Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét:

07/02/2017

Thần Tài ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : ghi chép Đinh Dậu 2017

Hai mươi năm trước, ông thầy mình đã chú ý đến Thần Tài, và đã khảo sát ở 3 nơi Bắc - Trung - Nam, sau đó đăng bài học thuật dài. Lúc đó, chưa xuất hiện ngày 10 tháng Giêng.

Thần Tài bây giờ gắn với ngày 10 tháng Giêng (năm Đinh Dậu 2017 là ngày 6/2 dương lịch).

Ghi lại một ít. Bởi hôm qua, đầu giờ sáng, Bảo Tín Minh Châu ở ngay đầu ngõ nhà mình "trình bày" khá ấn tượng chương trình hút khách. Lúc đó, phải thoát nhanh, vì sợ tắc đường, lo muộn giờ.

31/01/2015

Văn nghệ thứ Bảy : "An Nam" chúng ta vốn được gọi là "Giao", tức "người Giao"

Blog của mình là Giao Blog. Một bạn trẻ nhắn tin hỏi tại sao lại đặt thế ? Mình trả lời: trong các ý nghĩa, thì chữ Giao có một nghĩa đặc biệt, mà nghĩa đó chính là chỉ tộc người Kinh ở đất An Nam đấy. Hay tự tôn dân tộc thì là: người Kinh chủ nhân của Đại Việt.

Thật vậy, trong tư liệu cũ của Trung Quốc, thì người mình vốn được gọi là Giao Chỉ. Rồi từ lúc nào, được gọi rút gọn thành Giao. Tức là, không biết chữ Kinh (người Kinh, dân tộc Kinh, Kinh tộc, rồi thì cả Kinh tởm) từ đâu ra, nhưng chữ Giao thì lại rất chi là dễ hiểu.

17/09/2014

Ghi chép năm 2008 về hầu đồng ở đền Bảo Hà (bài Đỗ Đức)

Cái làng người Dao ở gần đền Bảo Hà ngày ấy, chính là nơi mà chúng tôi đã gặp lại anh Đỗ Đức (lúc đó hình như công tác tại Nxb Văn hóa Dân tộc), một nhóm đông đảo văn nghệ sĩ một số nơi cùng đến đó dự lễ hội, vào năm 1997. Gặp lại, bởi vì đã từng gặp anh chỗ này chỗ kia, thường là khi dự lễ lạt vùng cao. Anh lúc nào cũng có sẵn máy ảnh và máy quay, có lẽ thiện nghệ với chụp ảnh ghi hình. Chắc bây giờ vẫn thế (đành đoán thôi, vì đã quá lâu không có điều kiện "tác nghiệp" cùng nữa).

30/08/2014

Nếu lúc đó chọn tên nước là Đại Hóa, có thể bây giờ Việt Nam đã khác

Từ lâu lâu, tôi cho chạy dần những entry liên quan đến quốc hiệu, hay là tên nước. Chắc là bắt đầu do ảnh hưởng của việc rục rịch nào đó bảo sẽ đổi tên nước hồi năm 2013, vẫn theo thông lệ là cho râm ran trên mặt báo trước. Rồi hình như cái rục rịch ấy đã bị ngưng lại, ngoắt cái, bảo: đổi đâu mà đổi. Cũng từ dạo đó, báo chí không còn, hay là không dám đề cập đến việc thay đổi quốc hiệu nữa.

Vấn đề là, có lúc, giới chóp bu đã từng bàn bạc là có nên hay không nên đổi tên nước là ĐẠI HÓA.

Chú ý là HÓA chứ không phải VIỆT.

23/01/2014

Một ngôi đình của người Việt trên đất Trung Hoa : Vẫn dáng dấp và lối nghĩ Việt

Ở giữa đất Trung Hoa, nhưng cái kiểu mái nhà, hình lưỡng long chầu nguyệt ở trên mái, các hàng cột quấn long, cho ta cảm nhận được phong khí Việt khá rõ ràng.

Có một ngôi đình như vậy, của người Việt (người Kinh) đang cư trú ở Trung Quốc, ở thời điểm hiện tại. Tổ tiên họ đã sang Trung Hoa từ trước thời mà Lê Quí Đôn đi sứ thiên triều.

Lê Quí Đôn đã nghe họ khóc, dĩ nhiên bằng tiếng Việt, trong một buổi chiều bảng lảng hoàng hôn. Hai bên bịn rịn khôn nguôi.

Ngôi đình