Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-đắc-xuân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-đắc-xuân. Hiển thị tất cả bài đăng

16/02/2020

Đi lễ đàn Nam Giao năm 2020 (chuyện kể của ông Nguyễn Đắc Xuân)

Tại đất cố đô Huế, mình từng có dịp gặp gỡ với các vị quan đầu tỉnh, trong đó có cả "người anh hùng hụt" Hồ Xuân Mãn (đọc lại ở đây), hay nhà thơ nguyên Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Khoa Điềm (đọc lại ở đây).

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là các cuộc gặp gỡ với các học giả người Huế chuyên viết về Huế. Vài ba lần gặp cụ Nguyễn Đắc Xuân tại "đất thần kinh". Gần đây, đầu năm 2020, cụ Xuân có viết về cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Huế có tranh thủ đi lễ đàn Nam Giao.

25/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.

02/11/2017

Đọc tham khảo: Ngô Đình Diệm (1901-1963) từ góc nhìn của một người Nam Bộ (bài Lê Nguyễn)

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, trên Giao Blog, từ lâu đã thấy góc nhìn của ông Nguyễn Đắc Xuân (Huế) phê phán phong trào "hoài Ngô". Xem lại ở đây (tháng 1 năm 2015).

Nguyễn Đắc Xuân viết:

14/02/2015

Học giả Lê Văn Hảo (qua kí ức Nguyễn Đắc Xuân)

Bây giờ, nhiều người không còn biết, chứ chính thực Lê Văn Hảo là một trong những người soạn giáo trình Dân tộc học sớm nhất tại Việt Nam. Cuốn đó đã xuất bản ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1960, nhưng chỉ có tập 1 (mà không có tập 2). Sau này, ông cũng không để lại một công trình nào, mà theo tôi, có thể là dân tộc học. 

26/11/2014

Hồi kí của cựu hoàng Bảo Đại, và những nghi vấn đặt ra

Đầu tiên, là chính cuốn hồi kí, mang tên Con rồng An Nam. Nguyên tác tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp, năm 1980.


(S.M. Bao Dai, Le dragon d'Annam, Paris, Plon, 1980, 382 p)