưởng ứng tham gia "diễn đàn về nói ngọng N/L" - số 001

Ý chính về N/L như một vấn đề lịch sử ngữ âm (xưa thì N và L đã bị lẫn lộn, hay không được phân định rõ ràng, trong một phạm vi rộng ở cả Việt Nam và Trung Quốc), tức N/L qua góc nhìn coi trọng lịch đại, của bác Nguyễn Cung Thông, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây.

Bây giờ là một số bổ sung, cho tổng quan đã trình bày hôm trước, của chính bác Nguyễn Cung Thông.

Trình bày bổ sung này của Nguyễn Cung Thông vốn qua word file, gửi tới bằng e-mail, nhưng bản lên Giao Blog này thì được biên tập theo trật tự được chỉnh lại. Tư liệu mà tác giả đưa ra cũng sẽ được làm rõ thêm trong chừng mực.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ).