Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

15/12/2022

Làn sóng văn hóa pop : K-pop và J-pop ở Việt Nam - cập nhật thông tin

Về K-pop và J-pop tại Việt Nam, rồi về sự hình thành dần của V-pop do người Việt Nam tạo dựng (tiêu biểu là Sơn Tùng MTP và Hoàng Thùy Linh), thì vào tháng 5 năm nay, tôi đã tham gia hội thảo quốc tế, xem lại ở đây và ở đây.

Kỉ yếu của hội thảo vừa được xuất bản (có chỉ số) với hai ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Hàn). Bản kỉ yếu cũng đã được PDF và công bố trên mạng, xem ở đây.

18/10/2020

Lần thứ hai liên tiếp (2013, 2020), tân thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nơi công du nước ngoài đầu tiên

Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.

Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).

Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.

2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).

27/03/2020

Hơn 100 năm trước, Nhật Bản tặng hơn 3000 cây anh đào cho Mỹ

Những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản và các hội đoàn Nhật Bản từng tặng cây anh đào cho Việt Nam hay Hà Nội. Ví dụ xem ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017). Chuyện của đầu thế kỉ XXI.

Còn hơn 100 năm trước, hồi đầu thế kỉ XX, Nhật Bản cũng nhiều lần tặng cây anh đào cho Mĩ. Lúc bấy giờ, sau khoảng một nửa thế kỉ phát triển, nền công nghiệp của Nhật Bản đã bứt phá và đuổi kịp với mặt bằng của phương Tây (đọc lại ở đây, ghi chép năm 2016). Lúc bấy giờ, phong trào Đông Du của các cụ Cường Để - Phan Bội Châu đã tan rã (đọc lại ở đây).

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

07/12/2018

Nhờ bóng đá, có bước tiến trong quan hệ Việt - Hàn : visa nhiều lần mở rộng tới 5 năm

Nghe thì đơn giản, nhưng ai có kinh nghiệm đi xin visa vào Hàn Quốc, thì mới thấy là một bước tiến đáng kể. Mà nghe đâu, là nhờ bóng đá.

Cụ thể là, một trong các lí do, là nhờ vào uy tín của nhà cầm quân Phác Hằng Tự và tình yêu của người Việt dành cho ông (xem về tên của thầy Park đọc âm Hán Việt ở đây).

Thú vị là mới đây, chính ông đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh đến các mặt tương đồng Việt - Hàn, và bật ra từ "anh em". Ừ, phải rồi, từ hàng ngàn năm đã là "tứ hải giai huynh đệ" mà, tinh thần của Khổng giáo.

01/12/2018

Sau chuyến quang lâm của nhà vua Nhật : tới thăm bia đá Phan Bội Châu, có nhiều đoàn du lịch

Tư liệu về chuyến viếng thăm bia đá Phan Bội Châu (dựng năm 1918 tại thị trấn Asaba) của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, thì đã đi ở đây.

Đại khái là sau chuyến viếng thăm lịch sử đó, thì tấm bia đá sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa, cả trong tư cách là di sản văn hóa địa phương, cả trong tư cách "đại sứ đặc biệt" của ngoại giao Việt - Nhật đương đại. Đã nói rõ ở đây.

Ngày một nhiều công ti du lịch Việt Nam và Nhật Bản thiết kế tua đến thăm bia đá.

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.

16/09/2017

Trải nghiệm cuộc sống bình thường Nhật Bản trên quê hương bác sĩ Asaba : lần thứ 9 (năm 2017)

Chương trình Trải nghiệm cùng gia đình người Nhật trên chính quê hương của bác sĩ Asaba đã bắt đầu, từ ngày hôm nay, 16/9/2017. Đây là lần thứ 9.

Chương trình của năm ngoái, tức lần thứ 8, thì có thể đọc lại ở đây.

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

28/04/2017

anh Sanh Châu chính thức đăng đàn ở UNESCO 2017

Bạn đọc toàn quốc đang chú ý tới hình ảnh đại sứ Phạm Sanh Châu đăng đàn chính thức vào ngày 27/4/2017 tại UNESCO.

1. Sau này mới biết anh cũng đã từng là một người lính.

2. Làm việc cùng nhau qua năm về mộc bản Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), hồi anh là người phụ trách đồng thời mảng Văn hóa Đối ngoại (Ngoại giao Văn hóa) và mảng Ủy ban Unesco Việt Nam. 

06/03/2017

Chúng tôi cùng thảo luận về tấm bia, gần ngang thời điểm nhà vua tới thăm

Sự kiện nhà vua và hoàng hậu tới thăm, tức thăm nhà cũ của Phan Bội Châu ở Huế, thì đã điểm tin ở đây (ngày 4/3/2017). 

Duyên cớ trực tiếp của chuyến viếng thăm đặc biệt, vào đầu năm 2017 này, là tấm bia được Phan dựng năm 1918 tại Nhật (đợi xem bài viết toàn văn, đã điểm tin về tóm tắt ở đây). Chuyện được tính bằng thế kỉ.

Gần ngang với thời điểm đó, chúng tôi cũng đã thảo luận về tấm bia.

09/02/2017

Chuyện về đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro : một người đưa tới hứng thú học tiếng Nhật đầu tiên

Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).

Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.

Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua.