Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

13/09/2023

Người Việt vẫn chưa biết yêu hàng Việt (từ ghi chép dạo chơi tp Nam Định khoảng 100 năm trước)

Bây giờ về thành Nam mà ăn sáng thì người ta thường qua thưởng thức phở bò hiệu Cụ Tặng (23 phố Hàng Tiện), rồi có uống cà-phê thì sẽ sang hiệu Côn (112 phố Hoàng Văn Thụ),... Đại khái phong vị thành Nam bây giờ là vậy.

Bây giờ đang là những năm 20 của thế kỉ 21.

Vào thập niên 20 của thế kỉ 20, tức khoảng 100 năm trước, có kí giả đi chơi thành phố Nam Định, thì thấy hàng hóa Việt hoàn toàn bị lép vế trước hàng hóa của người Hoa hay người Nhật.

"Bởi vì ta chưa biết yêu ta", và "ta đã chẳng biết yêu ta, còn ai biết yêu ta nữa".

28/01/2023

Ngày xuân nói nhanh về nhà tắm chung cả nam nữ ở Nhật Bản trước Minh Trị duy tân

Nhà tắm công cộng (ofuro) là một nét văn hóa lâu đời của người Nhật. Ngay ở vùng nông thôn, các làng góp tiền xây một nhà tắm công cộng ở địa điểm thích hợp, để cả làng sử dụng chung. Đầu tiên là nhu cầu tiết kiệm (nhiên liệu, công sức), nhưng quan trọng hơn là giao lưu trong nội bộ cộng đồng. Thường mỗi làng chỉ có một cái nhà tắm như vậy. Còn ở ngoài phố thị, nhất là các phố thị phát triển du lịch thì nhà tắm công cộng rất sẵn.

Trước thời Minh Trị duy tân, người Nhật có tục tắm chung cả nam nữ. Các nhà tắm không ngăn khu dành riêng cho một bên nam và một bên nữ, cũng không ngăn thành khu gia đình với khu tắm đơn, mà chung nhau tất. Đại khái thì có thể thấy ở các tranh và ảnh dưới đây.



18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

18/10/2020

Lần thứ hai liên tiếp (2013, 2020), tân thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nơi công du nước ngoài đầu tiên

Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.

Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).

Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.

2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).

31/08/2020

Sau khi Abe rút lui : chính trị gia Nhật đã quên tinh thần "ba lần hạ cố" mà thục mạng tranh quyền

"Ba lần hạ cố" là nói về tích chuyện Lưu Bị đã không quản là người bề trên (lúc ấy đang ở tuổi U50) mà đã ba lần tới thảo lư của anh chàng Gia Cát Lượng (lúc ấy mới U30) để cầu tài, mời họ Gia ra giúp mình.

Tích chuyện ấy được giáo dục trong các trường học Nhật Bản từ xưa, xem là mĩ đức (đức tính đẹp, đạo đức tốt) trong đối nhân xử thế, trở thành một đức tính của người Nhật. 

Đó là đức khiêm nhượng (luôn khiêm tốn, sẵn sàng nhường mọi thứ cho người khác). Đức ấy được giáo dục từ rất lâu. Ngay trong bầu cử, ở cấp độ nào thì người ta đều khiêm nhượng để gạch tên mình (không tự bỏ cho mình trong bầu cử).

Nhưng đức khiêm nhượng ấy đã mất rồi, ở lần bầu cử sắp tới.

Sau khi thủ tướng Abe chính thức xin rút lui khỏi chính trường với lí do bệnh nặng vào cuối tháng 8 năm 2020, thì nội bộ đảng cầm quyền đang chia rẽ mạnh, chẳng phe nào nhường phe nào, chắng cá nhân nào nêu cao tinh thần khiêm nhượng cả, chỉ ra sức tranh đoạt quyền lực.

Dĩ nhiên, đảng đối lập thì không có quyền bầu cử rồi, luôn bị bỏ ra bên ngoài !

19/07/2020

Nỗi lo núi Phú Sĩ sẽ phun trào bất cứ lúc nào (tạm ngủ từ năm 1707)

Lần cuối cùng gần đây nhất núi Phú Sĩ (Nhật Bản) phun trào là năm 1707.

Bây giờ, cùng lúc với nỗi lo đại dịch Cô Vy đang bùng sóng lần thứ hai (mấy hôm nay, mỗi ngày có tới khoảng 500 người nhiễm mới trên cả nước), thì Nhật Bản lại thêm nỗi lo núi Phú Sĩ có thể phun trào bất cứ lúc nào.

Giới khoa học đang cảnh báo.

17/06/2020

Làm sạch sông Tô Lịch : cập nhật đến mùa hè 2020

Công ty JVE của Nhật, theo thông tin hôm qua (16/6/2020), thì hình như đã lặng lẽ từ bò việc làm sạch dòng sông (tin liên quan trước đây, có thể đọc ở đây).

Nhưng chỉ đợi đến sáng nay, ngày 17/6/2020, thì JVE đã lên tiếng là họ không bỏ cuộc !

01/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

Một vụ cà khịa ở trên tàu điện, giữa người không đeo khẩu trang và người đeo khẩu trang, tại tỉnh Fukuoka, thì đã rõ. Phong cách cảnh báo bằng còi nhà ga, thì rõ là đặc tính cách Nhật Bản rồi.

Còn vụ ẩu đả, mà tivi FNN của Nhật Bản dùng từ "đến chảy máu", thì là ở thành phố Yokohama, vào mấy ngày trước. Lúc mà khan hiếm khẩu trang, ngươi ta sẵn sàng nhảy xổ vào nhau, đánh lộn, để giành giật lấy... khẩu trang.

17/02/2020

Một người Nhật ở Việt Nam kì lạ : đến làm nông dân trồng chuối trên đảo hoang

Người nông dân ấy vốn là một chàng trai sinh trưởng ở vùng ngoại ô Tokyo, rồi khoảng 20 tuổi thì đến Việt Nam. Đó là năm 1963. Mà là, để trở thành nông dân trên đảo hoang ở vùng Cái Bè.

Ông ấy vừa qua đời đột ngột vào ngày 6 tháng 2 vừa rồi.

12/01/2020

Tử nạn vì việc nghĩa : người anh hùng bị trúng đạn

Đó là thầy Nakamura Tetsu 中村哲 (1946-2019).

Hồi ấy, tới trường buổi sáng thì thấy có thông báo: nhà hoạt động ở Trung Đông Nakamura Tetsu sẽ tới nói chuyện tại hội trường lớn. 

Chúng tôi đã vào hội trường. Một buổi chiều ở Tokyo năm ấy.

Lúc đó cuộc chiến ở Trung Đông đang ác liệt, sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Nhóm của thầy Nakamura đang tiếp tục các công việc cứu trợ ở đó. Ông tranh thủ về Nhật Bản để báo cáo tình hình. Ban giám hiệu trường tôi đã mời ông tới. Phía đài truyền hình cũng có đưa tin ông đi các nơi trong nước Nhật để nói chuyện về tình hình Trung Đông.

Lúc đó, còn có thêm một cảm tình với ông, bởi ông cũng là người quê Fukuoka. Vùng quê nhà của ông ở ngay gần điểm điểm tra điền dã dài hạn của tôi, thi thoảng tôi vẫn ghé qua đó du lãng, có nghe đến tên ông ở quê ông (người ta có kể các công việc ông làm ở Trung Đông).

15/07/2019

Công sở văn minh : Không tổ chức linh đình, không tặng hoa, làm việc như bình thường trong ngày bổ nhiệm

Thứ Hai đầu tuần, ngày 15/7, mà theo như lịch cũ thì sẽ có lễ bổ nhiệm. Phía nhà tổ chức đã liên hệ rất cẩn thận nhờ việc tặng hoa và tham dự.

Thực sự làm người như chúng tôi bối rối, còn đang cùng nhau suy tính. Hoa hồng bao giờ cũng phải đi kèm với "bánh mì" (theo cách nói phương Tây) hay "bánh trôi" (theo cách nói Nhật Bản). Một vấn đề lớn hơn phải lăn tăn chính là phải chạy theo mốt thời đại, dung dưỡng cho sự rình ràng không đáng có.

Nhưng đến ngày cuối tuần trước, thì phía nhà tổ chức đã có liên hệ lại: "Bộ trưởng chỉ đạo không tổ chức gì, chỉ làm việc như ngày thường, nên không đến dự, không gửi lẵng hoa nữa".

04/07/2019

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !

19/03/2019

Những người Nhật xấu xí : hai thanh niên vừa ra tay cướp giết ở Cam Bốt

Ở tỉnh Siêm Riệp, gần với khu vực Di sản Thế giới Angkor Wat, sự kiện gây chấn động nước Nhật. Hai kẻ phạm tội đều 23 tuổi, chúng đã sát hại người lái tắc-xi Cam Bốt, dùng xe cướp được chuẩn bị đi gây án tiếp thì bị bắt.

Một trong hai kẻ cướp này vốn là quân nhân, từng đầu quân cho quân đội Nhật Bản hiện nay (tên chính thức là "đội tự vệ"). Chúng bị mắc nợ tại Nhật Bản, muốn đi cướp ở khu vực Thái Lan hoặc Cam Bốt.

01/01/2019

Đón mừng năm mới 2019 : vũ kịch dâng lên thần đền vào sáng sớm Nguyên Đán

Đang là ngày Nguyên Đán ở Nhật Bản - một đất nước đã tiên phong từ bỏ âm lịch trong hành chính quốc gia, để chuyển sang thống nhất lịch với phương Tây, từ thời Minh Trị, tức hơn 100 năm nay.

Ở làng bán nông bán ngư ấy, như truyền thống nhiều đời nay, cứ sáng sớm Nguyên Đán thì dâng vũ kịch lên cho các vị thần linh, mong cầu sức khỏe và hưng vượng. Mười mấy năm về trước, mình đã viết về vũ kịch kagura này, tại chính ngôi đền này, trong một bài học thuật có đăng kèm ảnh chụp, nhưng mới là vũ kịch vào ban ngày và dịp khác trong năm. Về vũ kịch đêm Giao Thừa thì chưa.

Cứ sau Giao Thừa mươi phút là bắt đầu. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm Bình Thành 31. Một cậu bé sinh vào đầu niên hiệu Bình Thành, thì năm nay đã 31 tuổi. Mình thì sinh thời Chiêu Hòa - tức là triều vua cha của vua Bình Thành. Thông tin ghi trên giấy tờ của mình sau ngày nhập học năm ấy thường được qui đổi sang năm Chiêu Hòa (có lẽ máy tính của trường tự đổi). Sau thành quen, hay nói "sinh năm Chiêu Hòa thứ ...." khi được hỏi tuổi.

Google dịch và điện thoại thông minh trở thành công cụ toàn cầu : chuyện du khách tìm lại được ví rơi ở Nhật Bản

Google dịch thậm chí giúp ích cả khi đi Trung Quốc - một nước cấm cửa với Google (đã kể ở đây). Không chỉ giúp lúc du lịch, mà cả trong làm ăn buôn bán. Bởi mình đã có dịp, vào mùa hè năm 2018, quan sát nhiều lần các nhà buôn ở Hà Nội sử dụng dịch vụ dịch tự động trong điện thoại thông minh để đi khắp nơi trong Quảng Châu. Đi tới đâu, làm gì, đều viết tiếng Việt, để cho máy dịch, rồi đưa bản dịch cho người bản địa.

Chứng kiến cả hai nhà buôn như vậy. Hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau này, hỏi chuyện qua lại nhiều lần, thì hóa ra là người quen của người quen ! Thế giới thật rộng mà cũng thật nhỏ !

Đấy là Trung Quốc, một đất nước cấm Google, còn thế.

15/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : em May người Nùng gốc Nhật đi giúp nông dân Việt hơn 20 năm qua

Về cô bạn Mayu, mà hình như quen được gọi là "em May" hay "chị May", thì đã có một ít bài báo đưa về Giao Blog từ trước, ví dụ xem ở đây (tháng 4 năm 2016).

Tên quen dùng là May. Còn tên thật là Mayu. Gọi theo lối Nhật Bản (gọi bằng họ) thì là Ino. Tức tên đầy đủ theo lối viết chính thức là Ino Mayu.

Ino là học sinh sau đại học của Khoa Xã hội học - Đại học Hitosubashi (Nhật Bản). Em đã đi điền dã dài hạn ở làng xã người Nùng An thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, đã học và nghe nói được tiếng Nùng An. Luận văn thạc sĩ của em là về việc trồng rừng của người Nùng An từ góc nhìn dân tộc học - xã hội học. Đã trình bày khoảng năm 2002.

Từ sau đó, thì em dồn toàn bộ sự tâm sức vào nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, đi khắp ba miền, trong rất nhiều chương trình giúp nông dân Việt, từ đó đến giờ.

06/12/2018

"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO

Tên chính thức bây giờ được sử dụng là "Thần tới thăm" (lai phỏng thần来訪神, raiho-shin). UNESCO cũng sử dụng cách gọi Raiho-shin. Và tên đầy đủ là: Raiho-shin, ritual visits of deities in masks and costumes (xem ở đây).

Một quan tâm chung của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản (tức học hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản, và những nhà nghiên cứu về folklore Nhật Bản).

08/08/2018

Hà Nội đầu thế kỉ XXI : những đoạn phố Nhật Bản về đêm (Tanabata)

Bây giờ xuất hiện những khu phố Tàu ở đây đó. Dư luận có vẻ xôn xao.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khu phố hay đoạn phố Nhật. Có thể thấy ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn khác.

09/07/2018

Bàn về chỗ tệ hại của giáo dục Nhật Bản hiện nay : vào học bằng cửa sau, "hạ cánh từ trên trời xuống"

Lời bàn của một giáo sư đại học, nhân vụ nhà đương cục vừa cho bắt Cục trưởng Cục Chính sách của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản với lí do tham nhũng.

Đó là những tệ đoan vẫn tìm thấy trong một nền giáo dục được đánh giá là minh bạch và thuần khiết hàng đầu thế giới. Đấy là như vậy, mà còn như vậy.

Về nghiên cứu khoa học, thì mấy năm nay, do vết nhơ của vụ gian lận tại Riken, mà không khí cảnh tỉnh bao trùm khắp nơi. Vụ đó có nhân vật chính là cô Obokata, đọc ở đâyở đây , và ở đây. Về không khí cảnh tỉnh, tôi đã thực sự trải nghiệm (ví dụ ở đây).

03/07/2018

Tinh thần của mỗi quốc dân làm nên quốc gia : người Nhật ngay sau khi để thua Bỉ đáng tiếc 2 - 3

Quốc dân Nhật Bản đã cầu nguyện cho trận cầu quyết chiến ở vòng 1/8 với Bỉ vào rạng sáng ngày 3/7/2018 (xem ở đây). Đã dẫn trước 2 bàn với một đấu pháp thông minh, nhưng rồi để thua đáng tiếc ở những giây phút cuối cùng của 4 phút bù giờ, chốt lại là 2 - 3. 

Đại diện của châu Á đã gần gây được một cơn địa chấn thể thao: những con quạ 3 chân (cũng thường dùng "samurai xanh") quật ngã những con quỉ đỏ.

Quan trọng là thế giới thêm một lần kính phục trước tinh thần của mỗi quốc dân đất nước mặt trời mọc.