Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

11/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - ngày 9 - 11 tháng Tư (ngày mùng 1 - 3 tháng Ba ta)

Phủ Tây Hồ bây giờ là thời kì quản lí của bác Trương Công Hồi - là người kế nhiệm của cụ Trương Công Đức (cụ Đức đã quá cố gần đây, xem lại ở đây).

Theo lệ từ sau Đổi Mới, vào dịp tiệc Mẫu tháng Ba hàng năm, sẽ không có rước kiệu Mẫu như trước năm 1954. Nhà đền chỉ bày cỗ kiệu ở sân Phủ mà thôi - chúng tôi đã trình bày kĩ lưỡng về các nội dung này ở các bài viết từ sau năm 2008.

Bây giờ là cập nhật tình hình tiệc Mẫu tháng Ba năm nay, năm 2024. 

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

30/07/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)

Trên không gian mạng vừa rồi xuất hiện những ghi chép dạng nhật kí về cuộc sống giãn cách chống dịch ở Tp. Hồ Chí Minh, một số người đặt tiêu đề là "nhật kí phong thành".

Hà Nội thì từ ngày 24/7/2021 bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

19/02/2021

Lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, bởi Covid

Hôm nay, mùng 8 tháng Giêng, theo lệ thường, ở Phủ Tây Hồ từ sáng sớm có lễ thượng nguyên để mở đầu một năm mới.

Nhóm thầy cúng của pháp sư Nguyễn Hà Cân vẫn hành lễ như nhiều năm nay.

Vẫn thấy cụ cung văn lão thành Trọng Kha đã U100 tới đàn lễ. Nhưng năm nay cụ ngồi ở bên ngoài, chỉ để cánh trẻ hành lễ mà thôi. Dáng vẻ cụ vẫn rất tráng kiện.

Lần đầu tiên thấy một lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, không có bóng khách vãng lai bởi cửa đóng then cài từ lệnh cấm - mùa covid thứ hai.

11/02/2019

Phủ Tây Hồ nghẹt thở vào mùng 7 Tết (ngày đi làm đầu tiên)

Ngày đầu tiên đi làm sau một kì nghỉ Tết dài dài.

Rượu chúc Tết. Tiền lì xì. Lời chúc tụng. Không khí Tết vẫn lan tỏa. Tiết trời bỗng nhiên se se lạnh từ buổi trưa, rồi lất phất mưa bay (chả bù lại được kì Tết năm Hợi 2019 thì nóng như mùa hè, thường là trên dưới 30 độ).

Người Hà Nội vẫn tiếp tục đổ về Phủ Tây Hồ. Mùng 7 là trước lễ Thượng Nguyên một ngày (tức ngày mai, mùng 8 tháng Giêng).

28/10/2018

Vừa đi vừa đọc lại : 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ (từ thời là cán bộ Đoàn, chuyên xe đạp)

Đó là hồi tháng 3 năm 1993.

Vậy là đã 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ và làng Tây Hồ (bao gồm cả các làng xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá,...). 25 năm là tính cho tròn (1993-2018), chứ thực ra là hơn thế. 25 năm, rất nhanh qua đi, ấy là 1/4 của thế kỉ !

Ngày ấy, phương tiện chính để đi lại là xe đạp. Ăn cơm máng nhà bếp có chị Thường hay cho thêm miếng cháy (xem lại video ở đây), đọc sách thư viện Mễ Trì có bác Vần thủ thư tốt bụng (thường giữ cho một số tíc-kê để có chỗ ngồi), và đi thì là xe đạp mà về cơ bản thì không phanh và rất hay tuột xích ! Loại xe căng hải cũng là phương tiện phổ cập.

16/10/2018

Bức tranh hiện tại của quê hương Phật giáo : cứ 15 phút có một vụ xâm hại phụ nữ !

Lần trước, đã đưa hình ảnh hiện thực về đất nước Ấn Độ với hoạt động hành hương và làm từ thiện của nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ (Hà Nội, bên cạnh Phủ Tây Hồ). Xem lại ở đây.

Đất nước Ấn Độ với những điều khiến người ta sợ hãi. 

Đất nước đã khai sinh ra Phật giáo.

20/09/2018

Nhắc lại chuyện tìm di cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, và xét thưởng nhà ngoại cảm

Di cốt của nhiều cụ cách mạng vô sản "gộc" như Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên,... được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm. Rồi các nhà văn Nam Cao, Dương Thị Xuân Quý,... cũng thế.

Việc nhắc lại là mới đây, bởi tờ báo của Hội người cao tuổi Việt Nam.

03/03/2018

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào Rằm Tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018

Rằm tháng Giêng đầu tiên với người đại diện mới của ngôi phủ trung tâm ở Hà Nội sau Đổi Mới. Trong năm cũ, cụ đại diện của phủ trong khoảng 30 năm qua đã tạ thế, xem lại ở đây (tháng 10/2017). Người phó của cụ đã được bổ nhiệm thay thế sau tang lễ. Cụ là một đảng viên lão thành của làng Tây Hồ. Người kế nhiệm cụ cũng vốn là một chính trị viên kì cựu trong quân đội, cũng đã chấp tác tại phủ mấy chục năm nay sau khi phục viên về làng.

22/10/2017

Tiễn đưa cụ thủ nhang Trương Công Đức (1945-2017), người tái thiết Phủ Tây Hồ sau Đổi Mới

Sáng nay, ngày 22/10/2017, chúng tôi đã lên Phủ tiễn đưa cụ.

Năm 1945 là năm sinh giấy tờ. Trên thực tế, thì cụ thường nói với chúng tôi là sinh năm Nhâm Ngọ (1942). Các cụ đồng lứa trong làng Tây Hồ cũng nói tương tự. Bài vị chính thức trong tang lễ cũng ghi năm sinh là Nhâm Ngọ, hưởng thọ 75 tuổi.

Tang lễ được cử hành tại nhà khách Phủ Tây Hồ/đền Kim Ngưu. Mộ phần của cụ sẽ nằm trong khuôn viên vườn chùa Tây Hồ (Địa Linh tự/Phổ Linh tự). 

18/12/2016

Sư chùa làng Hà Nội đi thăm quê hương Phật tổ ở Ấn Độ

Ngôi chùa của làng. Tục gọi là "chùa Tây Hồ". Tức "chùa của làng Tây Hồ". Một ngôi chùa mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm qua - có thể tính từ 1992-1993, thời điểm du lãng ở khu vực đó, khi bằng xe máy 50 phân khối cùng thầy Vĩ, khi thì bằng xe đạp.

Một phần nhỏ kết quả của những lần du lãng khu vực làng Tây Hồ hồi đó đã được in vào năm 1995, trong sách chuyên khảo.

Các nhà sư ở chùa làng Tây Hồ từ mấy đời nay là ni sư (sư nữ).

21/05/2016