Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngục-trung-nhật-kí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngục-trung-nhật-kí. Hiển thị tất cả bài đăng

23/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (thắc mắc của Kiều Mai Sơn, 2018)

Ít hôm trước, về bản dịch của Nam Trân, đã cho chạy nguyên bài của cố học giả Đào Thái Tôn (đọc lại ở đây). Bây giờ là đưa về đây lưu một ít thắc mắc của nhà báo Kiều Mai Sơn, cũng về bản dịch ấy, và những bản phái sinh từ đó.

Trước đây, đã có bài của học giả Nguyễn Huệ Chi về bản dịch của Nam Trân (đọc lại ở đây).

16/01/2017

Sau ẩm trà, ông Tập tặng bài Tẩu lộ (Đi đường) viết trong nhà lao Trung Quốc năm 1942 của Hồ Chủ tịch

Ông Tập Cận Bình tặng bài thơ đó cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong chuyến thăm Trung Quốc chính thức vào đầu tháng 1 năm 2017.

Mấy năm trước, tại quốc hội Việt Nam, ông Tập đã đọc 4 câu thơ trong bài Tẩu lộ. Bây giờ, ông tặng văn bản dạng phục chế.

23/06/2016

Ngục trung thư (Phan Bội Châu, 1913)

Cụ Phan viết năm 1913 tại nhà tù ở Trung Quốc. Sau đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 1937, ông Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt và cho xuất bản. Bây giờ, nhiều sách của ông Đào bị/được ông Nguyễn Q.Thắng đem ra xuất bản lại, rồi tự dưng viết luôn tên tác giả "Nguyễn Q.Thắng" lên trên cùng. Rõ là có khá nhiều tay bợm sách, bây giờ, sống khỏe, nhà xuất bản thì cũng vào hùa. Đạo đức xuất bản xuống mức thấp nhất, thua xa thời Pháp thuộc.

Nhìn sách do Nguyễn Q.Thắng xuất bản lại mà giận. Phải đọc lại bản gốc năm 1937 và nguyên bản Hán văn.

13/06/2016

Lại là bác Hoàng Quảng Uyên : "mặt trời Pác Bó" có kết là "chuồng gà"

Tự nhiên lại thấy "nổi lên" vụ xây chuồng gà của ông nhà văn Hoàng Quảng Uyên.

Cách đây khoảng 1 năm, vào tháng 5/2015, blog tôi đã bàn luận về việc sửa nhà của bác nhà văn này, ở đây. Khi đó, các bác Thợ Cạo, Salam, Đinh Rỉ và Thiên Lý rôm rả luận bàn. Chưa có kết luận về vụ đó. 

Nhưng vụ xây chuồng gà vào tháng 6 năm 2016 này, có thể xem là một kết luận cho vụ "mặt trời Pác Bó" lần trước.

Vẫn là vụ "mặt trời Pác Bó" kéo dài mà thôi.

Tôi đã nhìn thấy mối liên hệ giữa những chuyện chuồng gà như thế này của bác Hoàng Quảng Uyên với những gì bác viết về Nhật kí trong tù nhiều năm nay. Các cụ Phong Lê, Song Thành cũng đã có một số dự cảm từ trước (ví dụ ở đây).

12/09/2014

Bác Hồ đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất

Cuộc triển lãm CCRĐ tổ chức ở phố Bích Câu (Hà Nội), đã được nói đến ở các entry trước.

Bây giờ, thì xem cái ảnh chụp cảnh Hồ Chủ tịch đang tham dự cuộc triển lãm, và được cán bộ của triển lãm hướng dẫn về những cái ảnh treo trên tường. Đó là ảnh về CCRĐ cho đến thời điểm tháng 9 năm 1955.

11/09/2014

Triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955, tư liệu của bên nào chính xác ?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, như đã giới thiệu ở entry trước, đang bảo quản nguyên bản cuốn Ngục trung nhật ký. Và nguyên bản này, hiện đã được chính phủ Việt Nam công nhận là một quốc bảo.

Nguồn gốc của quốc bảo, như chính hồ sơ của phía Bảo tàng Lịch sử, là thừa hưởng từ triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955

Với tư cách người quan sát, tôi thì không tin lắm vào độ chính xác ghi trong hồ sơ của Bảo tàng Lịch sử. Câu hỏi tự đặt ra: hồ sơ quốc bảo này có đúng thực sự, hay có nhầm lần ?

Cụ thể như sau.

Triển lãm CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT vào năm 1955 tại phố Bích Câu, và tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

Đã có một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất, từ năm 1955, tổ chức tại phố Bích Câu (Hà Nội). Triển lãm đó đã được nhắc tới từ lâu, và gần đây, cũng từng được nhắc lại nhiều. Chẳng hạn, chỉ liên quan đến riêng blog này, thì có với Phong Lê năm 2004 ở đây, bản lưu blog YH cũ của tôi năm 2011 ở đây (chỉ là lưu bài của Phong Lê), và với Nguyễn Huệ Chi năm 2011-2012 ở đây.

Cho nên, bảo rằng, lần đầu tiên có triển lãm về Cải cách ruộng đất vừa rồi (năm 2014), là chưa hẳn đúng.

04/08/2014

Nam Trân và bản dịch "Nhật ký trong tù" (bài Nguyễn Huệ Chi, năm 2011 và 2012)

Bài đi trên hai số chuyên san KHXH&NV của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, năm 2011 - 2012.

Có thể xem như là bài trả lời chung cho nhiều người (Nguyễn Văn Lưu năm 2003-2004, Mai Quốc Liên sau đó, Phong Lê gần đây,...). Tác giả không ghi rõ như vậy. Tôi chỉ tạm đoán, hi vọng không trật.

27/07/2014

Mong bác Mai Quốc Liên làm rõ hơn, lẽ nào "Nhật ký trong tù" chỉ có mấy chục bài thôi sao ?

Đọc kĩ hơn đoạn bác Mai Quốc Liên soi bác Huệ Chi trong việc dịch "Nhật ký trong tù", thì vẻ như thấy có điểm bất ổn. Cụ thể, thì bác MQL đã viết:

Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi

Loạt bài gồm nhiều phần của Mai Quốc Liên đi trên Hồn Việt (do chính bác là tổng biên tập) từ vài năm trước. Đề cập đến quá nhiều vấn đề, bản thân người đọc không tự "quán xuyến" được việc đọc của mình, nên chỉ nhặt riêng phần về Nhật ký trong tù mà thôi.

Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi

Về những đóng góp này, đã thấy Đặng Thị Hảo điểm trong bài đăng trên Văn hóa Nghệ An (tháng 5 năm 2013). 

11/09/2013

Thắc mắc chưa được giải đáp của Phong Lê : Vì sao bài thơ về Dương Đào lại bị bỏ ra ngoài cho tới tận năm 1990 ?


Bản gốc Ngục trung nhật ký (ảnh trong bài)

Lời dẫn: Bài này đã lên trang của Hội Nhà văn Việt Nam từ đầu tháng 8. Tức là sớm hơn tới một tháng so với bài của cùng tác giả đã đăng trên tờ Tin tức của TTXVN.

70 năm "Ngục trung nhật kí" (1943-2013, bài Phong Lê)

Lời dẫn: Bài được tác giả viết vào đầu tháng 8 năm 2013 (ghi ở cuối bài), và đăng tải trên tờ Tin tức của TTXVN vào cuối tháng 8.